K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2016

hơi khó

18 tháng 3 2018

Quan sát đàn bầu, ta thấy đàn bầu chỉ có 1 dây. Một đầu của dây đàn cố định, còn đầu kia gắn với cần đàn, có thể uốn được dễ dàng. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay uốn cần đàn để thay đổi độ căng của dây đàn. Nhờ đó, tần số dao động của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ khác nhau.

25 tháng 5 2016

Vì đàn bầu chỉ có một dây. Khi biểu diễn nghệ sĩ dùng tay để thay đổi độ căng của dây đàn nên tần số của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ thay đổi

25 tháng 5 2016

Đàn bầu chỉ có 1 dây,1 đầu gắn vào thân đàn, 1 đầu nối vào 1 cái cần dài có thể uốn như bạn vẫn thường thấy.khi chơi đàn người nghệ sĩ gẩy vào dây đàn làm dây đàn rung lên tạo ra âm thanh.khi cần bị uốn sẽ làm cho độ căng của dây đàn thay đổi (uốn ra thì căng thêm, uốn vào thì trùng xuống) dẫn đến độ rung của dây thay đổi làm âm sắc phát ra thay đổi.(Hiện tượng này rất dễ để kiểm chứng bằng thí nghiệm đấy!) 
Như vậy người nghệ sĩ uốn cần đàn là để thay đổi âm sắc của cây đàn theo điệu nhạc. 

Chúc bạn học tốt!hihi

3 tháng 10 2017

Khi bấm vào các phím đàn trên cùng một dây là ta đã thay đổi chiều dài của dây đàn đó. Dây đàn càng ngắn thì âm phát ra càng cao, do đó tần số dao động của dây càng cao.

28 tháng 12 2020

Người nghệ sĩ dùng tay gảy đàn, tay còn lại tác dụng lên cây đàn đẻ thay đổi độ căng của dây đàn. Do tần số của âm thanh do đàn phát ra phụ thuộc vào độ căng của dây đàn ( cụ thể, dây đàn càng căng thì âm thanh phát ra có tần số càng lớn), nên bằng cách thay đổi căng của dây đàn, người nghệ sĩ có thể tạo ra các âm thanh trầm, bổng kacs nhau nhờ tay điều khiển.

30 tháng 12 2020

Đây là gảy đàn hay là uốn cần đàn vậy bạn

31 tháng 1 2018

Đáp án: D

Vì vật phát ra âm gọi là nguồn âm nên khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc là do dây đàn dao động phát ra âm.

16 tháng 1 2017

khi thay đổi vị trí bấm đàn, tần số âm thanh của dây đàn cũng bị thay đổi nên khi bạn thay đổi vị trí bấm tiếng đàn sẽ phát ra trầm hơn hoặc cao hơn

còn khi muốn thay đổi độ to của tiếng đàn thì chỉ cần gảy mạnh lên dây là được ^^

3 tháng 7 2017

Khi gảy vào mỗi phím khác nhau trên cùng một dây <=> thay đổi chiều dài của dây đàn. Dây càng ngắn => Tần số dao động cao => Âm phát ra cao (và ngược lại)

a) Người nghệ sĩ làm như vậy để dây đàn căng hơn hoặc chùng xuống. 

+ Dây đàn căng, kéo dây đàn thì dây đàn dao động nhanh

=> Tần số dao động lớn

=> Âm phát ra cao.
+ Dây đàn chùng, kéo dây đàn thì dây đàn dao động chậm

=> Tần số dao động nhỏ

=> Âm phát ra thấp.

b)

- Cách 1: Mắc 2 đèn song song với nhau và mắc vào nguồn điện 6V :

\(U=U_1=U_2=6V\)

- Cách 2: Mắc 2 đèn nối tiếp với nhau và mắc vào nguồn điện 12V :

\(U=U_1+U_2=12V\)

26 tháng 5 2016

a,Vì đàn bầu chỉ có một dây. Khi biểu diễn nghệ sĩ dùng tay để thay đổi độ căng của dây đàn nên tần số của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ thay đổi
 

24 tháng 10 2019

Câu 1: - Khi gảy đàn ghita, dây đàn và không khí trong hộp đàn dao động phát ra các "nốt nhạc"

- Khi thổi sáo, cột không khí trong sáo dao động phát ra các "nốt nhạc"

Câu 2: Quan sát đàn bầu, ta thấy đàn bầu chỉ có 1 dây. Một đầu của dây đàn cố định, còn đầu kia gắn với cần đàn, có thể uốn được dễ dàng. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay uốn cần đàn để thay đổi độ căng của dây đàn. Nhờ đó, tần số dao động của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ khác nhau.

24 tháng 10 2019

Câu 1:

Bộ phận dao động phát ra “nốt nhạc” khi gảy dây đàn ghita là: dây đàn và không khí trong hộp đàn

Bộ phận dao động phát ra “nốt nhạc” khi thổi sáo là: cột không khí trong ống sáo

Câu 2:

Quan sát đàn bầu, ta thấy đàn bầu chỉ có một dây. Một đầu của dây đàn gắn cố định, còn đầu kia gắn với cần đàn có thể uốn được dễ dàng. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay uốn cần đàn để thay đổi độ căng của dây đàn. Nhờ đó, tần số dao động của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ khác nhau.

Chúc bạn học tốt!