K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2017

- Khúc Thừa Dụ (trị vì 905 -907 ) được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.

- Dương Đình Nghệ

+ Ông đã gây dựng tổ chức chình trị bí mật .

+ Ông chống trả kiên cường trước sự xâm lăng của quân địch .

+ Ông hoạt động uyển chuyển, trước hết làm tha hóa người Hán cai trị (Lí Tiến thụ kì lộ), khiến bộ phận chính quyền ở Giao Châu không liên hệ với trung ương Trung Quốc (bất dĩ văn), sau đó đánh đuổi khỏi lãnh thổ bọn người này

+ Ông đã sáng tạo được một hình thức chính quyền chuyển tiếp: chưa phải là một quốc gia nhưng hoàn toàn do người Việt dựng nên và tự mình quản lí, khước từ mọi sự can thiệp từ bên ngoài .

8 tháng 5 2022

Tham khảo

1m52

- Công lao của Khúc Thừa Dụ:

+ Lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ cho người Việt.

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

- Công lao của Dương Đình Nghệ:

+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, khôi phục lại nền tự chủ của nước nhà.

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

- Công lao của Ngô Quyền:

+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán.

+ Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc; mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

8 tháng 5 2022

Refer:

Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc. Các trận chiến của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ tạo tiền đề vững chắc cho tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán lần hai, mở đầu nền độc lập cho dân tộc.

18 tháng 4 2016

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (ThanhHóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

Tham Khảo

Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc.

25 tháng 3 2022

Tham khảo vào đi

6 tháng 5 2021
Nhà Đường mất ngôi năm Đinh Mão (907) và kế tiếp nhà Đường là đời Ngũ Quý. Nước Tàu lại một phen chia năm sẻ bảy như biết bao lần trước. Nếu trước thời Đông Hán có loạn Tam quốc (Ngô, Nguỵ, Thục tranh hùng), giờ đây là Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu gây cuộc biến loạn để nắm cái ngôi chúa tể Trung Quốc. Đó là bọn Ngũ Quý hay là đời Ngũ Quý, Ngũ Đại, chẳng nhà nào mạnh hẳn và được lâu bền. Mỗi nhà đứng vững được năm ba năm rồi bị đào thải. Dân Trung Hoa bị lửa loạn bùng cháy liên miên trên nửa thế kỷ. Dân Giao Châu tất nhiên không bỏ lỡ cơ hội. Khi Đường triều bắt đầu nghiêng đổ, uy quyền trung ương không thấu mạnh ra ngoài bờ cõi thì một người dân Giao Châu là ông Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (thuộc địa hạt Ning Giang, tỉnh Hải Dương) đứng lên chiếm đoạt lấy guồng máy chính quyền ở đây. Ông vốn là một nhà hào phú, phóng túng, đạo đức nên nhân dân kính phục. Nhà Đường (năm 906) rất khôn ngoan liền cử ông lên làm Tiết Độ Sứ (sau phong thêm làm Đồng Bình Chương Sự) thay Tăng Cổnbỏ thành trốn về Tàu để yên dân. Sự thực, nếu nhà Đường được vững vàng yên tĩnh như thuở nào, người ta đâu có dại phó thác vận mệnh một thuộc quốc vào tay một người bản xứ, nhất là người đó lại được nhân tâm nhiệt liệt quy phục, và có tinh thần độc lập. Chẳng qua thế thẳng thừng và là một cách hòa hoãn với nghịch cảnh mà người ta phải đấy con thuyền chính trị thuận theo chiều gió. Năm sau Đường bị diệt hẳn đến nhà Hậu Lương kế tiếp, người ta cũng để ý ngay vấn đề Giao Châu – Lưu An được phong làm Nam Bình Vương kiêm Quảng Châu Tiết Độ Sứ với dự định đem quân đội sang Giao Châu một khi có cơ hội thuận tiện. Ông Khúc Thừa Dụ ở địa vị chưa được một năm thì qua đời trao lại cho con là Khúc Hạo cái sứ mạng nặng nề của ông là tiếp tục giữ gìn đất nước và chống xâm lăng.Khúc Thừa Dụ - Dương Đình Nghệ dựng nền độc lập Khúc Hạo là một người kế nghiệp rất xứng đáng và là mọt nhà chính trị có tài. Ông sửa sang nền hành chính, đặt các quan lại thế vào bọn tay sai của ngoại quốc trước đây, mở mang cả phủ, châu, xã, sửa soạn đường lối giao thông, chia nước ra thành từng xứ, lộ, phủ đặt chức lệnh trưởng và tá lệnh trưởng, biên tên làng, quận và làm sổ hộ tịch. Việc thuế má được chia đều, chính trị khoan nhân giản dị, dân nhờ ơn ông “mà sống lại” (Khâm Định Việt Sử Tiền Biên). Do tình trạng Giao Châu được thịnh đạt nên quân nhà Lương mặc dầu có ý định tái chiếm xứ này nhưng vẫn chưa dám bước dân vào biên giới của chúng ta. Trong lúc này ông Khúc Hạo phái con là Khúc Thừa Mỹ sang Quảng Châu, bề ngoài là đi việc sứ bộnhưng bề trong là dò xét tình ý và thực lực của họ Lưu. Sự phục tòng nhà Lương bấy giờ chỉ là về hình thức mà thôi.Khúc Thừa Dụ - Dương Đình Nghệ dựng nền độc lập Lưu An đóng phủ trị ở Quảng Châu được 4 năm thì mất. Em là Lưu Cung được lên thay nhưng sau có điều bất mãn với triều Lương (Hậu Lương) Lưu Cung tuyên bố biệt lập và xưng đế, lấy quốc hiệu là Đại Việt. Sau này (năm Đinh Sửu 917) Lưu Cung lại đổi quốc hiệu ra Nam Hán. Năm Đinh Sửu (917) ông Khúc Hạo mất. Nhà Lương giao chức Tiết Độ Sứ cho Khúc Thừa Mỹ là con ông. Trong giai đoạn này ta nhận xét nhà Lương không mạnh nên phải chịu để người Giao Châu giữ đất Giao Châu và khoanh tay nhìn sự biệt lập của dòng họ Lưu trên mảnh đất miền Nam Trung Quốc. Theo Trần Trọng Kim, Nam Hán thấy Giao Châu giao hảo với nhà Lương có ý bất bình, sau Nam Hán đem quân sang đánh Khúc Thừa Mỹ. Thiết tưởng đây không phải là cái cớ vững chắc. Việc xâm lăng của Nam Hán vào Giao Châu chỉ do ý muốn gồm thâu Giao Châu vào lãnh thổ của mình nghĩ là do ý chí đếquốc chớ đâu có phải do một chuyện hờn giận về tình cảm. Năm Quí Mùi (923) quân Nam Hán thắng trận. Khúc Thừa Mỹ bị bắt, sau được thả về. Bàn về sự nghiệp của ba đời họ Khúc tiên Chú, trung Chúa và hậu Chúa, sử thần Ngô Sĩ Liên cho rằng nước Nam ta nảy nầm tự trị từ ba đời họ Khúc tuy chưa xưng Đế, xưng Vương. Mọi công cuộc cải cách chính trị của họ Khúc đã tỏ được sự trưởng thành về chính trị của chúng ta và đáng làm gương cho đời sau. Từ bấy giờ trở đi đến họ Đinh nhất thống nước Đại Cồ Việt hơn 60 năm nay (906 – 967) dân Nam thoát vòng lao lung của người Tàu… Lời bàn ấy xét ra rất đích đáng. Tướng Nam Hán là Lý Khắc Chính được ở lại chiếm đóng Giao Châu, Lý Tiến giữ chức thứ sử, nhưng chính quyền của Nam Hán cũng không được lâu bền. Tám năm sau (931) một kiện tướng của Khúc Hạo xưa kia là Dương Đình Nghệ lại huy động được dân chúng đuổi được bọnLý Khắc Chính và Lý Tiến rồi lên thay vào chức Tiết Độ Sứ. Nam Hán không có một phản ứng nào đối với việc này, có lẽ rằng họ cũng kính nể lực lượng của Giao Châu chăng? Sáu năm qua đang êm đẹp, đời sống của Giao Châu như nước thuận dòng thì xảy ra cuộc chính biến giữa người Giao Châu với nhau: Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiểu Công Tiễn giết và cướp lấy quyền, nhưng rồi đến lượt Kiểu Công Tiễn là tướng của Dương Đình Nghệ cử binh đánh phá để báo thù cho chủ và nhạc phụ. Nguyên họ Ngô là một người tài ba, lỗi lạc, lại có lòng trung thành nên Dương Đình Nghệ yêu quý nên đem con gái gả cho. Ông quê quán ở Đường Lâm (thuộc tỉnh Sơn Tây) cùng một quê hương với nhà ái quốc Phùng Hưng xưa kia. Dương Đình Nghệ lúc sinh thời đã giao ông đảm nhiệm chức trấn thủ Ái Châu là một địa hạt quan trọng hồi đó, vừa về chính trị và quân sự bởi cần đề phòng quân Lâm Ấp. Kiểu Công Tiễn thua trận liền cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Do nơi Kiểu Công Tiễn phái người sang cầu cứu và bàytỏ cuộc chính biến ở Giao Châu, vua tôi nhà Nam Hán liền chụp ngay cơ hội này mà họ chờ đợi từ lâu. HỌ hiểu rằng mỗi khi Giao Châu được người lĩnh đạo có tài, có đức thì lực lượng Giao Châu chóng trở nên mạnh và đáng sợ vì sức đoàn kết của dân tộc đã chặt chẽ và nguyện vọng tự do, độc lập luôn luôn nung nấu lòng người. Cho nên mỗi khi muốn chinh phục nước Nam, các triều đại Bắc phương rất là thận trọng. Ta hẳn nhớ sự giao dịch giữa nhà Hán và Triệu Đa xưa kia là cả một sự kiêng nể với những lý do đích đáng của nó. Nhưng khi họ Triệu qua đời, những kẻ thừa kế ươn hèn thì “thiên triều” lại áp dụng ngay cái chính sách kẻ cả. Tóm lại người phương Bắc tuy hơn chúng ta về phương diện văn hóa nhưng vẫn phải e dè cái tinh thần quốc gia của chúng ta mà họ biết là khả kính. Nam Hán đối với chúng ta cũng vậy, nhất là địa phận Quảng Châu của họ lại sát nách chúng ta. (Xin nhớ rằng đến thời đó người Việt chúng ta đã chuyển dịch xuống miền lưu vực sông Hồng Hà, miền Bắc Việt bây giờ chứ không còn gồm ba tỉnh miền Hoa Nam như dưới thời Triệu Đa). Họ hiểu chúng ta hơn hẳn nhà Lương nhất là sau khi Dương Đình Nghệ đã đuổi văn thần, võ tướng của họ ra khỏi Giao Châu năm Tân Mão (931). Lần thứ hai này Nam Hán qua Giao Châu là một cuộc hành binh lớn lao, có thể nói họ đã xuất toàn lực của họ bởi không phải chỉ có những võ tướng lên đường mà còn cả thái tử Hoằng Tháo, con vua Nam Hán góp sức. Hoàng Tháo đem hậu quân đi tiếp viện. Khi quân kỳ của nam Hán phất phới bay gần sông Bạch Đằng thì Kiểu Công Tiễn đã bại trận và bị giết. Vấn đề nội địch đã giải quyết xong, họ Ngô liền nghĩ ngay ra một kế là hạ Nam Hán bằng cuộc thủy chiến có nhiều hy vọng thắng lợi hơn là địa chiến. Nhà tướng này truyền hịch cho quân dân đề phòng xâm lăng mọi mặt và bề khác cho người cắm cọc gỗ nhọn đầu bọc sắt ở lòng sông Bạch Đằng trong khi nước triều lên đợi nước thủy triều xuống mới mở cuộc phản công. Giai đoạn đầu, quân Nam Hán và quân Giao châu xô sát với nhau trên mặt sông. Dĩ nhiên quân Giao Châu đánh cầm chừng rồi bỏ chạy chờ nước rút xuống. Kế này thành công. Khi nước rút, thuyền của đại quân Nam Hán bị cọc đâm thủng nát và đổ vỡkhông sao tiến thoái được. Quân Giao Châu liền quay lại theo chiến lược đã định và cuộc phản công đáng kể là khốc liệt hết sức. Quá nửa lực lượng Nam Hán bị tiêu diệt. Thái tử Hoàng Tháo bị bắt sống và bị đem về giết đi. Sauk hi dòng máu Nam Hán lai láng trên con sông Bạch, một ít tàn quân chạy thoát về Phiên Ngung, mộng đế quốc của phương Bắc sau cuộc chiến thắng của Ngô Quyền lại một phen nữa tan ra mây khói.  
6 tháng 5 2021

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (ThanhHóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

23 tháng 4 2022

Tham khảo:

Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc. Các trận chiến của Khúc Thừa DụDương Đình Nghệ tạo tiền đề vững chắc cho tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán lần hai, mở đầu nền độc lập cho dân tộc.

23 tháng 4 2022

Tham khảo

- Công lao của Khúc Thừa Dụ: 
+ Lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ cho người Việt.
+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).
- Công lao của Dương Đình Nghệ: 
+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, khôi phục lại nền tự chủ của nước nhà.
+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).
- Công lao của Ngô Quyền:
+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán.
+ Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc; mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

20 tháng 5 2022

Tham khảo

Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc.

Các trận chiến của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ tạo tiền đề vững chắc cho tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán lần hai, mở đầu nền độc lập cho dân tộc.

Tham khảo: 

Công lao của Khúc Thừa Dụ: 

+ Lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ cho người Việt.

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

- Công lao của Dương Đình Nghệ: 

+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, khôi phục lại nền tự chủ của nước nhà.

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

- Công lao của Ngô Quyền:

+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán.

+ Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc; mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam

28 tháng 2 2021

 A.Một tướng cũ của Khúc Hạo

28 tháng 2 2021

A/ một tướng cũ của Khúc Hạo