K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3

sẽ cãi lại

hehe

9 tháng 3

 

Nếu có người nói với em như vậy, em sẽ tự hào về quê hương của mình. Em sẽ cho họ biết rằng quê em chính là nơi sinh ra, nơi nuôi dưỡng và giáo dục em trở thành người có tâm hồn và lòng nhân ái. Em sẽ chứng minh cho họ thấy dù nghèo khó nhưng quê em vẫn có những giá trị văn hóa, truyền thống và tinh thần mạnh mẽ mà không phải ai cũng có được. Em sẽ tự tin và yêu quý quê hương của mình, không để bị ảnh hưởng bởi những lời nói tiêu cực.

9 tháng 3
  • Học một biết mười.
  • Có cày có thóc, có học có chữ.
  • Ăn vóc học hay.
  • Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
  • Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
  • Đi một buổi chợ học được mớ khôn.
  • Học trò đèn sách hôm mai. ...
  • Kìa ai học sách thánh hiền.
9 tháng 3

Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi .                                                       Học ăn học nói, học gói học mở.                                                              Học hay cày biết.                                                                                       Học một biết mười.                                                                                 Học thầy chẳng tầy học bạn.

Gió mùa đông bắc về báo hiệu mùa đông đã đến. Tiết trời âm u, bao trùm những đám mây xám xịt, ánh mặt trời chẳng thế chiếu rọi qua tầng mây. Mùa đông lạnh quá! Gió thổi vù vù kèm theo những cơn mưa dai dẳng không dứt. Mưa lạnh khiến con đường vắng bóng người, nhà nhà đều đóng cửa hết để tránh những cơn gió lạnh tạt vào. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đồ ấm để chống chọi với 3 tháng mùa đông lạnh lẽo. Nhưng mùa đông đến cũng là lúc cả gia đình quên nồi lẩu nóng hổi, hay sưởi ấm bên nhau để kể những câu chuyện thú vị. Mùa đông khắc nghiệt thật đấy nhưng vẫn ấm cúng lạ thường.

9 tháng 3

cô ơi! câu C bài 10 này cách làm như thế nào cô? con không hiểu ạ!

 

Bài này quy đồng kiểu gì vậy cô , đến bà con còn không quy đồng được ạ

 

NG
9 tháng 3

- Hiđrô và heli: Hai nguyên tố này chiếm phần lớn khối lượng của Sao Thiên Vương, với tỷ lệ tương ứng là 82,5% và 15,2%.
- Nước, amoniac và methane:

+ Những hợp chất này được gọi là "băng" trong cấu tạo của Sao Thiên Vương.
+ Nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên lớp phủ dày của hành tinh này.
+ Amoniac và methane góp phần tạo nên màu xanh lam đặc trưng của Sao Thiên Vương.
- Một lượng nhỏ các nguyên tố khác như carbon, oxy, nitơ, silicon, sắt và magnesium. Những nguyên tố này góp phần tạo nên cấu trúc bên trong của hành tinh, bao gồm lõi và lớp phủ.

8 tháng 3

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Mở đầu, tác giả đã cho người đọc thấy được xuất thân cũng như quá trình hình thành tình đồng chí. Nếu như anh đến từ vùng quê “nước mặn đồng chua”, thì tôi cũng đến từ ngôi làng “đất cày lên sỏi đá”. Đây đều là những hình ảnh khắc họa nên những vùng đất khắc nghiệt, không thể trồng trọt. Những con người đến từ những vùng đất xa lạ đó, tưởng chừng như khó có thể gặp gỡ vậy mà họ “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Vì những con người ấy cùng chung một lý tưởng: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Nhưng không chỉ vậy, những người lính ấy còn chung một tấm lòng sẻ chia khó khăn gian khổ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Nếu chưa từng trải qua cái lạnh giá của buổi đêm trong rừng sâu, chắc sẽ không thể hiểu được khó khăn của những người lính hiện tại. Nhưng không chỉ thiên nhiên khắc nghiệt, họ còn thiếu thốn về vật chất, đến tấm chăn mỏng manh phải san sẻ cho nhau. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy được tình cảm gắn bó “tri kỷ” của những người đồng đội. Họ thấu hiểu và chia sẻ cho nhau từ những điều nhỏ nhất, giống như những người thân trong một gia đình vậy. Hai tiếng: “Đồng chí!” cất lên nghe đầy trân trọng và yêu mến. Những câu thơ tiếp theo, Chính Hữu đã cho người đọc thấy rõ những biểu hiện của tình đồng chí. Họ cùng nhau chia sẻ những trăn trở, thiếu thốn. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, cuộc sống của người lính thiếu thốn đủ điều: áo rách, quần vá, chân không giày, những cơn sốt rét rừng, cái lạnh buốt của đêm trong rừng đã hành hạ họ. Nhưng trong khó khăn ấy, vẫn ấm áp tình đồng đội: “Thương nhau tay nắm bàn tay”. Hơi ấm từ đôi bàn tay, ở tấm lòng đã sưởi ấm cái giá lạnh. Cặp từ “anh” với “tôi” luôn sóng đôi cho thấy sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng chí đồng đội. Khổ thơ cuối cùng như một cái kết đẹp cho tình đồng đội, đồng chí. Hình ảnh rừng vào buổi đêm vắng vẻ, lạnh giá và thật khắc nghiệt với “sương muối”. Nhưng người lính vẫn đứng đó, bên nhau để “chờ giặc tới” - một tâm thế chủ động đối mặt với cuộc chiến. Dù khó khăn, gian khổ luôn cận kề thì người lính vẫn không chịu khuất phục. Tình cảm đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc chiến. Câu thơ cuối cùng gợi lên một hình ảnh thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” đi cùng nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời của người lính. Bên cạnh hình ảnh tả thực, nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đồng đội tồn tại bất diệt trong những năm kháng chiến gian khổ. Có thể khẳng định, Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Chính Hữu