K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2016

          Qua bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, ta có thể cảm nhận đ­ược vẻ đẹp tâm hồn của ng­ười phụ nữ trong tình yêu. Ng­ười phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đ­ương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Ng­ười phụ nữ ấy thủy chung, nh­ưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Đó là những nét mới mẻ, “hiện đại” trong tình yêu.

         Tâm hồn ng­ười phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng: “vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên” (Thuyền và biển). Nh­ưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu nh­ư vậy rất gần gũi với mọi ngư­ời và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc

22 tháng 11 2018

Hình tượng sóng- người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:

    + Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết

    + Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”

- Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu

    + Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu

    + Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên

- Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu

    + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu

    + Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

    + Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao

    + Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt

23 tháng 8 2023

Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hai khổ thơ cuối là những lời thổ lộ chân thành của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu:

- Một tâm hồn khao khát yêu thương mãnh liệt, sôi nổi, rộn ràng, nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu và muốn chinh phục mọi giới hạn đặt ra để có tình yêu đích thực.

- Luôn trân trọng và thủy chung với tình yêu của mình.

- Rất chủ động, táo bạo và quyết liệt trong tình yêu nhưng cũng vô cùng nữ tính, dịu dàng.

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha: 

   Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

16 tháng 10 2021

Cảm ơn

6 tháng 4 2017

- Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ xuất phát từ sự đồng cảm, cảm thông, yêu quý tôn trọng đối vớ họ

- Chi tiết thể hiện: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

⇒ Người phụ nữ không thể tự quyết định cuộc đòi của mình, long đong lận đận thế nhưng họ vẫn giữ cho mình những phẩm chất cao đẹp nhất, thủy chung son sắt, đáng quý

3 tháng 3 2016

          Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng ng­ười con gái yêu đư­ơng, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình t­ượng sóng, bài thơ này còn có một hình t­ượng nữa là em - cái tôi trữ tình của nhà thơ. Tìm hiểu hình t­ượng “sóng”, không thể không xem xét nó trong mối tư­ơng quan với “em”.

          Hình tư­ợng sóng tr­ớc hết đ­ược gợi ra từ âm hư­ởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển cả liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn. Đó là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập, khao khát tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa nhịp với sóng biển.

          Qua hình t­ượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của ng­ười phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đ­ương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của ngư­ời con gái đang yêu đều có thể tìm thấy sự t­ương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.

14 tháng 2 2018

“Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút “tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” trong kiệt tác văn chương “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiêng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều” nhớ vợ con gia đình, nhớ quê hương, nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội…”. Mỗi tháng ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

 

Tháng giêng và mùa xuân Hà Nội. Mùa xuân Bắc Việt đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách “thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân “ và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không gì lạ hết”. Cách so sánh đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “ Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được…”, “ai cấm được…ai cấm được.. ai cấm được”. Chữ “thương” được nhắc lại 4 lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ” đầy ấn tượng và
rung động.

Là một khách tài từ yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím” rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần” yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu…tôi yêu.. và tôi cũng xây mộng… những yêu nhất…”.Thoáng gợi một câu thơ Kiều Nguyễn Du, một cách viết tài hoa.

Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, nơi mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” cùa mùa xuân quê huơng. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân Bắc Việt: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,  tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.. Tình  thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu Trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.


12 tháng 2 2018

ai nhanh nhất mình tích cho