K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2016

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

29 tháng 4 2017

2. Địa hình : là vùng cao nguyên băng khổng lồ , độ cao TB>2000m

3. câu này khá là dễ nên chỉ gợi ý thôi : dưới lớp băng dày có nhiều khoáng sản........

( mấy câu khác hok lâu quên gần hết rồi , sorry)

6. Đặc điểm đô thị hóa ở Châu Âu:

-Năm 2001 < 730 triệu người

- Tỉ lệ ra tăng con số tự nhiên rất thấp : 0,1%, dân cư châu Âu đag già đi
- Phân bố ko đều :+ Đông ở đồng bằng ven biển , các thung lũng .

+ Thưa: phía Bắc vùng núi

- Tỉ lệ dân thành thị cao> 75%,có \(\dfrac{3}{4}\)dân sống trong đô thị

- Đo thị hóa nông thôn phát triển

- Mức độ đô thị hóa cao

7.Dựa vào câu 6 mà trả lời

12 tháng 4 2017

Câu 2 :

Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về tôn giáo , ngôn ngữ và văn hoá.

13 tháng 5 2017

1.Sự tan băng ở châu Nam Cực có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người trên Trái đất? Liên hệ ở địa phương em?

- Sự tan băng ở châu Nam Cực gây ra những hậu quả đối với đời sống con người là:

+ Làm mực nước đại dương dâng cao, gây ra lũ lụt, nhấn chìm các vùng ven biển.

+ Khi băng bị vỡ ra, tạo thành các núi băng trôi trên biển, gây nguy hiểm cho tàu bè qua lại.

- Ở địa phương em, do không phải là vùng ven biển, nên ít chịu ảnh hưởng của sự tan băng ở châu Nam Cực.

12 tháng 5 2017

Vì châu Mỹ trước kia có người Et-xki-mô và người Anh điêng sinh sống. sau đó, khi các nước tư bản phát triển họ cần thêm nguyên liệu nên có nhiều cuộc phát kiến địa lý mới. Sau khi Cô lôm bô tìm ra châu Mỹ, dân châu âu di cư sang ngoài ra họ còn đưa người Câu Phi sang làm nô lệ nên xuất hiện người lai nên châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng

12 tháng 5 2017

* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2. Sự phân bố dân cư :
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
* Khác:
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
3. Quá trình đô thị hóa : Qúa trình đô thị hóa ở trung Mĩ và Nam Mĩ xảy ra khi kinh tế chưa phát triển, Còn ở Bắc Mĩ thì quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa

21 tháng 10 2016

- thưa dân : Đông Nam Á, Đông Nam bra-xin, Tây Âu, Trung Đông, Tây Phi.

- đông dân: Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Á.- Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phân bố dân cư không đều và thay đổi theo thời gian: Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn, còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều trên thế giới và thay đổi theo thời gian.
28 tháng 12 2016

Ở những nơi khắc nghiệt, con người có thể sống ở mọi nơi trên Trái Đất vì nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện nay mà có thể sống ở mọi nơi.

28 tháng 12 2016

đúng rùi đó

11 tháng 4 2021

Câu 1:

Ý 1:

Đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực địa hình:+ Phía tây:   - Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.+ Ở giữa :   - Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.   - Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi). + Phía đông :   - Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrado và dãy núi cổ Apalat độ cao trung bình dưới 1500 mét.Ý 2:— Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Câu 2:

Ý 1:

– Sự bất hợp lí :
+ Các đại điền trang chỉ chiếm 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
+ Phần lớn nông dán lại không có ruộng, phải đi làm thuê.
 - Hậu quả : ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. Trong khi xuất khẩu các nông sản nhiệt đới nhưng lại phải nhập lương thực.

Ý 2:

- Sự bất hợp lý trong chế độ quản lí ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ đã kìm hãm sự phát triển trong nông nghiệp nơi đây.

- Vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ, còn các đại điền chủ sở hữu một diện tích rộng lớn đất đai, nhưng sản xuất theo lối quảng canh nên năng suất thấp. 

 

 

Câu 1:

a,

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

b,

C1. 

*Giống nhau :

 - Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

* Khác nhau :

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

30 tháng 3 2021

tham khảo

Vì châu Đại Dương nằm trên chí tuyến Nam

=> Mang khí hậu khô, ít mưa

Và phía Tây lại có dòng biển lạnh chảy qua đem theo khí hậu hanh khô.

Nhưng điều thuận lợi hơn là ở phía Đông có dòng biển nóng chảy qua đem theo không khí mát mẻ về hè, ấm áp về đông, thuận lợi để phát triền các ngành kinh tế khác nhau : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ...

=> Dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía Đông và Đông nam Ô-xtrây-li-a, ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê

Câu 16: Vì sao châu Nam cực còn được gọi là '' cực lạnh'' và ''cực gió'' của trái đất? Câu 17; Khối băng vùng Nam cực có xu hướng thay đổi như thế nào? Câu 18: Nguyên nhân đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu đại dương được gọi là '' thiên đàng xanh '' giữa thái bình dương là gì? Câu 19: Nhiệt đọ thấp nhất ở châu nam cực mà các nhà khoa học đã đo được...
Đọc tiếp

Câu 16: Vì sao châu Nam cực còn được gọi là '' cực lạnh'' và ''cực gió'' của trái đất?

Câu 17; Khối băng vùng Nam cực có xu hướng thay đổi như thế nào?

Câu 18: Nguyên nhân đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu đại dương được gọi là '' thiên đàng xanh '' giữa thái bình dương là gì?

Câu 19: Nhiệt đọ thấp nhất ở châu nam cực mà các nhà khoa học đã đo được là?

Câu 20: lĩnh vực dịch vụ nào ở châu âu rất phát triển?

Câu 21: Ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong tất cả các nước ở Châu đại dương là ngành nào?

Câu 22: Châu Âu ngăn cách với châu á bởi dãy núi nào?

Câu 23: Bán đảo nào của Châu Âu không nằm trong vùng biển địa trung hải?

Câu 24: Nước nào ở Châu Âu cho đến nay vẫn chủ trương giữ vị trí độc lập, đứng ngoài các tổ chức kinh tế, quân sự, chính trị trên thế giới?

Câu 25: Nước nào ở Châu Âu đã rời khỏi liên minh châu âu EU?

Câu 26: Châu Âu có mật độ dân số như thế nào?

Câu 27: Những bán đảo nào của châu âu nằm trong vùng biển địa trung hải?

Câu 28: Dãy núi nào cao nhất châu âu?

Câu 29: Nước pháp nằm trong kiểu môi trường khí hậu nào?

Câu 30: Thẳm thực vật nào có diện tích lớn nhất châu âu?

0
18 tháng 5 2017

- Thiên nhiên Châu Âu chịu nhiều ảnh hưởng của biển là vì:

+ Châu Âu có ba mặt giáp với biển và đại dương;

+ Đường bờ biển bị cắt xe mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo thành những bán đảo, vịnh,...

- Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các khu vực ven biển.

Vì miền ven biển là nơi tiếp nhận gió từ biển hay các dòng biển nóng, dòng biển lạnh,... Còn sâu trong lục địa sẽ chịu ảnh hưởng từ biển ít hơn.

Chúc bạn học tốt!ok

18 tháng 5 2017

Thankshihi