K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2016

 

* Trong những hoạt động kinh tế đối ngoại hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được coi là hoạt động chủ chốt nhất là vì
những cơ sở sau đây:

Như đã biết trong hoạt động kinh tế đối ngoại gồm 5 loại hoạt động chính đó là hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu,
hoạt động đầu tư quốc tế hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế thì:

- Hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế thực chất mới được phát triển mạnh ở nước ta từ 1988 đến nay vì trước đó chủ yếu phát
triển với Liên Xô cũ trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Sau 1998 thì nhờ chính sách mở cửa với luật đầu tư nước ngoài được ban
hành nên hoạt động này đã phát triển rộng hơn với nhiều nước tư bản như Anh, Nhật, Pháp... nhưng thực chất hoạt động này mới
chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh. Mặc dù hiệu quả của hoạt động đầu tư quốc tế cao nhưng không ổn
định vì đối tác đầu tư chưa phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy mà hoạt động đầu tư quốc tế chưa
thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.

- Hoạt động hợp tác lao động quốc tế cũng chỉ mới bắt đầu ở nước ta từ thập kỷ 80 nhưng sau 10 năm hoạt động hợp tác lao
động với các nước Châu Âu và các nước Bắc Phi xuất hiện nhiều tiêu cực lớn biểu hiện là trình độ tay nghề của người lao động Việt
Nam còn thấp, ý thức lao động chưa cao, trình độ dân trí còn thấp. Mặc dù ngày nay ta đã khôi phục hoạt động hợp tác lao động
quốc tế nhưng quy mô nhỏ và chủ yếu mới giải quyết được việc làm cho 1 số lao động dư thừa... cho nên hoạt động này cũng chưa
được coi là hoạt động chủ chốt.

- Hoạt động du lịch quốc tế thực chất mới được phát triển từ 10 năm nay nhờ vào chính sách mở cửa, nhưng vì cơ sở vật
chất hạ tầng của cả nước còn nghèo nàn lạc hậu trình độ quản lý còn thấp... ® hiệu quả của hoạt động này chưa cao vì thế du lịch
quốc tế cũng chưa thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.

- Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu khác với các hoạt động kinh tế đối ngoại trên là:

         + Hoạt động này có lịch sử từ lâu đời: ngay từ thế kỷ 16, 17 đã có nhiều tầu buôn nước ngoài từ ấn Độ, Trung Hoa, Hà Lan
đến buôn bán với nước ta ở cửa biển Hội an như vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta đã xuất hiện từ đó.


         + Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu liên tục được phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
mặc dù trong thời kỳ này chủ yếu ta nhập khẩu các hàng tiêu dùng lương thực thực phẩm và các thiết bị quân sự nhưng quá trình
nhập khẩu đó đã biểu hiện sự phát triển ở hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.


        + Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu càng được phát triển mạnh trong những năm gần đây và liên tục được đổi mới mà
biểu hiện là giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng, cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối thị trường xuất nhập khẩu ngày càng
rộng mở ra toàn thế giới. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ngày càng tiến bộ mà cụ thể là quyền hoạt động ngoại thương xuất nhập
khẩu đã được nhà nước mở rộng® cấp tư nhân.
       

        + Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta ngày nay không những đã đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế cả nước
mà còn tạo cơ hội cho dân tộc ta, nhân dân ta tiếp thu được những tinh hoa văn minh của thế giới để tiến tới hội nhập nhanh... vì vậy
ta khẳng định rằng hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu phải là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại
 

* So sánh giống và khác nhau giữa kinh tế đối ngoại với ngành thương nghiệp.
- Giống nhau:

+ Cả 2 hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp đều là những hoạt động có tính chất quan hệ hợp tác buôn bán giữa
nước ta với nước ngoài vì trong kinh tế đối ngoại thì có hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, trong thương nghiệp có ngành
ngoại thương.

+ Cả 2 hoạt động này đều là những hoạt động kinh tế xã hội quan trọng không thể thiếu được đối với nền kinh tế của mỗi
nước.

+ Cả 2 hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh tỉ lệ thuận với trình độ phát triển sản xuất và nền văn minh của mỗi
quốc gia.

- Khác nhau:


+ Phạm vi hoạt động của hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp rất khác nhau biểu hiện là thương nghiệp chỉ giới
hạn trong lĩnh vực buôn bán, còn kinh tế đối ngoại thì ngoài phạm vi buôn bán còn nhiều hoạt động khác như hợp tác đầu tư quốc
tế, hợp tác lao động quốc tế du lịch quốc tế...

+ Trước kia thương nghiệp hoạt động buôn bán rộng hơn so với kinh tế đối ngoại vì phạm vi của nó gồm cả nội thương và
ngoại thương nhưng kinh tế đối ngoại chỉ giới hạn trong lĩnh vực buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu.

+ Thương nghiệp đã từ lâu được coi là một ngành kinh tế quan trọng chính đó là ngành thương mại còn kinh tế đối ngoại
chưa được coi là một ngành mà chỉ mới được gọi là những hoạt động kinh tế đối ngoại.

 

29 tháng 11 2016

Câu 1:

- Các mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm cây công nghiệp, khoáng sản chưa chế biến.

- Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

Câu 2:

- Đó là do nền kinh tế phát triển phiến diện nên nhiều nước châu Phi chỉ xuất khẩu nguyên liệu và phải nhập khẩu hàng hóa.

Câu 3: (câu này mk không biết)

 

 

29 tháng 11 2016

1.

+ Xuất khẩu: sản phẩm, cây công nghiệp nhiệt đới, dầu mỏ, than đá,...+ Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
28 tháng 11 2016

Các mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm cây công nghiệp ,khoáng sản chưa chế biến

Các mặt hàng nhập khẩu : máy móc ,thiết bị ,hàng tiêu dùng và lương thực.

Cau 2 :

đó là do nền kinh tế phát triển phiến diện nên nhiều nước châu Phi chỉ xuất khẩu nguyên liệu và phải nhập khẩu hàng hóa.

 

 

5 tháng 12 2016

- Các mặt hàng xuất khẩu : sản phẩm công ngiệp , khoáng sản chua chế biến .

- Các mt hàng nhập khẩu : máy móc , thiêt bị , hàng tiêu dùngvà lương thực.

- Do nền khinh tế phát triển phiến diện nên nhiều nước Châu Phi chỉ xuất nguyên liệu và phải nhập khẩu hàng hóa nên hoạt động kinh tế đối ngoại của hầu hết các nước Châu Phi lại đon giản .

28 tháng 1 2016

* Vai trò:
- Kinh tế đối ngoại nước ta gồm 5 hoạt động chính. Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư hợp tác quốc
tế, hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thu đổi tiền ngoại tệ, bán hàng
lưu niệm bằng tiền nước ngoài... Phát triển các hoạt động này trước hết là để làm tăng thêm các nguồn ngoại tệ cho cả nước.

- Phát triển kinh tế đối ngoại là để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nhờ vậy mà nước ta có thể xuất khẩu được nhiều đặc
sản đổi lấy ngoại tệ và cũng nhập được nhiều thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.

- Là để cho thế giới xích lại gần ta củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc giữa nước ta với thế giới, cũng là để
nhân dân ta tiếp thu được tinh hoa văn hóa của thế giới tạo cơ hội hội nhập với nền văn minh quốc tế.

- Phát triển kinh tế đối ngoại cũng là góp phần củng cố an ninh và hòa bình ở khu vực Đông nam á và thế giới.
 

* Đổi mới (chuyển biến) kinh tế đối ngoại từ năm 1988 tới nay.
-  Đổi mới về hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.

       + Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta trước năm 88 kém phát triển mà mới chỉ giới hạn phát triển với các
thị trường Liên Xô cũ và các nước đông âu. Nhưng từ năm 88 đến nay hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được chuyển biến
trước hết là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước đều tăng dần nhưng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn nhập khẩu
dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng tiến tới cân đối và biểu hiện qua các số liệu sau:

Cán cân xuất nhập khẩu.Đơn vị triệu rúp - đô la
Năm cán cân
1988 - 1718,2
1989 - 619,8
1990 - 384,4
1992 + 40
2995 - 2706
Qua số liệu cho thấy trước năm 1992 cán cân xuất nhập khẩu của chúng ta đều mất cân đối lớn và đều đạt trị số âm do ta
mới bước đầu đổi mới nên hoạt động xuất khẩu chưa mạnh nhưng nhập khẩu rất mạnh vì cần có công nghệ tiên tiến.
Cán cân xuất nhập khẩu đạt mức cân đối lớn thể hiện rõ nhất vào năm 1992 nhưng đến năm 1995 cán cân xuất nhập khẩu lại
mất cân đối lớn vì trong công cuộc đổi mới ta phải nhập nhiều thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến rất tiên tiến nhưng giá trị các mặt
hàng xuất khẩu của ta nhìn chung rất rẻ tiền chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản. Nhưng nhìn chung nhờ công cuộc đổi mới nên nhìn
chung cán cân xuất nhập khẩu của cả nước ta đang dần tiến tới cân bằng.

-  Đổi mới của hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu theo xu hướng là mở rộng thì thị trường xuất nhập khâủ ra toàn thế
giới mà biểu hiện qua số liệu sau:
Thị trường xuất khẩu (%)
1991 1995
1) Châu á 74 79
2) Châu Âu 18 15
3) Châu Mỹ 5 3
4) Châu Phi 1 1
5) úc và Đại dương 2 2
Qua số liệu trên ta thấy trước hết thị trường xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng mở rộng vì nếu như trước năm 1990 thị
trường xuất nhập khẩu giới hạn chủ yếu ở các nước thuộc khu vực 1 thì từ năm 91 tới nay thị trường xuất nhập khẩu trong nước ta
đã lan ra toàn thế giới.

Tỷ trọng XNK mặc dù vẫn chiếm tỷ lệ lớn thuộc lĩnh vực châu á và châu Âu nhưng tỷ lệ trong xuất nhập khẩu ở châu á có
xu hướng tăng dần và giảm dần ở châu Âu còn các nước châu Mỹ, châu Đại Dương vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có cũng thể
hiện là trong quan hệ ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta có nhiều đổi mới đã mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang cả Châu
Mỹ, CHâu Phi đặc biệt là Châu Mỹ. Sự đổi mới đó là nhờ vào đường lối mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế cùng với chính sách mở
cửa của Đảng và nhà nước ta.

- Đổi mới về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.
Nếu như trước năm 88 ta vẫn sử dụng cơ chế bao cấp để thực hiện hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì sau năm 88 ta
đã xoá bỏ cơ chế bao cấp thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu. Đồng thời nếu như Nhà nước
độc quyền bởi hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì nay Nhà nước đã mở rộng quyền xuáat nhập khẩu cho các địa phương và
cả tư nhân. Nhờ vậy mà đã lôi cuốn mọi tầng lớp xã hội tham gia hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu mà Nhà nước chỉ quản lý
hoạt động này bằng pháp luật.
       

- Đổi mới về cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Nếu như trước năm 88 các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản và các loại khoáng sản thô như than
đá, dầu thô, thiếc thỏi... rất rẻ tiền còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và số ít là phương tiện kỹ thuật. Nhưng từ
năm 90 đến nay thì trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ngoài nông lâm thuỷ hải sản, khoáng sản còn có các mặt hàng tiêu dùng,
hàng dệt may, giày da... và đặc biệt đã có nhiều thiết bị công nghệ, nhiều phụ tùng linh kiện máy móc còn mặt hàng nhập khẩu của
ta chủ yếu là mặt hàng thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.
       

       + Tuy vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta vẫn còn nhiều tồn tại.
. Cán cân xuất nhập khẩu vẫn còn mất cân đối.
. Thị trường xuất nhập khẩu chưa ổn định rất bấp bênh.
. Giá trị mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm thô rẻ tiền chất lượng thấp.
. Đối tác với thị trường nước ngoài mất ổn định chưa hội nhập vì hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn ảnh hưởng bởi cơ chế
bao cấp.

- Đổi mới về hợp tác đầu tư quốc tế.

      + Hoạt động đầu tư quốc tế trước năm 90 của nước ta chủ yếu chỉ được phát triển với Liên Xô cũ và 1 số nước XHCN Đông
âu cũ nên hiệu quả thấp. Ngày nay hoạt động đầu tư quốc tế không những duy trì thị trường cũ (các nước trong khu vực 1) mà còn
mở rộng thêm các nước thuộc khu vực 2, 3 đặc biệt với các nước tư bản. Cho nên cuối năm 90 (sau 1 năm đổi mới và hoạt động đầu
tư hợp tác) thì có 80% tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam là của nước ngoài.

      + Tính đến năm 94 nước ta đã ký được khoảng 1 nghìn dự án hợp tác đầu tư quốc tế với tổng số vốn khoảng 10 tỉ đô la,
trong đó có khoảng 600 dự án đang được triển khai. Dự tính 600 dự án này mà được triển khai, thực thi mạnh mẽ sẽ đem lại cho
Việt Nam lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng.

      + Dự tính sau năm 2000 nước ta muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp đôi thời kỳ trước năm 2000 thì cần phải có số vốn
khoảng 40 tỉ USD nhưng trọng đó 1/2 phải là số vốn của nước ngoài. Ta muốn đạt được mục tiêu này phải thực hiện triệt để chính
sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ của các tổ chức vay vốn quốc tế, đó là viện trợ phát
triển chính ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Nhờ đường lối đổi mới toàn diện xã hội nên triển vọng của hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng và đó là cơ sở tạo ra
nguồn vốn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa nhanh chóng.
Tuy vậy hoạt động đầu tư quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại điển hình là hiệu quả đầu tư còn thấp mà hoạt động đầu tư quốc tế
mới chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh.

- Đổi mới về hợp tác lao động quốc tế.
      + Hoạt động hợp tác lao động quốc tế trước năm 90 phát triển mạnh và với qui mô lớn với các nước Liên Xô cũ và các nước
XHCN Đông Âu nhưng hoạt động này thực chất hiệu quả thấp, gây nhiều tiêu cực và nó đã bị ngưng trệ cùng với sự sụp đổ của
Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu.

      +Ngày nay ta đã đổi mới hoạt động này với thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là với các nước Châu á, TBD như Đài
Loan, Hàn Quốc... 1 số nước Châu Phi.

      + Thị trường xuất nhập khẩu lao động nước ta hiện nay có 30 nước khác nhau và đang có xu thế phát triển mạnh hơn nhờ
chính sách mở rộng hợp tác quốc tế. Nhưng hoạt động này vẫn còn nhiều tồn tại lớn vì chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao tay
nghề thấp. Hoạt động này đã đem lại nhiều ưu việt trước hết là nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam và cũng góp phần
nâng cao dân trí và tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động Việt Nam. Tính đến năm 94 ta có khoảng 2% tổng nguồn lao động là ở
diện xuất khẩu đi nước ngoài.

- Đổi mới về hoạt động du lịch quốc tế.
Trước năm 90 hoạt động du lịch quốc tế hầu như chưa phát triển vì ta chưa thực hiện chính sách mở cửa mà du lịch quốc tế
mới ban đầu được phát triển từ năm 90 (năm du lịch cả nước). Sau năm 90 đến năm 92 ta đã đón được 34 vạn khách quốc tế, 93 đón
được 44 vạn, đến năm 94 ta đón được 1 triệu khách quốc tế.

Du lịch quốc tế ở nước ta còn nhiều khả năng phát triển mạnh vì nước ta có tài nguyên du lịch cả về tự nhiên lẫn văn hóa
lịch sử nhân văn rất đa dạng và hấp dẫn khách quốc tế điển hình về tự nhiên ta có di sản tự nhiên quốc tế và Vịnh Hạ Long, về di
sản văn hóa ta có phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn đặc biệt ta có nền văn hóa VN đậm đà, độc đáo và giàu bản sắc.

      + Tuy vậy hoạt động du lịch quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại vì cơ sở VCHT còn nghèo nàn lạc hậu, giá cả chưa hợp lý, đặc
biệt trình độ quản lý tổ chức, hướng dẫn du lịch còn thấp.

- Còn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thu đổi tiền ngoại tệ, bán hàng lưu niệm bằng tiền nước ngoài... thì cũng
được đổi mới mạnh mẽ cùng với sự đổi mới của các hoạt động kinh tế đối ngoại trên.

6 tháng 12 2018

a. Đường lối của kinh tế đối ngoại.

- Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật nước ngoài.

- Khai thác triệt để những thành tựu khoa học kĩ thuật, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kì với các nước khác.

b. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

- Xuất khẩu các sản phẩm chế biến (cơ khí giao thông vận tải, cơ khí điện tử thông tin..), chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

- Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp (lương thực, thực phẩm), nguyên liệu công nghiệp (gỗ, cao su, bông vải, khoáng sản...) và năng lượng (than, dầu mỏ).

c. Bạn hàng chủ yếu.

- Các nước phát triển: chiếm 50% tổng giá trị thương mại, chủ yếu Hoa Kì, EU, Ô-xtrây-li-a,...

- Các nước đang phát triển: chiếm trên 45% tổng giá trị thương mại, riêng các nước NIC chiếm 18%.

d. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức.

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (vốn FDI) đứng đầu thế giới, trong đó đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN tương đối lớn.

- Trong viện trợ phát triển (ODA), Nhật thuộc nước đứng đầu thế giới, đặc biệt Nhật dành tới 60% vốn này cho các nước ASEAN, riêng phần Việt Nam gần 1 tỉ USD (từ 1991 đến 2004).

e. Thành quả (từ 1990 đến 2004)

- Giá trị xuất và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn, đạt gần 1,96 lần so với 1,93 lần của nhập khẩu.

- Cán cân thương mại luôn dương, riêng năm 2004 giá trị xuất siêu cao nhất với 111,2 tỉ U

28 tháng 1 2019

Đáp án D

17 tháng 3 2017

Đáp án: D

24 tháng 9 2017

Đáp án A

3 tháng 5 2019

Đáp án: A