K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 2: “Nô lệ của công nghệ gen” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào ta là “nô lệ cho công thức gen?”.Câu 3: Anh/Chị có đồng tình vời quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn”. Câu 4: Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là gì? II/. Làm văn (7 điểm). Câu 1 (2 điểm): Bàn luận về ý kiến: “Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta”. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận về hành...
Đọc tiếp

Câu 2: “Nô lệ của công nghệ gen” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào ta là “nô lệ cho công thức gen?”.

Câu 3: Anh/Chị có đồng tình vời quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn”.

Câu 4: Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là gì? II/. Làm văn (7 điểm).

Câu 1 (2 điểm): Bàn luận về ý kiến: “Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta”.

Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận về hành động nhân vật Mị chạy theo A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và hành động theo Trang của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) trong hai đoạn văn sau:

“Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi

A Phủ chưa kịp hỏi, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất”. (Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài)

“Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.

(Trích Vợ nhặt của Kim Lâm) Từ đó làm nổi bật được giá trị nhân đạo mà hai nhà văn gửi gắm.

2
20 tháng 6 2021

Tham khảo

phần 1 

Câu 1: Nô lệ của công nghệ gen được hiểu là sự lặp lại của bộ gen trong cơ thể, sống không khác biệt, sống một đời sống vô nghĩa, lặp đi lặp lại.

Theo tác giả, ta là "nô lệ cho công thức gen" khi ta không làm chính mình, không cho người khác điều gì.

Câu 2: Đồng tình. Vì cho đi sẽ đem giá trị nhân rộng, trao truyền tới với tất cả mọi người. Như vậy thứ cho đi của ta mới có giá trị thật sự và ta cũng sẽ cho mình niềm vui, hạnh phúc. Còn nếu chỉ giữ cho riêng mình thì mọi thứ chỉ mang tính cá nhân và không lan tỏa tới mọi người xung quanh.

Câu 3:

Thứ quý giá nhất ta có thể cho đi trong cuộc đời này chính là tình yêu thương. Vì tình yêu thương xuất phát từ trái tim, luôn chân thành và nồng ấm. Chỉ có tình yêu thương mới tạo nên được những điều đẹp đẽ, thiêng liêng và con người có thể gần nhau hơn. Sự quý giá của tình yêu thương làm con người thêm gần gũi, thêm yêu thương và trân trọng nhau hơn. 

20 tháng 6 2021

Tham khảo

câu 1

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Liệu bạn đã hiểu đúng giá trị của bản thân mình, liệu giá trị bản thân là ở vẻ ngoài hào nhoáng. Nhưng “Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.

:

Giá trị bản thân con người là ở những nội lực sẵn có trong mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách,… Giá trị của một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người đó dùng dể phục vụ cộng đồng, xã hội. Giá trị của con người không phải chỉ toát lên ở sắc đẹp, những khối tài sản khổng lồ người đó sở hữu mà quan trọng nhất vẫn là toát lên ở nhân cách cao đẹp, lối sống vị tha, sẵn sàng hi sinh, phục vụ cho cộng đồng, dân tộc.

Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được giá trị của bản thân mình. Khi bạn ý thức được giá trị của bản thân tức là khi bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Và lúc ấy bạn sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những tiềm lực vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình bạn cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Và từ đó cũng dễ dàng gặp thất bại.

Giá trị của mỗi con người không nằm ở khối tài sản khổng lồ mà anh ta có được. Nếu một người có khối tài sản lớn, mỗi năm kiếm hàng triệu đô, nhưng lại chỉ biết nghĩ cho mình, không biết nhường cơm, sẻ áo cho những người có số phận bất hạnh, lúc đó giá trị của bạn vẫn chưa được khẳng định. Ngược lại, một người có tài sản ít hơn, nhưng có trái tim nhân hậu, luôn giúp đỡ những người quanh mình, để cuộc sống của mọi người được tốt đẹp hơn. Chỉ khi ấy con người mới khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, giá trị của con người không phải số tiền anh tích lũy được mà là cách ứng xử nhân văn của anh ta với số tiền mà anh ta làm ra.

Giá trị của một con người cũng không nằm ở nhan sắc mà họ sở hữu. Trước hết, ta cũng cần khẳng định rằng, nhan sắc cũng là một giá trị riêng của con người, nhưng nó không phải là yếu tố chính, yếu tố quyết định làm nên giá trị đích thực của một con người. Vì nhan sắc cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, chỉ có những việc bạn phục vụ cộng đồng là còn mãi với thời gian. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn/ Nghìn năm bia miệng vẫn con trơ trơ” là cũng vì lẽ đó. Nếu bạn làm được những việc tốt, phục vụ cộng đồng xã hội chắc chắn tiếng thơm sẽ lưu danh muôn thuở.

Albert Einstein, cha đẻ của ngành vật lí hiện đại, với thuyết tương đối của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành vật lí hiện đại, là kim chỉ nam của lĩnh vực khám phá vũ trụ. Thomas Alva Edison với hơn một nghìn phát minh, trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của lịch sử loài người,… Và rất nhiều nhà khoa học khác, có những đóng góp to lớn, vĩ đại cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Còn ở đất nước ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của tự do, hạnh phúc cho dân tộc, giải phóng dân tộc ta khỏi khiếp lầm than, nô lệ. Những con người vĩ đại này, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn năm sẽ mãi được mọi người nhớ đến và biết ơn những gì họ đã đóng góp cho nhân loại. Như vậy, ta có thể thấy rằng, giá trị đích thực của một con người là nằm ở những gì anh ta đã cống hiến, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.

Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cách để các bạn tạo ra giá trị bản thân không gì khác chính là học tập, tu dưỡng đạo đức. Hãy là con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các hoạt động phong trào để trau dồi kĩ năng cho chính mình. Rèn luyện bản thân ở thời điểm hiện tại chính là cách để bạn khẳng định giá trị của mình ở tương lai.

 

Hành trình để khẳng định giá trị của chính mình không hề là hành trình đơn giản. Mà nó là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, hành trình của khẳng định tri thức và rèn luyện nhân cách. Không có quả ngọt nào được hưởng thụ mà không phải trải qua đắng cay, thất bại, và hành trình đi đến giá trị của mình cũng vậy. Bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân.

câu 2

Trong các tác giả văn học Việt Nam, Tô Hoài được nhớ tới như một bậc thầy lão luyện, kho tàng văn học ông để lại đã gắn bó với bao lớp thế hệ, từ dế mèn phưu lưu kí, đế vợ chồng A Phủ. Nói đến truyện ngắn vợ chồng A Phủ, ta không thể không nghĩ ngay đến nhân vật Mị. Cô gái đã thắp sáng lên ngọn lửa hi vọng cho mọi cô gái chịu áp bức ở Tây Bắc nước ta thời bấy giờ.

 

Mị là hiện thân cho tấm lòng nhân đạo, và ngòi bút hết sức bén nhạy của Tô Hoài. Ông vốn là một người ưa tìm hiểu những phong tục tập quán, nên có cái nhìn rất rõ về hoàn cảnh số phận, những khó khăn mà người phụ nữ miền núi phải gánh chịu lúc bấy giờ.

Tô Hoài nhắc đến Mị, đầu tiên với những vẻ đẹp phẩm chất của cô, mà vẻ đẹp ấy đẹp lắm, trong sáng thuần khiết và thanh cao lắm, quý như một viên ngọc giữa núi rừng và không gì có thể làm viên ngọc ấy bị mài mòn và ngừng tỏa sáng. Tuy nhiên, hoàn cảnh của Mị lại trớ trêu, vì đúng là “hồng nhan bạc mệnh”. Mẹ mất sớm, Mị ở với cha, và ở trong một gia đình mà có truyền kiếp nợ thống lí. Nhưng Mị lại là một cô gái đẹp và tài năng, mị không những biết thổi sáo mà còn là cô gái khiến các chàng trai trong bản “đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” không những thế Mị còn là một cô gái vô cùng hiếu thảo và ngoan ngoãn, Mị có thể chịu khổ cực vất vả để trả nợ thay cha, chứ nhất quyết không bán rẻ lòng tự trọng và chịu gò ép trong hoàn cảnh là con dâu nhà giàu. Mị hiện lên đầu truyện với những đức tính cao quý mà một cô gái như vậy, xứng đáng có được cuộc sống như mình hằng ao ước.

Nhưng, đời không cho Mị tự do, dù Mị có muốn trốn chạy như thế nào đi chăng nữa. Hôm ấy, Mị bị A Sử bắt về cúng trình ma làm con dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra, và kể từ đó, cuộc sống tâm hồn và thể xác Mị bị đọa đày khổ cực. Nhưng, với tấm lòng cảm thương sâu sắc, Tô Hoài đã để cho bản chất của Mị được hiện lên, những khát vọng, ước ao một thời lại trỗi dậy mạnh mẽ. Trong đêm tình mùa xuân, hồi ức của một thời được sống với chính mình, với những gì mình ao ước trỗi dậy trong Mị. Mị “cứ uống ừng ực từng bát” rượu, rồi lại thấy “phơi phới trở lại” Mị nhận ra mình vẫn còn trẻ, nhận ra mình với A Sử đến với nhau chẳng vì tình. Mị muốn vui chơi, Mị muốn được sống và Mị khát khao sống. Nhưng, ngay hôm đó, khi ngọn lửa tâm hồn Mị vừa trỗi dậy thì A Sử đã trói chặt Mị vào cột nhà, đầy đau đớn và thương tâm, Mị không khóc được, không cựa quậy được, và Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

 

Ngày A Phủ bị giải đến nhà thống lí, và lần đầu tiên gặp A Phủ, Mị vẫn còn cái tâm trạng khá thờ ơ. Bởi trong lòng Mị vốn đã chết, nên cuộc sống với Mị cũng chỉ là sự lặp đi lặp lại của thời gian và của sự tồn tại mà thôi. Nhưng, hôm ấy lại khác, “Mị lé mắt trông sang” chợt thấy một giọt nước mắt đắng cay, tủi hờn từ A Phủ. Giọt nước mắt lóng lánh ấy đã nhắc lại cho Mị nhớ thời gian Mị bị thằng A Sử trói đứng đầy nhẫn tâm, tàn ác. “Chúng nó thật độc ác” Mị nhận ra một sự thật mà bấy lâu nay ẩn chứa từ sâu trái tim đã nguội lạnh của mình. “chết đau, chết đói, chết rét” Mị cảm thương cho A Phủ bằng chính sự cảm thương Mị có ngày trước, trái tim tiềm tàng của Mị được thức tỉnh nhanh chóng. Và dứt khoát, Mị cắt dây trói và nói “đi ngay”..

Và hành động trói dây buộc A Phủ cùng việc ngay sau đó Mị chạy theo A Phủ vào bóng tối, cũng là điều tất yếu của một con người đã bị dồn nén đến mức cùng cực. sức sống mạnh mẽ được trỗi dậy, và đã kết thúc quãng thời gian đày ải, tối tăm mà Mị đã phải chịu trong nhà thống lí Pá Tra, hành trình đi theo A Phủ cũng chính là một hành trình tìm đến sự sống mới của Mị, và những hi vọng dù là trong bóng tối, Mị cũng đã không còn gì để mất, để phải sợ nữa..

Mị là nhân vật số phận, và nhờ số phận hành động của Mị đã kể cho ta nghe về một ngòi bút đầy nhân đạo, và một trái tim đầy cảm thông của Tô Hoài. Nhà Văn đã góp một tiếng nói chung vào dòng chảy của văn học dân tộc, để ca ngợi những phẩm chất cao quý của người phụ nữ, và khẳng định niềm tin tưởng, hi vọng vào cuộc sống luôn hướng về cái đẹp, cái thiện.

31 tháng 3 2019

Sử dụng nghệ thuật đối: dại >< khôn, vắng vẻ >< lao xao, ta >< người

- Quan điểm sống của tác giả, có chút mỉa mai, ngạo nghễ

   + Tác giả tự nhận mình “ngu” dại, đây là cái ngu dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thực chất là “khôn”

   + Ông khiêm tốn, không khoe khoang đây là cái thức của người trí nhân

- Vắng vẻ: không phải xa lãnh cuộc đời mà là được tìm nơi thoải mái, sống hòa nhập với thiên nhiên, xa chốn quan trường để giữ nhân cách thanh cao

- Chốn lao xao: ý nói chốn quan trường tuy quyền quý, cao sang xong phải đối chọi, bon chen

→ Nghệ thuật đối lập khẳng định triết lý sống của tác giả, ông mượn cách nói đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình- xa lánh vinh hoa phú quý để sống an yên, tự tại

14 tháng 4 2018

 Đáp án là''tôi muốn bị chặt đầu''
Giair thích như sau:  nếu đáp án là đúng thì nhà vua phải treo cổ  anh nô lệ nhưng anh ta muốn bị chặt đầu suy ra không giết được.
Nếu đáp án là sai thì anh nô lệ bị chặt đầu nhưng anh nô lệ nói muốn bị chặt đầu là đúng nên cũng không giết anh nô lệ được 

14 tháng 4 2018

Người nô lệ nói: tôi bị chặt đầu

ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm...
Đọc tiếp
ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh. (Trích Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ, Dương Hương Ly, NXB Giải phóng, 1975, tr. 59) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chi ra 03 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau: Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Câu 3. Theo anh/chị, câu thơ: Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh có thể hiểu như thế nào? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình không?
1
13 tháng 10 2021

.-. u la troi @@

21 tháng 5 2021

THAM KHẢO

 Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập, khác với từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ con người của một đất nước nói chung.

Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ? Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật. Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ?

Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.

Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới tự do của người khác và không phạm đến quyền lợi chung của đoàn thể.

Trái với tự do là nô lệ. Người nô lệ là người phải chịu phục tùng sự đè nén, sự sai khiến bất công của một người hay một thế lực nào khác mạnh hơn mình. Người nô lệ không còn có thể làm việc gì theo ý muốn của mình, theo tài năng của mình để mưu hạnh phúc cho mình nữa.

Không tự do tức là chết.

(Theo Nghiêm Toản, Việt luận) 

A. Không 

B. Có

1
3 tháng 11 2017

Đáp án: B

Hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:     "Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ được tiếng nói của mình thì...
Đọc tiếp

Hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

     "Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắmđược chìa khóa chốn lao tù...

    Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi khinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tô thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội ngiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi"

Câu 1: Đoạn văn trên đuoẹc trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản trên là ai?

Câu 2: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 3: Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 4: Câu văn:"... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóc chốn lao tù..." đã sữ dụng phép tu từ nào? 

Câu 5: Em hiểu như thế nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 6: Ý nghĩa nhan đề văn bản trên?

Ai làm xong trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho nha. Các bạn giúp mình với nhé!

 

 

 

0
9 tháng 11 2016

/hoi-dap/question/120275.html

9 tháng 11 2016

1. làm cho 0 đêm rằm ngập tràn 0 khi xuân

2.rất vất vả và khổ cực

có sự xuất hiện của bác vs các anh chiến sĩ nên người và cảnh có sự hòa hợp

3.điệp ngữ

hổng có có đúng thì thôi nhaleuleu

9 tháng 11 2016

/hoi-dap/question/120275.html

17 tháng 11 2018

1) - Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

2) Rất bận rộn vì suốt ngày chăm lo việc nước đến đêm khuya, còn phải ẩn náu trong nơi "yên ba thâm xứ" để tránh bọn giặc tới.

3) - Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

4)- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

26 tháng 5 2019

a) TH1 : - Bao giờ anh đi Côn Đảo ? . Nghĩa là : Lúc nào ( chỉ ý tương lai ) thì anh đi Côn Đảo

TH2: - Anh đi Côn Đảo bao giờ ? . Nghĩa là : Anh đã từng đi Côn Đảo lúc nào ( chỉ ý quá khứ )

b) Khi dùng để hỏi, nghĩa của câu thứ nhất khác câu thứ 2 ở chổ thời gian: tương lai và quá khứ.

26 tháng 5 2019

a, Câu thứ nhất có thể hiểu theo hai cách : 

Cách 1 : Bao giờ anh đi Côn Đảo ? Nghĩa là : Khi nào thì anh đi Côn Đảo ?  ( Chỉ tương lai ) 

Cách 2 : Anh đi Côn Đảo bao giờ ? Nghĩa là : Anh đã từng đi Côn Đảo bao giờ chưa ? ( Chỉ quá khứ ) 

b, Khác nhau giữa 2 câu : Là về cách hỏi theo thời gian : quá khứ và tương lai