K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 6 2021

Trả lời :

1. Tìm tỉ số phần trăm của 2 số

Để tìm tỉ số phần trăm của số A so với số B ta chia số A cho số B rồi nhân với 100.

Ví dụ 1. Một lớp học có 28 em, trong đó có 7 em học giỏi toán. Hãy tìm tỉ số phần trăm học sinh giỏi toán so với sĩ số của lớp?

Phân tích: Ta phải tìm tỉ số phần trăm của 7 em so với 28 em. Như vậy nếu sĩ số của lớp là 100 phần thì 7 em sẽ là bao nhiêu phần?

Giải: Tỉ số phần trăm học sinh giỏi toán so với học sinh cả lớp là:
7 : 28 = 0,25
0,25 = 25%

Đáp số : 25%

2. Tìm số phần trăm của một số

Thí dụ 1. Chiếc xe đã đi được 40% chiều dài của con đường dài 250 km. Tính phần còn lại của con đường mà xe còn phải đi?

Phân tích: Muốn tìm 40% của 250 tức là 250 có 100 phần thì 40 phần sẽ là bao nhiêu?

Giải: Xe đó đã đi được:

40% x 250 = 100 (km).

Do đó phần đường còn lại phải đi là:

250 - 100 = 150 (km).

Đáp số: 150 km.

17 tháng 6 2021

Trong toán học, phần trăm là tỉ số thể hiện dưới dạng phân số có mẫu số là 100. Ký hiệu thường dùng  ký hiệu phần trăm "%". Ví dụ, 20% (đọc  "hai mươi phần trăm") tương đương với 20/100, nói cách khác  0,2. ... Phần trăm thường được dùng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng so với một lượng khác.

Nếu bạn nhân thì nhân với số % xong chia cho 100

Nếu bạn chia thì nhân 100 rồi chi số %

16 tháng 12 2021

Khi so sánh 2 số nào đó người ta có thể dùng khái niệm tỉ số phần trăm để nói số này bằng bao nhiêu phần trăm số kia. Chẳng hạn 20 bằng 20% của 100, năng suất lao động của công nhân A bằng 70% năng suất lao động của công nhân B, học sinh giỏi của lớp chiếm 75% sĩ số lớp, có 10% học sinh của trường được tuyên dương,...

16 tháng 12 2021

lấy số tổng coi là 100% , lấy số tổng chia 100 là coi 100 này là 100 % lấy tổng chia 100 là ra 1 %

20 tháng 12 2022

\(3x=7\)
\(=>x=\dfrac{7}{3}\)

11 tháng 3 2018

Trả lời

1- Động từ thường là động từ mà khi ở dạng QUÁ KHỨ ĐƠN và QUÁ KHỨ PHÂN TỪ phải tuân theo qui tắc: Thêm "-ed" vào sau động từ: 
He started school 5 years ago. 
They have just cleaned the car. 
2- Động từ bất qui tắc là động từ không theo qui tắc trên, mà ta phải học thuộc. 
He bought this book yêstrday. (buy) 
He has already seen that film. (see) 
He was here yesterday. (be) 
He has been to London twice. (be) 
3- Tân ngữ: Em xét ví vụ sau: 
I met Tom last Sunday: Tom là TânNgữ của "met" 
He cleans the car every weekend. "the car" là TN của"clean" 
* Vậy Tân ngữ là từ/cụm từ đứng sau động từ, chịu tác động của động từ do chủ ngữ thực hiện phải không nào? 
4- As + tính từ/ trạng từ + as possible = càng...càng tốt: 
As little as possible - càng ít/nhỏ càng tốt 
as soon/ fast / much/ early... as possible 

~Hok tốt~

11 tháng 3 2018

Động từ là từ dùng để diễn tả hành động hoặc hành động trạng thái của chủ ngữ. Động từ thường được dùng để mô tả một hành động, vận động, hoạt động của một người, một vật, hoặc sự vật nào đó nào đó.
Động từ khuyết thiếu (modal verbs)

Động từ khuyết thiếu như đã nêu ở trên, là một loại của trợ động từ. Nhưng động từ khuyết thiếu đóng vai trò tương đối quan trọng trong câu, nên chúng ta tách ra một phần riêng để nghiên cứu.

Đặc điểm của động từ khuyết thiếu:

+ Động từ khuyết thiếu chỉ làm trợ động từ.

  • (+) I can speak English well.
    • Ở ngôi thứ 3 số ít không thêm s (như động từ thường)
  • (-) I can’t speak English well
    • Ở phủ định thêm 'not' vào giữa động từ khuyết thiếu và động từ chính. (Cannot = can’t)
  • (?) Can you speak English well?
    • Ở nghi vấn đảo ngược động từ khuyết thiếu lên trước chủ ngữ.

+ Cách sử dụng của một số động từ khuyết thiếu và so sánh.

Can

  • Dùng “can” để nói một sự việc có thể xảy ra hoặc ai đó có khả năng làm được việc gì, ví dụ như:
    • Can you speak any foreign languages?
    • I’m afraid I can’t come to the party on Friday.
  • Chú ý: khi dùng ở thì hoàn thành, sử dụng “be able to” thay cho “can”, ví dụ như:
    • I haven’t been able to sleep recently.

Could

  •  “Could” là dạng quá khứ của “can”
  • Chúng ta dùng “could” đặc biệt với “see, hear, smell, taste, feel, remember, understand”, ví dụ:
    • I listened. I could hear something.
    • My grandfather couldn’t swim.
  • Ngoài ra, “could” cũng được dùng để nói về những hành động có thể xảy ra trong tương lai (đặc biệt khi nói các lời đề nghị, gợi ý), ví dụ như:
    • A: What shall we do this evening?
    • B: we could go to the cinema.

"Must" and "have to"

  • Chúng ta dùng “must” và “have to” để diễn tả một sự cần thiết phải làm một việc gì đó, đôi khi ta dùng cách nào cũng được, ví dụ như "oh, it’s later than I thought. I must go/ I have to go."
  • Tuy nhiên trong một số tình huống ta cần phân biệt rõ ý nghĩa của 2 từ này:
    • "must" mang tính chất cá nhân. Ta dùng "must" để diễn tả cảm giác của cá nhân mình, ví dụ như "She’s really nice person. You must meet her."
    • "have to" không mang tính chất cá nhân. Ta dùng "have to" nói về hiện thực, không nói về cảm giác của cá nhân mình, ví dụ như "I have to get up early tomorrow. I’m going away and my train leaves at 7.30."

"Musn’t" and "don’t have to"

  • You musn’t do something: nhất thiết bạn không được làm việc đó vì vậy bạn đừng làm, ví dụ như "You must keep it a secret"
  • You don’t have to do something. (bạn không cần thiết phải làm điều đó nhưng bạn có thể làm nếu bạn muốn), ví dụ như "You can tell me if you want, but you don’t have to tell me."


Should do/ought to do/had better do

  • "should" dùng để đưa ra lời khuyên hay ý kiến, ví dụ như "You look tired. You should go to bed".
  • Chúng ta cũng có thể dùng "should" khi có việc gì đó không hợp lí hoặc không diễn ra theo ý chúng ta, ví dụ như "I wonder where Liz is. She should be here by now."
  • Dùng "should" khi nghĩ rằng việc gì đó sẽ xảy ra, ví dụ như "She’s been studing hard for the exam, so she should pass."
  • "ought to" có thể dùng "ought to" thay cho "should". Nhưng hãy nhớ là "ought to + V(nguyên thể)" ví dụ như "Do you think I ought to apply for this job?(= Do you think I should apply for this job?)"
  • "Had better do" Khuyên ai đó nên làm một việc gì đó nếu không sẽ gặp phiền toái hoặc nguy hiểm, ví dụ như "shall I take an umbrella?" - "yes, you’d better. It might rain".


Can you/ could you….?

  • Yêu cầu ai đó làm việc gì: Ví dụ: "Can you wait a moment, please?" - "Execuse me, could you tell me how to get to the station?"
  • Ta cũng có thể “will /would you…” để yêu cầu ai đó làm việc gì. Ví dụ: "Would you please be quiet?"
  • Để yêu cầu ai về một điều gì đó, cái gì đó, bạn có thể nói "Can I have…/could I have….?" Ví dụ: "Can I have these postcards, please?" - "Could I have the salt, please?"
  • Để xin phép làm điều gì đó: Ví dụ: "Hello, can I speak to Tom, please?" - "Could I use your phone?"
  • Đề xuất, ngỏ ý làm một việc gì: Ví dụ: "Can I get you a cup of coffee?" - "Can I help you?"
29 tháng 4 2016

1. Theo khối lượng:
n = m/M
Trong đó:
m: khối lượng
M: khối lượng phân tử, khối lượng mol
Ví dụ 1
Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí hiđrô thu được ở điều kiện
chuẩn. (Cho Mg=24)
2. Theo thể tích (đối với chất khí ở điều kiện chuẩn) :
n =V/22,4
Trong đó:
V: thể tích khí
Ví dụ 2
Cho 6,75 gam kim loại nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng . Phản ứng xong thu được
3,36 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
(Cho: Zn = 65; H = 1; S = 32; O = 16)

29 tháng 4 2016

bạn lấy trên google ak

23 tháng 5 2022

PTHH: \(A+B+...\xrightarrow[]{\text{điều kiện phản ứng}}C+D+...\)

\(m_{dd\text{ sau phản ứng}}=m_{\text{tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng kể cả dd}}-m_{\text{chất kết tủa}}-m_{\text{chất khí}}\)

Khi đó \(C\%_{muối\left(\text{tan trong nước}\right)}=\dfrac{m_{muối\left(\text{tan trong nước}\right)}}{m_{dd\text{ sau phản ứng}}}.100\%\)

23 tháng 5 2022

tính khối lượng dd 
tính khối lượng ct 
cuối cùng tính C% 
\(C\%=\dfrac{m_{ct}}{m_{\text{dd}}}.100\%\)

S = chiều cao x (( a + b ) /2)   a, b là độ dài hai đáy

P= a+b+c+d trong đó a,b thì như trên còn c,d là độ dài 2 cạnh bên

Hok tốt k tui nha

27 tháng 7 2021

P = \(a+b+c+d\)

S = \(\frac{a+b}{2}\times h\)

#Ry

Tam giác đều cũng tương tự như tam giác thường. Tức là đều có cách tính diện tích là tích của chiều cao và cạnh đáy sau đó chia 2. Như vậy, với bài toán cho biết hai dữ liệu là chiều cao và chiều dài cạnh đáy thì chúng ta áp dụng công thức S = (a x h) / 2.

HT

6 tháng 12 2021

Ví dụ 1: 1 que kem – 5000 đồng

            3 que kem – 15000 đồng

Phương pháp làm:

Rút về đơn vị.Sử dụng tỉ số.

Ví dụ 2: Cách 1. Rút về đơn vị

Tóm tắt

5 giờ - 135 km

7 giờ - ? km

Bài giải

Số kilomet ô tô đi được trong 1 giờ là: 135 : 5 = 27 (km)

Số kilomet ô tô đi được trong 7 giờ là: 27 x 7 = 189 (km)

                                                            Đáp số 189 km.

Cách 2. Sử dụng tỉ số

Số giờ và số km là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên số km đi được trong 7 giờ là;

Dạng toán quan hệ tỉ lệ lớp 5 hay nhất

 Đáp số: 189 km

Hai đại lượng tỉ lệ nghịch

A và B là hai đại lượng tỉ lệ nghịch khi A tăng bao nhiêu lần thì B giảm bấy nhiêu lần.

Cách 1. Rút về đơn vị

Tóm tắt

10 người – 7 ngày

? người – 5 ngày

Bài giải

1 người làm xong công việc trong: 7 x 10 = 70 (ngày)

Số người cần làm xong công việc trong 5 ngày là: 70 : 5 = 14 (người)

                                                            Đáp số 14 người

6 tháng 12 2021

đây nha