K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2016

Tiến hóa về hô hấp:

- Hệ hô hấp có chức năng lấy khí oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể và thải khí cacbonic từ cơ thể ra ngoài môi trường

- Hệ hô hấp đc tiến hóa từ những loài cơ quan hô hấp chưa phân hóa (trùng biến hình, thủy tức..) đến những loài có cơ quan hô hấp đơn giản qua da (giun đất ), nhờ hệ ống khí ( châu chấu), hô hấp bằng phổi và da ( ếch đồng) và hoàn chỉnh hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi ( các loài thú, các loài động vật có vú)

Tiến hóa về tuần hoàn:

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng: khí oxi, hooc môn, enzim đến các mô và tế bào, đông thời vận chuyển các chất tiết, khí cacbonic do tế bào và mô tiết ra

- Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm tim, động mạch và tĩnh mạch

+ Ở các động vật chưa có xương sống chưa xuất hiện hệ tuần hoàn

+ Các loài cá tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

+ Các loài động vật có xương sống trên cạn có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (lưỡng cư) và 3 ngăn có vách hụt như bò sát, máu đi nuôi cơ thể là máu pha

+ Ở chim và thú tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

11 tháng 5 2016

Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các ngành động vật:

 

Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá( Động vật nguyên sinh, Ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ( Giun đốt, chân khớp)  đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ (Động vật có xương sống).

Ở động vật có xương sống có tim 2 ngăn ( Cá), tim 3 ngăn( Lưỡng cư), tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt ( Bò sát), tim 4 ngăn ( Chim, Thú).

 

chúc bạn học tốt !!

14 tháng 6 2016

Trong quá trình tiến hóa của động vật các hệ cơ quan được hình thành và hòan chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hóa nghĩa là ở các hệ cơ quan có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo cho chức năng sinh lí phức tạp thích nghi được với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật

2 tháng 5 2016

Cơ quan sinh sản của cây thông là nón ( nón đực và nón cái ).

2 tháng 5 2016

Trần Việt Hà ơi, bạn nhầm lớp 7 với lớp 6 rồi nhé

 

30 tháng 12 2016
# Ngành động vật Đại diện Hệ tuần hoàn Hệ hô hấp
1 Động vật nguyên sinh Trùng biến hình Chưa phân hóa Chưa phân hóa
2 Ruột khoang Thủy tức Chưa phân hóa Chưa phân hóa
3 Các ngành giun (Giun tròn, giun dẹp, giun đốt) Giun đốt Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn kín Hô hấp qua da
4 Thân mềm Ốc sên, mực… Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở Hô hấp qua mang đối với nhóm ở nước/ phổi đối với nhóm ở cạn
5 Chân khớp (Giáp xác, hình nhện, sâu bọ) Châu chấu Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn hở Hô hấp qua hệ thống ống khí
6 Động vật có xương sống - Lớp cá Cá chép 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng mang
7 Động vật có xương sống - Lớp lưỡng cư Ếch 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng phổi, da
8 Động vật có xương sống - Lớp bò sát Thằn lằn 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng phổi
9 Động vật có xương sống - Lớp chim Chim bồ câu 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng phổi, túi khí
10 Động vật có xương sống - Lớp thú Thỏ 3 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín Hô hấp bằng phổi
16 tháng 4 2019

hoi the bo ma cha thang nao tra loi duoc.bo may moi lop 5

16 tháng 4 2019

Thì mk đâu mượn bạn trả lời ai lớp 7 vào trả lời chứ. Mắc mớ j bạn lớp 5 mà vô trả lời rảnh rỗi sinh nông nổi à

so sánh hệ tuần hoàn của lưỡng cư và bò sát

so sánh hệ tuần hoàn của bò sát và chim

17 tháng 3 2019

Hệ tuần hoàn của lưỡng cư (ếch) Xuất hiện vòng tuần hoàn fổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim ba ngăn ==> máu đi nuôi cơ thể là máu pha. 
Hệ tuần hoàn của bò sát (thằn lằn):thì tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa => máu đi nuôi cơ thể ít bị fa hơn 
Hệ tuần hoàn của chim thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn.

27 tháng 4 2016

1/ Hô hấp qua bề mặt cơ thể \(\rightarrow\)Hô hấp bằng hệ thống ống khí\(\rightarrow\)Hô hấp bằng mang\(\rightarrow\) Hô hấp bằng phổi 

2/Trong quá trình tiến hóa của động vật hệ tuần hoàn đã dần dần được hình thành và được hoàn thiện:

+ Bọn ruột khoang chưa có mạch máu và máu chảy, trao đổi chất chuyển dịch thụ động trong các nhánh của ốngtiêu hóa nhờ cử động của cơ thể.

+ Bọn chân đốt đã có máu và hệ thống ống giúp máu chảy thành dòng nhưng hệ thống này còn hở

.+ Lớp giun đất và động vật có day sống đã hình thành hệ thống mạch kín nhưng machju chưa đàn hồi nên máu chảy trong mạch là nhờ cử động của ống tiêu hóa và hệ cơ.

+ trong quá trình tiến hóa, xuất hiện những đoạn mạch có khả năng co bóp sau này một trong những đoạn mạch ấy được chuyển thành tim bởi sự tăng độ dày của nó lên nhiều lần.

+ Bọn thân mền đã có sự phân chia mạch máu thành động mạch và tĩnh mạch, hai loại này co sự khác nhau.

+ Ở lớp cá, tim đã được chia làm hai ngăn: tâm nhĩ và tâm thất.+ Lớp lưỡng cư, tim đã có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.

+ Bọn bò sát bậc cao, tim đã có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất nhưng vẫn còn lỗ thông giữa nửa tim trái với nửa tim phải.
 

 

27 tháng 4 2016

mk mới lớp 6

không trả lời được

11 tháng 5 2016

Sự biến hóa của hai hệ này được thể hiện ở sự tiến hóa về cấu tạo và chức năng phức tạp hơn:

1. Hệ tuần hoàn

+ Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn được bảo vệ trong khoang ngực (tim,...)

+ Cấu tạo có tim 4 ngăn cùng hệ mạch tạo 2 vòng tuần hoàn

+ Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể -> trao đổi chất mạnh

2. Hệ hô hấp

+ Bao gồm: phổi, khí quản, phế quản

+ Phổi lớn gồm nhiều túi phổi với mạng mao mạch dày đặc

-> việc thực hiện trao đổi chất dễ dàng

+ Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự co giãn các cơ liên sườn và cơ hoành!

20 tháng 5 2016

Sự khác nhau về hệ tiêu hóa của lớp lưỡng cư,bò sát và lớp thú là:

Lưỡng cưBò sátThú

-Miệng có lưỡi phóng ra bắt mồi.

-Có dạ dày,ruột ngắn,gan-mật lớn,có tuyến tụy.

-Ruột già có khả năng hập thụ lại nước.Thải ra phân đặc.

-Bộ răng có 2 loại.

-Ruột và manh tràng lớn.

 

Sự khác nhau về hệ tuần hoàn của lớp lưỡng cư,bò sát và lớp thú là:

Lưỡng cưBò sátThú

-Tim có 3 ngăn:

+ 2 tâm nhĩ.

+1 tâm thất.

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu pha

-Tim có 3 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+1 tâm thất

+ Có vách hụt.

-Có 2 vòng tuần hoàn

-Máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha

-Tim có 4 ngăn:

+ 2 tâm nhĩ

+2 tâm thất

-Có 2 vòng tuần hoàn.

-Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

 

Sự khác nhau về hệ hô hấp của lớp lưỡng cư,bò sát và lớp thú là:

Lưỡng cưBò sátThú

-Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng bạ của thềm miệng.

-Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.

-Phổi có nhiều vách ngăn.-Có nhiều túi phổi.