K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1.Tác giả

Phri-đrích Ăng - ghen (1820 - 1895) là nhà triết học người Đức, bạn thân của C.Mác. Ông còn là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng trong phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản. Di sản lí luận của Ăng-ghen là một phần quan trọng tronglys luận của chủ nghĩa Mác.

2. Tác phẩm

Bài điếu văn được viết sau thời điểm Các Mác qua đời và được đọc tại lễ an táng Các Mác. Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: thời điểm kết thúc sự hiện diện của con người đó trong thế giới của những người còn sống. Đối với các vĩ nhân đây cũng là thời điểm tổng kết cuộc đời bằng sự nhìn nhận đánh giá của bạn bè thân hữu, của đồng chí, đồng đội. Bản thân của sự đánh giá cho thấy tầm vóc của người được đánh giá. Điều đáng lưu ý là bài điếu văn này là sự đánh giá của một vĩ nhân đối với một vĩ nhân. Điều đó làm cho bài điếu văn có một tầm vóc và ý nghĩa sâu sắc đặc biệt.

II. Trả lời câu hỏi

1. Bài điếu văn có 7 đoạn và được chi làm ba phần:

- Phần mở đầu gồm đoạn 1 và 2. Đây là phần cho thấy không gian và thời gian liên quan đến sự ra đi của C.Mác. Thời gian và không gian ở đây là bình thường. Trong cái bình thường ấy là một vĩ nhân (cái khác thường, phi thường). Đây là hình thức đòn bẩy để tạo ra tầm vóc cho sự nhấn mạnh.

Tiếp đó là cách giới thiệu, không phải như giới thiệu một con người bình thường mà như một con người của một lĩnh vực đặc biệt. Trong cách giới thiệu đó, C.Mác hiện ra như một vĩ nhân của thế kỉ mà ông sống (thế kỉ XIX) mà tính chất vĩ nhân thể hiện khá rõ qua tính chất "nhà tư tưởng hiện đại". 

- Phần thứ hai (gồm đoạn 3,4,5 và 6) cũng là trọng tâm của bài, đề cập đến những cống hiến to lớn của Mác đối với sự nghiệp phát triển nhân loại.

- Phần kết thúc (đoạn 7) đề cập tới giá trị tổng quát các cống hiến của Mác. Các cống hiến đó đều hướng vào một mục tiêu chung là phục vụ lợi ích của nhân loại.

2. Những đóng góp của Mác khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số các nhà tư tưởng hiện đại":

- Cống hiến đầu tiên của C.Mác là "tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người" qua các thời ký lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng, quyết định kiến trúc thượng tần của xã hội.

- Cống hiến thứ hai là "tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra". Đó là quy luật về giá trị thặng dư.

- Cống hiền thứ ba, đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng, bởi vì "khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng" và " trước hết Mác là một nhà cách mạng", ở Mác "đấu tranh là hành động tự nhiên.

- Các cống hiến này được sắp xếp theo trật tự thăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trwocs, mặc dù chỉ có được một trong các cống hiến ấy cũng đã có thể xem là một vĩ nhân rồi.

3. Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc. Hình thức nghệ thuật ấy trở đi trở lại nhiều lần trong bài điếu văn:

Đoạn văn mở đầu chỉ có hai câu: Câu thứ nhất thông báo thời điểm C.Mác qua đời. Câu thứ hai cho biết sự ra đi thanh thản của bậc vĩ nhân ấy với một niềm nuối tiếc của người thân. Đoạn văn mở đầu đã tạo ra không khí để thể hiện một tình cảm tiếc thương vô hạn của những người còn sống đối với sự ra đi của Mác, đồng thời qua đó cũng cho thấy sự kính trọng của những người bạn, những người đồng chí của Mác đối với người đã ra đi.

Đoạn thứ hai cũng chỉ có hai câu văn và cũng chung giọng điệu tiếc thương và kính trọng ấy. Trong lời văn, Mác hiện ra với hai tư cách: một nàh cách mạng của giai cấp vô sản và một nhà khoa học lịch sử. Kết cấu trùng điệp được sử dụng ở đây nhằm nhấn mạnh sự vĩ nhân của Mác: 

Con người đó - ra đi = (là) một tổn thất không sao lường hết được.

Từ đó, cái chết ấy tạo ra một nỗi trống trải đối với nhân loại, đối với khoa học (tăng cấp). Sự kính trọng và thương tiếc theo đó mà được nhân lên nhiều lần. Cái chết của Mác trở thành nỗi mất mạt lớn của nhân loại.

Phần thứ hai của bài điếu văn, như chúng ta đã biết là phần tập trung đánh giá sự nghiệp của người đã khuất. Trong phần này, tác giả vẫn sử dụng hình thức lập luận theo lối kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh.

Mác được so sánh với các vĩ nhân khác cùng thời đại, với những thành tựu khoa học nổi tiếng của thời đại đó. Đó là sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa cùng thời đại, so sánh với những phát minh, những cống hiến quan trọng vượt tầm thời đại mà không phải ain cũng có thể làm được và không phải đã có từ thời đại trước. Cũng cần lưu ý là sự so sánh ở đây cũng mang tính chật một sự so sánh trùng điệp, tạo ra hiệu quả tăng cấp.

4. Bằng việc trình bày những phát hiện khoa học của Mác, Ăng-ghen đã gián tiếp thể hiện sự ngợi ca đối với những đóng góp và cống hiến của Mác cho nhân loại. Đồng thời, ngợi ca công lao của người đã khuất cũng chính là khẳng định và thể hiện sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với Mác.

5. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Mác "tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên", nói cách khác là Mác chống lại bất công, chống lại cường quyền và bạo quyền.

Mác bênh vực cho những người lao động, những người cùng khổ. Mác đem đến cho họ niềm tin vào hạnh phúc trong một thế giới, thế giới mà ở đó, người lao động thực sự là chủ nhân của xã hội.

Các cống hiến của Mác tất nhiên là tài sản chung của nhân loại. Các cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà nó còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.

 

27 tháng 7 2018

Lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:

- Trong tác phẩm này Ăng-ghen đã sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh tầng bậc nhằm làm nổi bật cống hiến vĩ đại của Mác với sự tiến bộ của nhân loại

- Trong hệ thống luận điểm rõ ràng, quan hệ chặt chẽ với nhau

   + Thông báo chính xác ngày giờ, thời điểm qua đời của Mác

   + Đánh giá sự nghiệp của ông: tìm ra quy luật phát triển của xã hội, phát hiện ra giá trị thặng dư, phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản

   + Bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất

7 tháng 12 2019

=> Đáp án C

10 tháng 4 2018

=> Đáp án C

27 tháng 10 2017

Chọn C

5 tháng 3 2017

Đáp án D

17 tháng 2 2019

Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại Các Mác, tác giả sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc:

- So sánh vượt trội:

- So sánh tương đồng:

+ Đác uyn tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ

+ Các Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người

- Tăng tiến:

+ Các Mác còn tìm ra giá trị thặng dư...)

+ Các Mác là một nhà cách mạng

→ Giá trị biểu đạt: Các Mác được so sánh với những đỉnh cao cùng thời (so với vĩ nhân, không phải ai cũng làm được

- Cách lập luận làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, sự kính trọng, tiếc thương của Ăng ghen và toàn nhân loại trước sự ra đi của ông

2 tháng 6 2017

Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp kết cấu tầng bậc (tăng tiến):

So sánh vượt trội:

- So sánh tương đồng:

+ Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ.

+ Các Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người.

- Tăng tiến:

+ Nhưng không chỉ có thế thôi (Các Mác còn phát hiện ra giá trị thặng dư...)

+ Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Các Mác (trước hết Các Mác là một nhà cách mạng...)

-> Hiệu quả biểu đạt: Các Mác được so sánh với các đỉnh cao cùng thời (so sánh với các vĩ nhân, so sánh với những phát minh nổi tiếng không phải ai cũng làm được) không những thế, Các Mác còn vượt qua những đỉnh cao ấy. Cách lập luận đó đã làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác và sự kính trọng, tiếc thương của Ăng-ghen và nhân loại trước sự ra đi của ông (Các Mác là đỉnh cao của mọi đỉnh cao).

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột nặng nề nên giai cấp công nhân thường xuyên nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công, biểu tình,…

- C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã khởi xướng nên học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, trang bị lý luận cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, soi đường cho cuộc đấu tranh của họ để xây đắp nên xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

18 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Hoài Thanh (1909 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trước Cách mạng, Hoài Thanh từng tham gia phong trào yêu nước và bị bắt.

Hoài Thanh viết văn từ năm mới ngoài 20 tuổi. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam.

2. Tác phẩm

Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới.

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong bài viết, theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là:

- Thơ thời nào cũng có cái hay, cái dở, cái kiệt xuất, cài tầm thường, lố lăng. Theo tác giả, chính sự xáo trộn ấy đã khiến cho việc chọn bài để so sánh, để cho thật hiểu cái "tinh thần của thơ mới" là không phải dễ.

- Nguyên nhân thứ hai khiến cho việc tìm hiểu cái "tinh thần thơ mới" khó là không phải ranh giới thơ mới - thơ cũ rạch ròi, dễ nhận ra.

Từ những khó khăn nêu trên, tác giả đã nêu ra những nhận diện sau:

- "Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn phải sánh bài hay với bài hay vậy."

- "... muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể".

2. Theo tác giả, điều cốt lõi làm nên "cái tinh thần thơ mới" là "cái tôi". Nhà phê bình giải thích:

- "Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi".

- Chữ tôi trước đây, nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chức ta - một chữ có thể chỉ chung nhiều người.

- Chữ tôi bây giờ là chữ tôi theo cái nghĩa tuyệt đối của nó. Nó mang theo "một quan nhiệm chưa tứng thấy ở xưa này: quan niệm cá nhân". Nó " xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!".

3. Tác giả đã lý giải " chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó" đến với thi đàn một cách bất ngờ,  "Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!". Sở dĩ có điều lạ lẫm ấy là vì:

- "Cái tôi" bây giờ không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lý Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn của Nguyễn Công Trứ. Cái tôi ngày nay rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng, mất lòng tin.

- Nói chung thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.

4. Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả và tiếng Việt vì họ nghĩ: "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua". Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải "tìm về dĩ vãng để tin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".

5. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng chúng ta vẫn thấy dễ hiểu và hấp hẫn bởi: Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đề. Cái khó là cái mới và cái cũ lại thường gặp ở ngay trong các nhà thơ cũ và mới. Cái cũ và cái mới thường liên tiếp nhau qua các thời đại. 

- Từ cách nhìn đó, tác giả nêu cách giải quyết bài toán một cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể.

- Đặt "cái tôi" trong quan hệ với cái ta để tìm xem những chố giống nhau và khác nhau.

- Đặc biệt là khi tìm cái mới của thơ mới và của các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn đề tong mối quan hệ với thời đại, với tâm lý con người thanh niên đương thời để phân tích sâu sắc "cái đáng thương, đáng tội nghiệp", cái "bi kịch" ở họ.

Bài viết có một tầm nhìn bao quát về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, đơn giản một chiều.

Bài viết có nhiều đoạn có tính khái quát cao nhưng cách viết rất già hình ảnh, rất mềm mại, uyển chuyển vì thế mà nó có sức khêu gợi cảm xúc cũng như hứng thú ở người đọc.