K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2016

Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ. 

Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi: 

- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình. 

good luck!vui

29 tháng 9 2016

Trong vô vàn những mẫu chuyện về Người, tôi thực sự tâm đắc và thấm thía trước bài học đạo đức lớn về tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa của Người qua câu chuyện: “Tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện được kể theo lời kể của các đồng chí cảnh vệ của Bác gồm Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam in trong cuốn: “Những mẫu chuyện đạo đức của Bác Hồ".

Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn - Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.

Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.

Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.

Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh để xe qua.

28 tháng 12 2021

trả lời giúp vs chứ ko biết làm sao hết

 

 

1. Có chí thì nên.

2. Thua keo này bày keo khác.

3. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

4. Ai đội đá mà sống ở đời.

5. Cần cù bù thông minh.

6. Có cứng mới đứng được đầu gió.

7. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

8. Có công mài sắt có ngày nên kim.

9. Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.

10. Mưu cao chẳng bằng chí dày.

11. Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.

12. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.

13. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.

14. Một nắng hai sương.

15. Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.(Đây là các câu ca dao tục ngữ nói về tính siêng năng kiên trì)                                                                           

11 tháng 5 2018

Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:

- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.

Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.

Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:

- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.

Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.

Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.

Mùa đông trời lạnh, Bác nói:

- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.

Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.

12 tháng 6 2021

THAM KHẢO :

Giai thoại:  Stalin bàn về việc trồng chanh

Stalin (1879-1953) là lãnh tụ tối cao của Liên Xô trong những năm 1925 đến 1953. Trong suốt gần 20 năm cầm quyền của mình, Stalin lãnh đạo nhân dân và đất nước Liên Xô vượt qua nhiều giông tố, thử thách.

Có một giai thoại kể rằng: năm 1930, phái đoàn của Gruzia (nước Cộng hòa phía Nam Liên Xô) do A.I. Mgeladze đến thăm Mát-xcơ-va.  Stalin đi cùng với Mgeladze dọc theo con đường trong nhà nghỉ ngoại ô Kunsevsk và đãi ông này những quả chanh mà chính tay Stalin tự tay trồng trong vườn của mình:

- Mgeladze, đồng chí hãy nếm thử đi, chanh ngon lắm, nó được trồng tại Matxcova đấy!

Cứ như thế, nguyên soái Stalin tiếp tục lặp đi lặp lại vài lần câu mời trên giữa các câu chuyện về chủ đề khác.

- Mgeladze, đồng chí hãy nếm thử đi, chanh ngon lắm, nó được trồng tại Matxcova đấy!

Cuối cùng thì Mgeladze cũng hiểu ra mong muốn của Stalin. Mgeladze trả lời đầy kiên quyết:

- Thưa đồng chí Stalin, tôi xin hứa với đồng chí là sau 7 năm nữa Gruzia sẽ đảm bảo đủ chanh cho đất nước, và chúng ta sẽ không phải nhập khẩu chanh nữa.

Stalin mỉm cười vui vẻ:

- Ơn chúa, cuối cùng thì đồng chí cũng đã đoán ra!


 

5 tháng 9 2019

Đang biên soạn...

8 tháng 11 2016

Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt.

Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.

Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:

– Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.

Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.

Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.

Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá… ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.

Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp – Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.

Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:

– Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.

– Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ…

Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.

Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:

– Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.

Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa…".


 

8 tháng 11 2016

tự nghĩ hay sao chép ạ

31 tháng 10 2021

giúp mình với mọi người ơi

 

13 tháng 8 2017
Câu chuyện khi Người ở Pác pó
Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.

Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:

- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?

Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.

Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:

- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?

Biết ý, anh em thưa:

- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.

Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.

Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:

- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?

- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.

- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?

Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.

Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".

Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.
13 tháng 8 2017
Khi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim với anh chị em phục vụ trong cơ quan. Một lần, máy chiếu phim đã chạy đều đều, trên màn ảnh diễn ra những cảnh nối tiếp nhau, tiếng đối thoại của các nhân vật sôi nổi... nhưng người xem không ai hiểu gì cả, vì đó là phim nước ngoài, không có thuyết minh tiếng Việt. Như biết rõ nhu cầu của mọi người, Bác hỏi người phụ trách chiếu phim :
- Sao chú không thuyết minh cho mọi người nghe ?
Anh phụ trách thưa với Bác là phim mới nhập về, không có bản thuyết minh đi kèm. Nhưng vì thực hiện lịch chiếu phim do cơ quan quy định nên cứ đem ra trình chiếu. Nở nụ cười đôn hậu, Bác nói:
- Chú để Bác thuyết minh cho.
Bác cầm micro, tóm tắt đoạn phim vừa chiếu và trực tiếp thuyết minh đến hết bộ phim. Mọi người vô cùng thán phục Bác.
Hòa bình lập lại, cơ quan của Bác chuyển về Hà Nội. Lịch chiếu phim trong cơ quan vẫn được duy trì. Thường vào tối thứ bảy, tại phòng lớn ngôi nhà Phủ Chủ tịch có chương trình chiếu phim. Tối ấy, nghe có phim hay, người tới xem khá đông. Nhưng cũng như lần trước, lần này Bác lại phải đích thân đứng lên thuyết minh bộ phim cho khán giả nghe. Buổi chiếu phim “Hoàng tử cóc” bắt đầu. Mọi người chăm chú theo dõi. Có lúc Bác giải thích thêm. Lời thuyết minh rõ ràng, ngắn gọn, giọng Bác ấm áp, truyền cảm...
Cảnh cung điện huy hoàng của nhà Vua, Hoàng tử bắn cung để chọn vợ. Mũi tên trúng một con cóc. Cóc nói tiếng người. Nàng Cóc yêu cầu hoàng tử đưa về cung. Hoàng tử buồn bã vì phải sống chung với một con cóc. Song có điều lạ là từ khi chung phòng với nàng Cóc, Hoàng tử luôn được ăn những bữa cơm ngon, nhà cửa luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Chàng bí mật theo dõi, cuối cùng nàng Cóc hiện nguyên hình là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng. Từ đó hai người sống cuộc đời hạnh phúc.
Phim kết thúc. Như thường lệ, mọi người hướng về Bác, chờ đợi. Bác hỏi:
- Các cô, các chú thấy phim có hay không ?
- Dạ, hay lắm ạ ! - Mọi người như đồng thanh trả lời.
Bác hỏi lại:
- Hay vì sao ?
Và không đợi câu trả lời, Bác giải thích luôn:
- Hay vì nội dung tốt. Câu chuyện răn mọi người muốn có lứa đôi hạnh phúc thì đừng quá lệ thuộc vào hình thức bên ngoài; cần phải có cái đẹp bên trong, cái đẹp bản chất, cái đẹp thuộc về phẩm giá con người...
Người xem hôm ấy hiểu thêm về nội dung phim, về Bác: Làm việc gì Bác cũng muốn đem lại điều bổ ích cho mọi người, phục vụ mọi người.
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Mẩu chuyện 1:

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Mẩu chuyện 2:

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên….