K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2016

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa từ Bắc xuống Nam

Các kiểu khí hậu: hàn đới; ông đới; nhiệt đới

Phân hóa từ Đông sang Tây

Phía Đông ảnh hưởng của biển; mưa nhiều

Phía Tây Khí hậu lục địa mưa ít

Do ảnh hưởng của hai miền địa hình núi già phía đông và núi trẻ phía tây

Ngoài ra còn có sự phân hóa theo độ caobanh

19 tháng 3 2016

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:

- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)

- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.

- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.

+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.

+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.

19 tháng 3 2016

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa từ Bắc xuống Nam 

Có 3 kiểu khí hậu: hàn đới ôn đới nhiệt đới

Phân hóa từ Đông sang Tây

Phía đông chịu ảnh hưởng của biển;mưa nhiều

Phía Tây khí hậu lục địa mưa ít

Do ảnh hưởng của 2 miền địa hình núi già phía Đông và núi trẻ phía Tây

Ngoài ra còn có sự phân hóa theo độ cao

19 tháng 3 2016

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:

- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)

- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.

- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.

+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.

+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.

tick nha duong huu quy anh

27 tháng 4 2016

Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:

b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.

c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ
- Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.
- Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp

25 tháng 4 2016

???

bạn muốn hói gì ??

@@

25 tháng 4 2016

ien vao cho cham

 

18 tháng 4 2016

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43):

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248):

Là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II - III. Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hóa dân tộc ta.

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ, phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8.000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Bà Triệu Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542)

Giữa thế kỷ VI, phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí dẫn tới thành lập nước Vạn Xuân. Lý Bí quê ở Long Hưng, tỉnh Thái Bình. Mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra và không đầy 3 tháng đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Mùa xuân năm 544 Lý Bí tuyên bố thành lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam đế (vua nước Nam). Ít năm sau, cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý Nam Đế thất bại, ông bị bệnh mất tháng 4-548.

- Khởi nghĩa Triệu Quang Phục (548 - 571)

Triệu Quang Phục là con một tù trưởng, quê ở Hưng Yên hiện nay, được Lý Bí (Lý Nam Đế) trao quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân nhà Lương. Ông lập căn cứ kháng chiến tại vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tiêu hao sinh lực địch. Năm 550, nghĩa quân đã giết được tướng giặc là Dương San, chiếm thành Long Biên.

Ngày 13-4-548, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xung hiệu là Triệu Việt Vương.

Năm 571, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử phản bội, thua chạy và tuẫn tiết ở cửa biển Đại Nha.

- Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)

Lý Tự Tiên đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn vào năm 687 chống ách đô hộ của nhà Đường. Lý Tự Tiên hy sinh, nhưng các cộng sự của ông như Đinh Kiến, Tư Thân vẫn tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân vây phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Viện binh của nhà Đường đàn áp dã man, nghĩa quân tan vỡ.

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)

Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh (có sách chép ở Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh sau theo mẹ đến sống ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Năm 722 ông kêu gọi những người dân phu nổi dậy chống lại ách thống trị của nhà Đường. Nhân dân khắp các châu Hoan, Ái, Diễn (Thanh - Nghệ - Tĩnh) tụ tập dưới lá cờ khởi nghĩa, buộc tên trùm đô hộ Quang Sở Khanh tháo chạy về nước. Đất nước được giải phóng, Mai Thúc Loan xưng đế và đóng đô ở thành Vạn An. Sử gọi ông là Mai Hắc Đế.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791)

Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (ThanhHóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

- Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938):

Ngô Quyền sinh năm 897 ở đất Đường Lâm, Ba Vì, Hà Tây, cùng quê với Phùng Hưng, là Tùy tướng đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, ông dấy binh giết tên bán nước này và tổ chức kháng chiến chống đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy.

Tháng 11-938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, giết Hoàng Thao, đánh tan quân xâm lược (sử gọi đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất).

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vua (Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội) mở đầu giai đoạn tự chủ lâu dài của nước ta. Ông mất năm 944.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn (981):

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiên Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 979, ông và con ông bị kẻ gian sát hại.

Nhân cơ hội này, nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Trước họangoại xâm, thập đạo tướng quân Lê Hoàn được trao ngôi vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, sử gọi là triều Tiền Lê. Đầu năm 981 quân Tống theo hai đườngthủy, bộ tiến quân vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập của dân tộc.

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời nhà Lý (1077)

Năm 1075 nhà Tống âm mưu khởi binh xâm lược nước ta một lần nữa. Với cương vị Phù quốc Thái úy nắm tất cả binh quyền trong triều nhà Lý, Lý Thường Kiệt trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Độc lập chủ quyền và lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững. Trong khoảng 200 năm sau nhà Tống không dám mang quân xâm lược nước ta. Năm 1164 nhà Tống phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập.

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1257)

Vào thời Trần, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh triều Trần nổi bật là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Âm mưu xâm lược Đại Việt của đế quốc Nguyên - Mông bị đánh bại. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã để lại nhiều bài học quí giá về tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.

- Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1285)

Vua Trần Nhân Tông giao trọng trách tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến cho Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn. Cuối tháng 1-1285 các mũi tiến công của quân Nguyên - Mông vượt qua biên giới vào nước ta. Tháng 5-1285 cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn phản công. Sau hai tháng chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta, cuối tháng 6-1285, khoảng nửa triệu quân xâm lược đã bị quét sạch. Thắng lợi vang dội ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết đã được ghi vào lịch sử như những chiến công chói lọi mãi mãi làm nức lòng nhân dân ta.

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1287)

Hai lần xâm lược Đại Việt đều bị đánh bại. Hốt Tất Liệt bãi bỏ kế hoạch tấn công Nhật Bản, dồn lực lượng xâm lược nước ta. Tháng 12-1287 quân Nguyên - Mông từ ba hướng tiến vào nước ta. Chiến thắng Vân Đồn do Trần Khánh Dư chỉ huy đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền tải lương của địch, làm thất bại ngay từ đầu âm mưu và kế hoạch xâm lược của chúng. Cuộc phản công chiến lược và chiến thắng lịch sử Bạch Đằng đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ ba của kẻ thù.

Như vậy, trong vòng 30 năm (1258 - 1288) dân tộc ta đã ba lần đương đầu và đánh thắng đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông khét tiếng hùng mạnh.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới triều Hồ (1400 - 1407)

Nhà Minh đã lợi dụng sự suy yếu của vương triều Trần tiến hành hoạt động do thám khiêu khích. Ngày 19-11-1406 quân Minh vượt biên giới tiến vào nước ta. Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo thất bại nhanh chóng (sau 6 tháng).

- Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Năm 1416 tại núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu làm lễ tuyên thệ nguyện một lòng sống chết vì sự nghiệp đuổi giặc cứu nước. Lễ tuyên thệ đó đặt cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Ngày 07-2-1418 Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân nổi lên đuổi giặc cứu nước.

Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, xây dựng căn cứ địa, mở rộng khu vực giải phóng. Chỉ trong hơn 1 năm, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khu vực giải phóng được mở rộng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Lực lượng của nghĩa quân hùng mạnh có hàng vạn quân cả bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh.

Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, quy mô trên cả nước. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân tiếp viện của nhà Minh, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường.

- Phong trào Tây Sơn và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, quân xâm lược Mãn Thanh thắng lợi (1771 - 1784)

Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo. Với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm. Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi ở các tỉnh phía Nam và sau đó phát triển ra Đàng Ngoài, diệt Trịnh thống nhất Tổ quốc. Lấy cớ đáp ứng cầu viện của Lê Chiêu Thống, quân Thanh kéo đại binh xâm lược nước ta.

Mùa Xuân Kỷ Dậu - 1789, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long, giải phóng Tổ quốc. Đây là chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Còn nữa ^.^

16 tháng 4 2016

a/ - Bức thư nêu lên được tầm quan trọng, ý nghĩ của đất, môi trường đối với đời sống con người

- Giỏi được ý thức về yêu quý đất đai, bảo vệ môi trường đối với người đọc

b/ Đồng ý với suy nghĩ trên 

Vì con người có quan hệ mật thiết với đất. Đất là mẹ, con người là con của mẹ đất.

Dẫn chứng:

+ Động vật: con người bị thiệt hại: nhà của , tài sản,...

+ Đất bạc màu khiến con người khó sản xuất

3 tháng 4 2016

de cua ban giong cua minh ghe nha

20 tháng 4 2016

“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là một truyện ngắn có tính chất châm biếm sâu cay. Nội dung tư tưởng của câu chuyên được người đọc hình dung trọn vẹn khi chúng ta chứng kiến toàn bộ cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Trong cuộc chạm trán ấy, Nguyễn Ái Quốc đã để cho Phan Bội Châu hoàn toàn im lặng. Thế nhưng sự im lặng ấy chẳng những đã thể hiện được bản lĩnh và nhân cách của nhà cách mạng mà còn làm cho Va-ren sửng sốt cả người.

Đọc xong câu chuyện quả thực mới đầu chúng ta cũng cảm thấy ngạc nhiên bởi không hiểu vì sao Nguyễn Ái Quốc lại không để Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt kẻ thù mà chỉ im lặng với nụ cười ruồi thoáng qua kín đáo và vô hình trên khuôn mặt. Thế nhưng đọc lại câu chuyện nhiều lần chúng ta mối thấy cách ứng xử kia là hoàn toàn có lý.

Phan Bội Châu im lặng thế nhưng sự im lăng ấy lại là câu trả lời kiên quyết nhất. Câu trả lời ấy chứa đựng tất cả sự coi thường và khinh bỉ của Phan Bội Châu với một tên phản đẳng. Với những người như kiểu Va-ren “con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng loại đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình” thì chẳng có điều gì cần nói. Cái nhân cách ấy hiện diện trước mặt nhà cách mạng mới xấu xa bỉ ổi làm sao. Bởi trước mặt hắn rõ ràng là một sự khác biệt vô cùng lớn, một con người đã “hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình" một nhân cách sáng ngời và cao khiết biết bao.

Như vậy, ở một khía cạnh, sự im lặng của Phan Bội Châu thực sự là một câu trả lời thích đáng khiến Va-ren vừa phải xấu hổ lại vừa phải cảm thấy bực mình, ở trong hoàn cảnh ấy, càng tự đối thoại, càng để lộ ra cái thủ đoạn xảo quyệt, xấu xa. Và như vậy, hóa ra Va-ren lại đang tự phơi bày tất cả cái bản chất của mình.

Sự im lặng và cái nụ cười thoáng qua kín đáo, vô hình của Phan Bội Châu còn thể hiện cái tầm hiểu biết và cái bản lĩnh cứng cỏi của nhà cách mạng. Bởi cuộc đời sóng gió phong ba đã giúp Phan Bội Châu hiểu rằng những lời hứa ngon ngọt của kẻ quyền cao chức trọng đang hiện diện trước mặt ông kia chỉ là những lời hứa phỉnh. Bọn cầm quyền và bọn xâm lược không bao giờ chịu từ bỏ những mục đích xấu xa, tàn ác. Và vì thế cuộc chiến đấu của chúng ta không bao giờ được phép ảo tưởng ngây thơ.

Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc thường rất giàu trí tuệ. Vì thế mà ý nghĩa của nó cũng thường rất thâm thuý, sâu xa. ở truyện ngắn này, với một tình huống độc đáo và sắc sảo, với một giọng văn đả kích châm biếm đầy khinh bỉ và với một lối viết ngắn gọn, tài hoa, Nguyễn Ái Quốc đã biến những trang văn của mình thành một lời gươm sắc sảo chống thực dân. Đồng thời những trang văn ấy cũng ngợi ca phẩm chất, nhân cách và bản lĩnh cao đẹp của Phan Bội Châu – nhà cách mạng ưu tú của dân tộc những năm đầu thế kỷ.

Chúc bạn học tốt!hihi

25 tháng 4 2016

thanks bảo

24 tháng 4 2016

Bài này bạn nên chia TB thành 2 đoạn chính và 1 đoạn nói về nụ cười vĩ đại

Sau đây là 1 bài mẫu mong bạn tham khảo:

Truyện ngắn "Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu" ra đời năm 1925 ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc và giải về Hỏa Lò để xử án. Đây là một truyện ngắn rất độc đáo và tinh tế của Nguyễn Ái Quốc nhằm vạch trần bộ mặt và bản chất xấu xa, đen tối của viên toàn quyền Đông Dương, đồng thời ca ngợi tinh thần và ý chí hiên ngang, bất khuất của nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu.

Mở đầu truyện, Nguyễn Ái Quốc cho người đọc biết viên toàn quyền Đông Dương "nửa chính thức" hứa sẽ "chăm sóc" Phan Bội Châu. Hắn đang trên đường đến Việt Nam để thực hiện "lời hứa" đó. Nhưng từ lúc hắn hứa đến khi hắn sang Việt Nam mất đến bốn tuần. Có hai câu hỏi được đặt ra ở đây đó là: Tại sao lời hứa của hắn lại "nửa chính thức"? Tại sao lại đến tận bốn tuần trong khi cụ Phan Bội Châu lại đang ở trong tù? Rõ ràng đã có sự mâu thuẫn giữa lời nói và cách hắn thực hiện lời nói của mình. Chỉ bấy nhiêu thôi nhưng dưới ngòi bút tài tình và cách diễn đạt thâm thúy của Nguyễn Ái Quốc, trò lố lăng bẩn thỉu của Va-ren đã sớm bộc lộ. Rõ ràng lời hứa suông của hắn chỉ để trấn an, đối phó với dư luận đang xôn xao cả ở Pháp lần Việt Nam. Hơn nữa, hắn vừa đang mới nhận chức, hắn phải làm một điều gì đó để tỏ rõ sự "hào hiệp", "độ lượng" của mình đối với nhà cách mạng được hàng vạn người kính mến. Cho nên, với cách nói đầy châm biếm của tác giả, bước đầu Va-ren hiện ra chẳng mấy tốt đẹp, chẳng đáng tin tưởng. Tuy nhiên, chỉ đến khi gặp Phan Bội Châu, hắn mới hiện nguyên hình là một con cáo già xấu xa, bẩn thỉu. "Tôi đem tự do đến cho ông đây!" - "tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu". Đem tự do đến cho người khác mà như thế ư? Đã thế, hắn lại tiếp tục dùng lời lẽ của một kẻ hèn hạ để giả vờ ca tụng, kính trọng Phan Bội Châu. Nhưng những lời nói tiếp theo của hắn để lộ hoàn toàn bản chất xấu xa, dơ bẩn của hắn: "Chúng ta có thể cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một xứ tự trị...". Những lời nói của hắn nghe mới thật "êm tai", "dễ chịu" làm sao! Một quốc gia tân tiến ư? Bọn chúng đã vơ vét, cướp bóc hết của cải, tài nguyên thiên nhiên và cả sức lực của nhân dân ta. Quốc gia tự trị ư? Chúng đàn áp, đánh đập, hành dạ dã man người Việt. Vậy mà những lời nói ấy vẫn có thể tuôn ra từ miệng một tên quan đứng đầu xứ Đông Dương này. Rõ ràng, đây chỉ là trò bịp bợm, mị dân. Hắn thật quá tầm thường khi nghĩ rằng có thể thuyết phục nhà cách mạng tài ba của chúng ta bằng những lời lẽ đó.

Đã thế, hắn lại còn tự vạch trần bản chất xấu xa, hèn hạ của mình khi tự nhận là kẻ quay lưng, trở mặt phản bội lại Đảng xã hội Pháp. Hắn cho rằng như thế là thông minh, sáng suốt. Hắn lấy dẫn chứng là những kẻ phản bội như hắn để thuyết phục Phan Bội Châu. Đây đúng là một kẻ "mặt dày mày dạn", trơ trẽn, đã không biết nhục về hành động phản bội của mình lại còn vỗ ngực xưng danh. Một kẻ bẩn thỉu, trơ tráo như hắn có đáng để Phan Bội Châu phải lưu tâm. Lời nói của hắn chỉ như "nước đổ lá khoai" đối với Phan Bội Châu. Trong khi tên Va-ren thao thao bất tuyệt ca tụng bản thân, ca tụng những kẻ phản bội, ca tụng những "lí tưởng" đen tối của hắn thì nhà cách mạng của chúng ta chỉ im lặng, dửng dưng như không hề nghe thấy. Thái độ im lặng của cụ thể hiện sự khinh bỉ, coi thường con người đang đứng trước mặt mình. Chính thái độ dửng dưng đã làm cho Va-ren "sửng sốt cả người". Hắn không hiểu tại sao những lời lẽ đường mật của hắn lại không thể làm lay động Phan Bội Châu. Cũng phải thôi, hai con người này với hai lí tưởng đối lập nhau, một bên với lí tưởng cách mạng cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh vì độc lập tự do cho nhân dân, của đất nước; một bên với "lí tưởng" tầm thường, đen tối, tất cả chỉ vì lợi ích riêng tư của bản thân. Với tư tưởng và suy nghĩ tầm thường, nhỏ bé như vậy, Va-ren sao hiểu được tâm hồn và suy nghĩ của Phan Bội Châu. Hắn không thể nào hiểu được vì sao con người ấy lại sẵn sàng hi sinh cả gia đình và của cải để sống xa lìa quê hương nhằm tìm mọi cách để giành lại tự do cho dân tộc.

Cuối truyện, tác giả đã để cho anh lính An Nam quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép của Phan Bội Châu nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay. Cái mỉm cười "kín đáo", "vô hình", "như cánh ruồi lướt qua" ấy đã bộc lộ con người hiên ngang, bất khuất và thái độ mỉa mai, ngạo nghễ của Phan Bội Châu.

Bằng ngòi bút tài ba, sinh động và sức kể chuyện cuốn hút, hấp dẫn, thông qua Phan Bội Châu, tác giả đã giúp người đọc vạch trần bộ mặt xấu xa, lố bịch của viên toàn quyền Đông Dương. Đồng thời qua đó, Nguyễn Ái Quốc muốn ca ngợi tinh thần và ý chí sắt đá cùng tính cách hiên ngang, bất khuất của vị chiến sĩ cách mạng lão thành.

24 tháng 4 2016

dàn ý nha bkkk

 

23 tháng 12 2016

Sáng sớm, vườn cây hiện lên với một vẻ đẹp lạ thường. Những chị Hồng hãnh diện khoe mình trong nắng sớm. Những chị Cúc đang còn ngái ngủ cũng chợt bừng tỉnh , xòe những cánh hoa bé nhỏ đón lấy những giọt sương sớm. Những anh Chích Chòe thích thú nhảy nhót và cùng tấu lên những bản nhạc vui nhộn làm cả khu vườn như bừng tỉnh trong nắng sớm. Vườn cây chưa bao giờ đẹp đến vậy.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

21 tháng 9 2017

bnnvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvfdgfdgdgdfgdfgd