K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2016

Đặc sản: Sản phẩm đặc biệt hay nổi tiếng của một vùng, địa phương

28 tháng 9 2017

Đặc sản : là tên gọi chỉ chung về những sản vật, sảnphẩm, hàng hóa (thường là nông sản) mang tính đặc đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt, riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương và tạo nên những nét đặc trưng của một vùng, miền hay một địa phương nào đó.

Vật nuôi đặc sản : là những vật nuôi có tính riêng biệt , nổi trội , tạo nên nét đặc trưng cho địa phương nào đó .

- vật nuôi đặc sản mang lại lợi ích kinh tế cao cho người chăn nuôi

Nếu đúng thì tick nhá !

Chúc bạn học tốt !!!

23 tháng 10 2017

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

23 tháng 10 2017

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm

 

13 tháng 11 2016

Điểm giống nhau của nuôi thủy sản và chăn nuôi là :

- môi trường sống

- thức ăn

- điều kiện tự nhiên

Điểm khác nhau của nuôi thủy sản và chăn nuôi là :

- Chăn nuôi : gia súc , gia cầm

- Thủy sản : động vật dưới nước

17 tháng 11 2017

- Các điểm giống và khác nhau chủ yếu của chăn nuôi thủy sản và chăn nuôi :

- Giống: đều có môi trường sống thích hợp

- Khác:

- Về nhiệt độ:

+ Môi trường sống của thủy sản (tôm,cá): nhiệt độ dưới nước, nhiệt độ giảm( lạnh)

+ Môi trường sống của vật chăn nuôi: do ở trên cạn nên nhiệt độ cao (nóng)

- Về không khí:

+ Môi trường sống của thủy sản: do ở dưới nước nên không khí ít

+ Môi trường sống của vật chăn nuôi: do ở trên cạn nên ko khí nhiều

- Về thức ăn:

+ Của vật chăn nuôi: ăn các động vật nhỏ, ăn cám,...

+ Của thủy sản: các loại động vật nhỏ, các loại vi sinh vật ăn các xác chết của động vật. Hoặc một số loại cám

Chúc bạn học tốt ^.^

17 tháng 10 2016

ĐÂY ĐÂU PHẢI CÂU HỎI HÓA ĐÂU


 

14 tháng 3 2017
Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.
15 tháng 3 2017

mk cg lấy bài này, ở tên mạng đung hơm

22 tháng 2 2018

Nguyên nhân:

– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Thực trạng:

– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

22 tháng 2 2018

C4.

Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:

+ Tài nguyên sinh vât

+Tài nguyên phi sinh vật

+ Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên giao thông vận tải

26 tháng 2 2018

1. * Cây là một thể thống nhất vì:

- Có sự thống nhất về cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan

- Có sự thống nhất giữa chức năng ở các cơ quan

- Tác động đến 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

* Cây sống được ở môi trường nước:

- Trên mặt nước: lá có phiến rộng, thân xốp, nhẹ

- Chìm trong nước: lá hình kim ...

* Cây sống trên cạn

- Nơi khô, nóng (đồi trống): thân thấp, phân nhiều cành, rễ ăn sâu hoặc nông và lan rộng, lá có phủ lớp sáp hoặc lông

- Nơi rừng rậm: thân vươn cao, lá tập trung ở ngọn

* Môi trường đặc biệt:

- Đầm lầy: có rễ chống giúp cây đứng vững

- Sa mạc: có rễ ăn sâu, thân mọng nước, lá biến thành gai ...

26 tháng 2 2018

2.

- Đặc điểm túi bào tử của rêu: nằm ở ngọn cây rêu trưởng thành, có nắp túi để giải phóng bào tử khi chín

- Rêu sinh sản bằng bào tử

- Cây rêu con mọc trực tiếp từ bào tử

3.

- Đặc điểm túi bào tử cây dương xỉ: nằm ở mặt dưới của lá, có vòng cơ dày để giải phóng bào tử

- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử

- Cây dương xỉ con mọc ra từ nguyên tản

23 tháng 11 2017

Nguồn trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất ở châu Phi.

Đặc điểm chăn nuôi: Ngành chăn nuôi kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến nhất. Cừu dê được chăn thả thành từng đàn với quy mô khá lớn ở các đồng cỏ trên cao nguyên và các vùng nửa hoang mạc.

Sự khác nhau giữa sản xuất cây lương thực và cây nông nghiệp.

- Cây công nghiệp: Cây công nghiệp nhiệt đới là sản phẩm chủ yếu, được trồng trọt trong các đồn điền, theo hướng môn chuyên hóa để phục phục vụ cho xuất khẩu.

- Cây lương thực: Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người.

23 tháng 11 2017

giup minhh voi can gap

31 tháng 1 2018

Su hinh thanh cac vung chuyen canh nong san theo dieu kien moi truong nao duoc the hien o san pham dac trung ung voi moi vung la:

a. Mien Bac: nong san on doi

b. Mien Tay: Cac nong san can nhiet doi

c. Mien Nam: nong san nhiet doi

d. Tat ca deu dung