K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2023

    Mở đầu khổ hai của tác phẩm “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”.

Với hình ảnh “sông dềnh dàng”, tác giả dùng biện pháp nhân hoá kết hợp với từ láy “dềnh dàng” để khắc hoạ dòng sông trôi chậm hơn, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản và sông “dềnh dàng” bởi khi sang thu mưa ít hơn, dòng sông không phải chở những dòng nước lũ. Thi sĩ dùng biện pháp nhân hoá cùng tính từ “vội vã” để cho thấy chim vội vã bay về tổ sau một ngày dài kiếm ăn vì mùa thu trời nhanh tối hơn. Hình ảnh “sông dềnh dàng” đối lập với hình ảnh “chim vội vã”, từ đó thể hiện sự vận động tương phản của sự vật và sự phong phú của thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa. Hơn nữa, phó từ “được lúc”, “bắt đầu” thể hiện thu vừa mới chớm, từ đó cho thấy khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên. Tiếp đến, ông viết:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”.

Nhà thơ lại sử dụng nghệ thuật nhân hoá “vắt nửa mình” để cho thấy mây mỏng và mềm mại như dải lụa vắt ngang trên bầu trời. Đám mây như ranh giới giữa hai mùa: hạ và thu, một nửa nghiêng về mùa hạ, một nửa nghiêng về mùa thu. Đám mây như còn vương vấn, bịn rịn chưa muốn chia tay mùa hạ, chưa vội sang thu. Cũng giống như con người vẫn còn chùng chình, lưu luyến tuổi trẻ, chưa muốn sang thu của cuộc đời. Ôi, khổ thơ đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của thi nhân trong khoảnh khắc giao mùa. Tóm lại, bằng việc sử dụng thành công biện pháp nhân hoá cùng với tính từ, nghệ thuật đối lập, phó từ, cảm nhận tín hiệu thu về trong không gian dài cao rộng của Hữu Thỉnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

7 tháng 4 2022

The soldiers are holding their guns while practicing marching. 

Thank bn nha~!!


Thế là một mùa hè lại đến. Ánh nắng vàng buổi sớm nhảy nhót trên khung cửa sổ, đánh thức tôi dậy để cùng hòa vào không khí tràn ngập sắc hương…
Như thường lệ, tôi bước ra vườn. Đi chân đất trên hàng sỏi, thật mát lạnh và sảng khoái làm sao. vẫn khu vườn ấy, vẫn hàng sỏi ấy, mà sao hôm nay tôi lại cảm thấy nó đặc biệt đến vậy. Dường như vòm trời hôm nay cao vời vợi, chỉ thoáng vài gợn mây trắng lững lờ trôi. Cây trong vườn trải dài một màu xanh um tùm. Cả vườn thơm mùi nắng mới. Những đốm nắng xuyên qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất tạo thành những dải hoa cúc tuyệt đẹp. Sau trận mưa đêm qua, lá cây xanh bóng loáng. Mỗi khi chị gió ghé qua, những giọt nước còn đọng trên lá lại rơi lộp bộp…
Nhìn kìa! Khắp nơi, khắp phía đều có nhiều hoa đẹp. Hoa nở muôn hình muôn vẻ. Mỗi loài hoa đểu có một màu sắc riên

30 tháng 10 2021

O Hen-ri là nhà văn người Mỹ đổi tiếng với những tác phẩm truyện ngắn. Những sáng tác của ông viết về nhiều để tải khác nhau nhưng có lẽ ông dành nhiều thời gian tình cảm những trang viết của mình về những số phận nghèo khổ bất hạnh trong xã hội và trong số đó truyện ngắn chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn hay nhất của ông. Đọc truyện ngắn chiếc lá cuối cùng người đọc không chuyển tượng mối tình cảm chân thành thắm thiết của những người nghệ sĩ mà qua câu chuyện ấy giúp chúng ta cảm nhận được những điều đặc biệt ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng sức mạnh to lớn của hội họa. Chơi hát chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật lô hội tụ tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả. Chưa cả một đời mình cụ bơ men luôn ao ước vẽ được một kiểu tóc nhưng mãi đến khi tuổi già cũ vẫn chưa thể thực hiện được mong ước ấy của mình Mùa Đông năm ấy Giôn-xi- một cô họa sĩ trẻ bị bệnh nặng ngày ngày cô tuyệt vọng đến những chiếc lá thường xuyên rơi và đến lúc nào những lá thường xuân kia rụng hết thì cô cũng chết. Tình thương sự đồng cảm với cô gái trẻ có lẽ là nguồn động lực để cụ bơ men vẽ chiếc lá cuối cùng bức tranh được xem là kiệt tác trong suốt cuộc đời của họ. Chiếc lá thường xuyên cuối cùng mà cụ vẽ thật tuyệt nó giống như một chiếc lá thật cần giống lá còn giữ màu xanh sẫm nhưng với dừa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa. Chiếc lá thường xuân cuối cùng bức tranh tuyệt tác ấy đã được cụ bơ-men thực hiện trong một đêm mưa bão với trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng. Và để rồi sau đêm bão bùng ấy cumin đã chết vì căn bệnh viêm phổi. Google maps đã âm thầm lặng lẽ hy sinh vì nghệ thuật vì tình yêu thương to lớn là cụ dành cho giôn-xi. Bức tranh chiếc lá cuối cùng ấy không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật mà còn là hiện thân cho sự hy sinh cao cả thầm lặng và tình yêu thương sâu sắc của cụ bơ-men. Cụ bơ-men hy sinh vì nghệ thuật vì tình yêu dành cho Giôn-xi và đó chính là mục đích cao cả của sáng tạo nghệ thuật. Thêm vào đó chiếc lá cuối cùng bức tranh nghệ thuật kiệt tác còn mang trong mình sức mạnh to lớn của hội họa của nghệ thuật mang đến hy vọng khát vọng sống và sự hồi sinh cho con người. Sau đêm mưa bão rồi sáng hôm sau cả xiu và giôn-xi đều nghĩ sẽ chẳng còn chiếc lá nào nữa nhưng không chiếc lá cuối cùng vẫn còn nguyên vẹn trên bức tường và chính điều đó có tác dụng to lớn đến tâm lý của Giôn-xi. Nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó sự sống của Giôn-xi ở ngoài trong trắng Như Quỳnh xóm lại cô nói với siu muốn chết là một tội rồi Cô hi vọng có một ngày nào đó mình vẽ được Vịnh na-plơ. Không không chỉ thay đổi tâm lý đánh thức tôi vào khát khao sống của Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng dường như đã tiếp thêm cho Giôn-xi nguồn động lực to lớn giúp cô từng ngày một hồi sinh cô đã chiến thắng căn bệnh của mình đã lại được sống với những khao khát và đam mê của bản thân. Như vậy chiếc lá cuối cùng đã đem đến cho giôn-xi một sức sống một khát khao mãnh liệt về sự sống tiếp theo cho cô động lực để chiến thắng bệnh tật và từng ngày hồi sinh. Và những điều đó xét đến cùng là sức mạnh đích thực của họ nói riêng nghệ thuật nói chung nó có sức mạnh cứu rỗi và mang đến khách khao sống cho con người. Tóm lại hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Mỹ O Hen-ri là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và giàu ý nghĩa. Đồng thời qua truyện ngắn cũng giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về sức mạnh và ý nghĩa to lớn của nghệ thuật của hội họa mang đến niềm tin và hy vọng cho con người mẫu trong hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống.