K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4

Bài của bạn này:

Trong xã hội hiện đại, quan niệm "việc nhà là của phụ nữ" đang dần lỗi thời và nhận phải nhiều ý kiến phản bác. Việc gán ghép trách nhiệm chăm sóc nhà cửa, nấu nướng, dọn dẹp cho phụ nữ là một tư tưởng sai lầm, bất công và cần được thay đổi.

Thứ nhất, quan niệm này xuất phát từ định kiến về vai trò giới lỗi thời. Theo đó, phụ nữ được xem là "phái yếu", cần ở nhà lo việc nội trợ, vun vén gia đình, trong khi đàn ông là "phái mạnh", gánh vác trách nhiệm kiếm tiền, lo toan bên ngoài. Tuy nhiên, quan niệm này đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại, nơi phụ nữ ngày càng khẳng định bản thân, tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống và có khả năng tài chính không thua kém đàn ông.

Thứ hai, việc nhà không hề đơn giản và tốn kém nhiều thời gian, công sức. Để chăm sóc tốt cho một gia đình, người phụ nữ phải đảm đương vô số công việc, từ nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc con cái đến việc lo toan các khoản chi tiêu. Đây là những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo và tốn nhiều thời gian, sức lực. Gánh nặng việc nhà khiến phụ nữ không có thời gian cho bản thân, cho công việc và cho các hoạt động xã hội khác.

Thứ ba, việc gán ghép trách nhiệm việc nhà cho phụ nữ là bất công và thiếu sự chia sẻ. Gia đình là tổ chức chung của cả vợ và chồng, do đó việc nhà cũng cần được chia sẻ đồng đều giữa hai người. Cả hai vợ chồng đều có trách nhiệm vun vén, chăm sóc tổ ấm của mình. Việc phân chia công việc nhà một cách hợp lý sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện để họ phát triển bản thân và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội.

Hơn nữa, việc nhà cũng có thể được chia sẻ bởi các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là con cái. Khi con cái trưởng thành, chúng cũng có thể phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, góp phần xây dựng tổ ấm chung. Việc cùng nhau làm việc nhà sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo nên bầu không khí đầm ấm và hạnh phúc.

Cuối cùng, xã hội hiện đại đã có nhiều thiết bị, dịch vụ giúp việc nhà trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, như máy giặt, máy hút bụi, máy rửa chén, dịch vụ giúp việc nhà... Việc sử dụng các thiết bị và dịch vụ này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho phụ nữ, tạo điều kiện để họ dành thời gian cho bản thân và cho những hoạt động quan trọng khác.

Việc nhà không chỉ là của phụ nữ. Đây là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Cần thay đổi quan niệm lỗi thời về vai trò giới, đồng thời chia sẻ công việc nhà một cách hợp lý để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển bản thân và có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Nãy máy mik lỗi hơi lâu thông cảm nha

 

 

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”a. Đoạn văn trên có nội dung gì?c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả...
Đọc tiếp

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”

a. Đoạn văn trên có nội dung gì?

c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm biết bao điều về Hồ Chủ tịch.” Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu trong đoạn có sử dụng ít nhất 2 loại trạng ngữ (gạch chân, chỉ rõ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

d. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng có những câu thơ thật hay viết về tình cảm thương yêu mà Bác dành cho những người đi phục vụ mặt trận. Em hãy cho biết tên bài thơ, tên tác giả.

2
12 tháng 4 2020

d) bài đêm nay Bác ko ngủ  của  Minh Huệ

em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^

25 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.

2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được  nghị quyết này,  “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.

8 tháng 2 2018

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

22 tháng 12 2023

skibidi toa lét

22 tháng 12 2023

aaaaaaaaaa yamete kudasaiii

Em không đồng ý với ý kiến trên bởi người ta hay nói "nét chữ nết người". Luyện chữ đẹp còn là một cách rèn tư duy về sự cẩn thận, chỉnh chu. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chia sẻ: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc của mình”. Dù có trong thời đại nào, chữ viết vẫn luôn có một vị trí không thể thay thế được. Nó mang cá tính sáng tạo của mỗi cá nhân và cả hồn cốt dân tộc trong từng nét chữ...

6 tháng 3 2023

giúp mình với ạ

 

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha: 

   Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

16 tháng 10 2021

Cảm ơn