K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2016

Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia ra làm 2 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ). ở mỗi quận có một viên cai trị gọi là quan sứ hay điền sứ với tư cách là sứ giả của nhà vua.

Các lạc tướng đều dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ. Bên cạnh các viên quan sứ còn có 1 viên chức quan võ (tả tướng) và một số quân đồn trú đề kiềm chế các lạc tướng. Bên dưới quận chưa hề có một tổ chức hành chính nào khác. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của Âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trù.

-Từ 111 tr.CN sau khi chinh phục được Nam Việt, nhà Tây Hán đã thay nàh Triệu cai trị Âu Lạc. Nhà Hán chia vùng đất mới chiếm ra làm 9 quận là Đạm Nhic, Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (thuộc Quảng Đông, Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc bộ Việt Nam), Cửu Chân (vùng Thanh – Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (Quảng Bình  Quảng Nam). Năm 106 nhà Tây Hán đặt châu Giao Chỉ để thống suất 7 quận miền lục địa. Trụ sở của châu đặt tại quận Giao Chỉ -là quận lớn nhất, tại đất Mê Linh. Đứng đầu châu là một viên thứ sử phụ trách công việc của các quận. Mỗi quận có 1 viên thái thú và 1 viên đô uý (cai quản hành chính – dân sự, quân sự). Dưới quận là huyện từ các bộ phận chuyển thành. Các lạc tướng vẫn nắm quyền cai trị và vẫn được thế tập nhưng đổi gọi là huyện lệnh.

Tuy nhà Hán đã áp đặt được bộ máy ở cấp châu, quận nhưng ở cấp huyện và cấp cơ sở, bộ máy quản lý hành chính cổ truyền của người Việt hầu như vẫn được giữ nguyên.

Từ 23 – 220 nhà Đông Hán thay thế nhà Tây Hán cai trị Âu Lạc và tổ chức bộ máy đô hộ hoàn thiện hơn. Đứng đầu châu Giao Chỉ là chức châu mục, đến năm 42 đổi lại thành thứ sử. Thứ sử phải luôn trụ tại sử làm việc và cử người thay mặt mình về triều đình báo cáo. Giúp việc châu mục có các lại viên gọi là tòng sự sử gồm 7 người: công tào tòng phụ trách việc tuyển bổ quan lại, tào tòng sự … ở cấp quận, ngoài viên thái thú còn đặt thêm chức quận thừa giúp việc và thay thế khi thái thú vắng mặt. ở nhiều quận biên giới đặt 1 viên thừa (ngạch quan văn) làm trưởng sử giúp thái thú. Đến 38, các quận biên giới bỏ chức thái thú và quận thừa, tất cả quyền hành tập trung vào thừa trưởng sử. Thái thú nắm cả quyền quản lý hành chính xét xử và chỉ huy quân sự. Bộ máy hành chính cấp quận chia thành các tào, đứng đầu là các duyên sử, tuỳ từng quận mà có thế đặt thêm chức quan diêm quan, thiết quan (đúc chế sắt), công quan (thu thuế thủ công nghiệp)…

Các huyện thuộc quận, đứng đầu là huyện lệnh, huyện trưởng do các lạc tướng nắm giữ, ăn lương nhà nước. Dưới huyện lệnh là 1 viên thừa (quan văn) và 2 viên uý (quan võ) giúp việc. Bộ máy hành chính cấp huyện cũng chia thành các tào chuyên trách.

Địa bàn nước ta khi ấy nằm trên 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

+Quận Giao Chỉ chia ra 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lâu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Theo Đào Duy Anh: “Quận Giao Chỉ ở đời Hán là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền Tây Bắc còn ở ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán, 1 góc tây nam tỉnh Ninh Bình bây giờ là địa đầu của quận Cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình  Kim Sơn (Ninh Bình) bấy giờ chưa được bồi đắp, lại phải thêm, vào đấy một vùng về phía tây nam Quảng Tây”.

+Quận Cửu Chân chia làm 7 huyện: Tư Phố, Cư Long, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên.

+Quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ ảnh, Lê Dung, Tây Quyển, Tương Lâm.

21 tháng 9 2017

ai biết câu này giúp với

1 tháng 3 2021

- Thời Triệu Đà: Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

- Nhà Hán: chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam; gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

- Nhà Ngô: tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

- Nhà Lương: chia Âu Lạc thành: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

- Nhà Đường: đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

bn tham khảo https://loigiaihay.com/trong-thoi-gian-bac-thuoc-nuoc-ta-da-bi-mat-ten-bi-chia-ra-nhap-vao-voi-cac-quan-huyen-cua-trung-quoc-voi-nhung-ten-goi-khac-nhau-nhu-the-nao-c81a14281.html

26 tháng 1 2021

Câu 1: 

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu( nước Âu Lạc cũ).Đầu thế kỉ VI, nhà Lương thành lập và đô hộ Giao Châu, chia thành 6 châu: Giao Châu ( vùng đồng bằng & trung du Bắc Bộ), Ái Châu( Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ An & Hà Tĩnh) & Hoàng Châu (Quảng Ninh).Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản 12 châu, trong đó đất Âu Lạc cũ bị chai thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu ( Bắc Trung Bộ ngày nay).

 

1 tháng 10 2016

Câu 3:Nêu những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X?

=> Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu( nước Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương thành lập và đô hộ Giao Châu, chia thành 6 châu: Giao Châu ( vùng đồng bằng & trung du Bắc Bộ), Ái Châu( Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ An & Hà Tĩnh) & Hoàng Châu (Quảng Ninh).

Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản 12 châu, trong đó đất Âu Lạc cũ bị chai thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu ( Bắc Trung Bộ ngày nay).

20 tháng 12 2016

_ Nhà Hán : Chia nước ta thành 3 quận ( Giao chỉ , Cửu Chân , Nhật Nam và gộp vs 6 quận của Trung Quốc )=> Châu Giao

_ Nhà Ngô : Tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu => Giao Châu

_ Nhà Lương : Chia nước ta thành 6 châu ( đồng bằng và trung du Bắc Bộ ) , Ái Châu ( Thanh Hóa ) , Đức Châu , Lợi Châu , Minh Châu ( Nghệ Tĩnh ) và Hoàng Châu ( Quảng Ninh ) => Giao Châu

_ Nhà Đường : An Nam Đô Hộ phủ

 

11 tháng 1 2019

Nêu những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X?

=> Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu( nước Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương thành lập và đô hộ Giao Châu, chia thành 6 châu: Giao Châu ( vùng đồng bằng & trung du Bắc Bộ), Ái Châu( Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ An & Hà Tĩnh) & Hoàng Châu (Quảng Ninh).

Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản 12 châu, trong đó đất Âu Lạc cũ bị chai thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu ( Bắc Trung Bộ ngày nay).

23 tháng 1 2016

* Các chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta:
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu lạc vào Nam việt và chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm và chia Âu Lạc thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
- Nhà Hán sáp nhập vùng đất của người Chăm cổ vào quận Nhật Nam và đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Đến đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Đến đầu thế kỉ VI, nước ta bị nhà Lương đô hộ. Cuối thế kỉ VI, bị nhà Tùy đô hộ.
- Đến năm 618, bị nhà Đường thống trị.

23 tháng 1 2016

* Các chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta:
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu lạc vào Nam việt và chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm và chia Âu Lạc thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
- Nhà Hán sáp nhập vùng đất của người Chăm cổ vào quận Nhật Nam và đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Đến đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Đến đầu thế kỉ VI, nước ta bị nhà Lương đô hộ. Cuối thế kỉ VI, bị nhà Tùy đô hộ.
- Đến năm 618, bị nhà Đường thống trị.

22 tháng 1 2016

- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt và chia Âu Lạc --> 2 quận: Giao chỉ và Cửu chân. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm và chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao chỉ, Cửu chân và Nhật nam gộp với 6 quận của TQ thành Châu giao. Nhà Hán sáp nhập vùng đất của người Chăm cổ vào quận Nhật nam và đặt ra huyện Tượng Lâm. Đến đầu TK 3, nhà Ngô tách Châu giao --> Quảng châu ( thuộc TQ ) và Giao châu ( nước Âu Lạc cũ ). Đến đầu TK 6, nước ta bị nhà Lương đô hộ. Cuối TK 6, bị nhà Tuỳ đô hộ. Năm 618, bị nhà Đường thống trị.                                                                                                                                                             

- Các triều đại p. kiến p.Bắc thường tổ chức lại bộ máy cai trị nhằm biến nước ta thành 1 đơn vị hành chính của TQ. DẪN CHỨNG:  Thời nhà Triệu chúng chia nước ta --> 2 quận: Giao chỉ và Cửu chân. Thời nhà Hán chia nước ta --> 3 quận. Nhà Ngô thì nước ta gọi: Giao châu. Nhà Lương chia nước ta --> 6 quận: Giao châu, Ái châu, Đức châu, Lợi chau, Minh châu, Hoàng châu. Thời nhà Đường chia nước ta thành 6 quận: Giao châu, Phong châu, Trường châu, Phúc Lộc châu, Hoan châu,Ái châu.                                                                           - Phương thức bóc lột cơ bản: Đặt ra nhiều thứ thuế và tan thu nguon cua cai. Nha Han boc lot bang thue va cong nap. Nha Han giu doc quyen san xuat, buon ban sat va muoi vi day la 2 mat hang thiet yeu. Thoi nha Duong boc lot chu yeu: To, Dung, Dieu, cong nap, bat nop thue muoi, sat, day,gai,...Bat tho thu cong tai gioi sang TQ.                                                                                                                                                                  +Nong nghiep: Su dung cong cu sat va suc keo trau, bo pho bien. Dung phan bon, lua lam 2 vu/nam. Biet dung ky thuat: " Con trung diet con trung ".                                                                                                                          + Thuong nghiep: Chinh quyen do ho giu doc quyen ngoai thuong.                                                                       mmmm+ Thu cong nghiep: Cac nghe ren sat, che tac trang suc va lam do gom rat phat trien. Vai to chuoi la dac san cua Au Lac.

6 tháng 2 2017

bn có chép sách ko

29 tháng 4 2019

Câu 1:

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Câu 2:

- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...

- Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

8 tháng 3 2022

Câu 1:

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Câu 2:

- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...

- Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.