K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2016

Mình gợi ý một bài để các bạn dễ tìm hơn nè:

Mỗi ngày dù bận rộn bao nhiêu, ta hãy luôn cố gắng, dành thời gian gửi đi những thông điệp yêu thương đến những người thân yêu, bạn bè và rộng lớn hơn; cho cộng đồng. Đó là một việc làm vô cùng thiết thực trong đời sống của mỗi con người chúng ta. Vậy mà, thường chúng ta lại hay bỏ quên, chỉ biết lao đầu vào công việc hoặc vui chơi vô độ …

Ta thử tưởng tượng một ngày nào đó, sợi dây thời gian của ta bỗng đứt phựt, ta mới hoảng hốt nhận ra rằng: “Mình chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa và cũng không còn đủ sức lực để dành cho những người thân yêu một chút tình yêu thương muộn màng”. Vậy thì, tại sao mỗi sớm mai thức dậy, ta không dành ra chút thời gian để biểu lộ tình yêu thương đến những người thân yêu. Chỉ cần gửi đi những tin nhắn yêu thương, những lời thăm hỏi, động viên … nếu sắp xếp được thời gian, hãy dành cho họ những quan tâm, chăm sóc ân cần.

Trong cuộc sống, đôi khi ta thường nhớ những điều không đáng nhớ và quên những điều mà lẽ ra ta không bao giờ được quên. Ta hãy học nhớ những phút giây hạnh phúc và quên đi lỗi lầm của nhau để có thể tha thứ và chấp nhận khiếm khuyết của những người mình yêu thương. Ta lựa chọn giữ niềm vui để quên đi muộn phiền, ta học yêu thương để xóa bỏ hận thù. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết nhớ và quên đúng lúc, là cách giúp chúng ta nếm trải tất cả vị ngọt đắng chua cay của cuộc đời. Từ đó ta mới biết gìn giữ vun đắp yêu thương. Ta phải biết đóng cánh cửa phía sau lại, vì còn nhiều cánh cửa phía trước đang chờ ta mở ra. Hạnh phúc đích thực mà ta có, là ta biết mang đến niềm vui cho những người xung quanh. Ta đừng để đến khi ngỡ ngàng nhận ra thời gian dành cho ta còn quá ngắn, lúc đó bao nhiêu hối tiếc, và bao nhiêu câu hỏi gạch ở mỗi đầu dòng là hai từ “nếu như”:

  • Nếu như, tôi biết chỉ còn vài tháng để gần gũi gia đình tôi đã không phung phí quá nhiều thời gian vào công việc hay những cuộc chơi vô độ …
  • Nếu như biết trước quỹ thời gian của tôi còn ngắn ngủi thế này, tôi sẽ dành thời gian chăm sóc và trò chuyện với các con nhiều hơn, sẽ quan tâm giành tình yêu cho vợ tôi thật thắm thiết chứ không sống vô tình như những ngày tháng qua.

Bao nhiêu … “nếu như” “nếu biết”, bao nhiêu dự tính, hứa hẹn chồng chất vẫn chưa thực hiện, nhưng quỹ thời gian không còn nữa.

Tôi đã đọc được ở đâu đó một trò chơi thế này:

“Có một ngân hàng: Mỗi buổi sáng họ mở cho bạn một tài khoản là 86.400 đô la. Nhưng trò chơi nào cũng phải có luật chơi của nó. Bạn phải tiêu hết số tiền ấy trong ngày hôm đó và số còn lại sẽ bị thu hồi vào buổi tối khi bạn lên giường ngủ, bạn không thể gian lận được, bạn không thể chuyển sang tài khoản khác được, bạn chỉ có thể tiêu xài nó. Nhưng mỗi sáng ngân hàng lại rót tiếp cho bạn 86.400 đô la nữa để bạn dùng trong một ngày. Ngân hàng có quyền ngừng cuộc chơi không cần báo trước, bất cứ lúc nào, ngân hàng cũng có thể thông báo là mọi việc đã kết thúc, họ sẽ đóng tài khoản ấy lại và không có tài khoản nào khác thay thế cả. Vậy thì bạn sẽ làm gì nào? Khi được một món quà như thế”

Chắc là mọi người, ai cũng nghĩ rằng: “ Tôi sẽ tìm mọi cách tiêu cho hết số tiền ấy cho đã thì thôi và sẽ tặng quà cho tất cả những người mà tôi yêu quí. Tôi sẽ cố làm cho những đồng tiền mà cái ngân hàng trong truyện cổ tích ấy cho tôi để mang niềm vui đến cho những người xung quanh, cả những người không quen biết”. Bởi vì chúng ta không tin là mình có thể tiêu hết 86.400 đô la mỗi ngày cho ta và cho người thân.

Thật ra, chúng ta không ai tin là có ngân hàng nào như thế trên cuộc đời phải không?

Ngân hàng trong truyện cổ tích ấy, chúng ta ai cũng có cả, đó chính là thời gian đấy. Mà ngân hàng thời gian thì chỉ có hạn thôi! Mỗi ngày chúng ta chỉ có một quỹ thời gian là 86.400 giây, và đến mười hai giờ đêm, chúng ta không được mang số giây chưa kịp sống của ngày hôm nay sang ngày mai, thời gian ngày hôm nay mà chúng ta không biết tận hưởng đã trôi qua rồi, như những tờ lịch cũ của ngày hôm qua không bao giờ có thể dùng lại cho ngày hôm sau. Và cứ thế, mỗi ngày trôi qua ta lại có 86.400 giây để sử dụng, trò chơi quanh đi quẩn lại chỉ có thế thôi. Nhưng ngân hàng trong mơ ấy có thể đóng tài khoản của chúng ta bất cứ lúc nào, không cần báo trước; bất cứ lúc nào, cuộc đời chúng ta cũng có thể dừng lại. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng 86.400 giây hàng ngày như thế nào đây? Vấn đề là ở chỗ ấy, chứ không phải là ta có bao nhiêu giây hay bao nhiêu đô la.

Thời gian không phải là vô tận, nhưng mấy ai hiểu và biết được hết. Cái khoảnh khắc ngắn ngủi được trông thấy nhau, được sống bên cạnh nhau quý giá biết chừng nào. Nhưng thường chúng ta không để ý và phung phí nó một cách vô tội vạ.

Hãy yêu thương nhau, dành cho những người thân yêu thật nhiều sự quan tâm bất cứ khi nào có thể. Vì biết đâu ngày mai không bao giờ đến. Ngày mai không phải là món quà dành cho tất cả mọi người.

Cuộc đời “may rủi” chỉ là một phần nhỏ trong số phận của chúng ta. Phần lớn là do chúng ta có dám lựa chọn và hành động hay không. Đừng chần chừ, hãy sống hết mình và yêu thương hết mức, mọi người ơi!



 

Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.

Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.

Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.

Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.

Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.

Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.

Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.

Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.

Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.

18 tháng 7 2021

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

17 tháng 8 2021

Tham khảo

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến, thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp. Đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Qua đó, ta thấy rằng chị Dậu là một người phụ nữ vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàn mạnh mẽ.

3 tháng 7 2019

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

 

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

 

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

4 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

22 tháng 5 2021

Tình yêu thương là sự cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,… Trong xã hội còn rất nhiều người cùng khổ, việc chúng ta yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ những người đó sẽ xoa dịu, xoa dịu nỗi đau. nỗi đau của họ thì xã hội cũng sẽ phát triển tươi đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. Mỗi người biết chia sẻ và yêu thương người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này trở nên tình cảm hơn, văn minh hơn. Trong cuộc sống, có rất nhiều người chọn cách thể hiện tình yêu của mình bằng cách làm từ thiện. Nhờ các quỹ từ thiện, nhiều trẻ em vùng sâu, vùng xa đã được đến trường, có cơm ăn, áo mặc, được hỗ trợ, động viên, khuyến khích các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường để vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào điều thực tế, con người ta sống để yêu thương nhiều người ích kỷ, không biết quan tâm đến mọi người xung quanh, không biết chia sẻ với những số phận kém may mắn, nhiều người lợi dụng tình yêu để tạo tiếng tăm cho mình. , bên cạnh đó một số người luôn dựa vào lòng tốt của người khác. Mỗi chúng ta hãy biết phê phán những người có hành động, lối sống sai trái biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh để cuộc sống tốt đẹp hơn.

22 tháng 5 2021

cho mk hỏi là đây có phải là đoạn văn diễn dịch k ạ

 

12 tháng 12 2016

mọi người trả lời giúp mình đi mà please

 

14 tháng 12 2016

sao k ai tra loi the