K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2016

I. Văn học, nghệ thuật:

  1. Văn học.

Cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ:

  • Văn học dân gian: tục ngữ ca dao, truyện nôm dài.
  • Văn học viết bằng chữ nôm phát triển:Truyện Kiều-Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương
  • Phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân. 

     2. Nghệ thuật:

  • Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu, chèo,tuồng, quan họ lý, hát dăm ở miền xuôi, hát lượn hát xoan ở miền núi.
  • Tranh dân gian mang đậm tính dân tộc, đấu vật, chăn trâu thổi sao,dong tranh Đông Hồ.
  • Kiến trúc: Chùa Tây Phương, Đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh).
  • Nghệ thuật tạc tượng , đúc đồng rất tài hoa.

II.Giải thích:

    -Vì đây là giai đoạn khủng hoảng của chế độ phong kiến-giai đoạn mà cơn bão táp cách mạng sôi động trong lịch sử -> văn học phát triển mạnh, phản ánh hiện thực xã hội.

12 tháng 2 2022

Nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển , vì:

- Đây là thời kì nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển, sau khi đời sống được ổn định nhân dân có nhu cầu sinh hoạt tinh thần sau những ngày lao động vất vả.

- Công thương nghiệp phát triển dẫn đến hoạt động giao lưu giữa các vùng miền, cùng với đó là sự giao lưu về văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian có điều kiện lan rộng.

- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền,…

them khẻo:>

 

19 tháng 4 2017

- Sự phát triển rực rỡ của văn hoá Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên sự phát triển ngày càng phong phú và hoàn thiện của chữ Nôm - chữ Quốc âm. Khẳng định sự tự chủ trong văn học dân tộc.

- Văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng, chứng tỏ cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán về số lượng và chất lượng.

12 tháng 12 2018

vào link này nhé em https://h.vn/hoi-dap/question/144781.html

10 tháng 4 2017

Câu 1 :

Để trả lời câu hỏi sự phát triển rực rỡ của văn hoá Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ văn hoá của dân tộc ta, cần biết được ý nghĩa của sự ra đời chữ Nôm và văn thơ bằng chữ Nôm ; sự phát triển rực rỡ cũng như nội dung các tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm đã phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội, sự thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam đương thời, điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, rực rỡ của văn hoá dân tộc, ngôn ngữ dân tộc Việt Nam.

Câu 2 :

Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ trước. Dựa vào SGK, nội dung về tình hình và đặc điểm của văn nghệ dân gian và các công trình kiến trúc nổi tiếng so sánh với thời kì trước để thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nước ta bấy giờ.

6 tháng 5 2021

Sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII, biểu hiện:

- Các câu truyện dân gian như truyện Trạng Trình, Trạng Lợn,… truyện tiếu lâm.

- Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.

- Các loại hình biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật.

- Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn như chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ,… với những nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.

- Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng, phong phú với các loại hình chèo, tuồng, hát ả đào,... Khắp nông thôn, đâu cũng có gánh hát.

Vì:

- Đây là thời kì nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển, sau khi đời sống được ổn định nhân dân có nhu cầu sinh hoạt tinh thần sau những ngày lao động vất vả.

- Công thương nghiệp phát triển dẫn đến hoạt động giao lưu giữa các vùng miền, cùng với đó là sự giao lưu về văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian có điều kiện lan rộng.

- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền,…


 

 

6 tháng 5 2018

Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết, thần thoại,truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo