K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trai tài gái xức:Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ...
Đọc tiếp

Trai tài gái xức:

Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ lạ.

Xưa kia, sinh sống trong vùng này có một thiếu nữ xinh đẹp và một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Thiếu nữ tên là Sao mai. Nàng có gương mặt đẹp mê hồn và tươi mát như sương mai, giọng nói ngọt ngào, vuốt ve như lông chim nhỏ. Khi bầu trời đầy mây đen, tiếng hát của nàng gọi ánh nắng mặt trời, khi mặt đất màn đêm buông xuống, tiếng hát của nàng gọi các vì sao và mặt trăng. Ai nghe được tiếng hát ấy lập tức quên hết muộn phiền.

Chàng trai tên là Họa mi. Đó là một chàng trai có trái tim trong trẻo như pha lê. Trên khuôn mặt cao quý đôi mắt chàng ngời sáng như kim cương. Mỗi khi chàng nâng cây sáo lên môi, chim chóc ngừng tiếng hót và con người lặng đi như bị mê hoặc. Sao mai và Họa mi yêu nhau và không thể sống thiếu nhau. ở đâu người ta nghe thấy tiếng sáo của Họa mi thì tức khắc ở đó cất lên tiếng hát êm ái của Sao mai.

Một mùa hè nọ, đại hạn giáng xuống vùng. Cây cối vàng võ, héo khô, ngoài đồng các mô đất rắn lại như đá; các giếng nước may lắm chỉ còn mươi giọt.

“Chúng ta sẽ làm gì đây?” Mọi người hỏi nhau. “Hạn hán kiểu này, chúng ta sẽ không tài nào sống sót.”

Lần đầu tiên, tiếng sáo lảnh lót ngưng bặt và giọng hát dịu êm của người con gái tắt lịm. Một ngày nọ, Sao mai và Họa mi cùng nhau lên núi lấy cỏ thuốc, như họ vẫn thường làm.

 

Dưới chân họ, những thửa ruộng cằn cỗi úa vàng, đất đai nứt nẻ khát cháy! Cảnh làng mạc tang thương khiến Sao mai và Họa mi se lòng.

- Sao mai yêu quý, chúng mình thử đào một cái giếng xem sao?

Sao mai gật đầu đồng ý và đôi trai gái bắt tay vào việc. Từng nhát, từng nhát cuốc bổ xuống đất rắn như đá cuội. Họ đào, đào mãi - và đã đào được một cái hố tròn khá lớn - bỗng nhiên, hấp! Từ dưới hố nhảy lên một con ếch vàng, cổ quấn ruy-băng xanh.

- Đây là vương quốc của ta, con ếch tuyên bố, không được đào ở đây! Nếu các người nghe lời ta, ta sẽ nói cho mà biết các người có thể tìm thấy nước ở đâu. Dưới chân núi Mây kia có một khối đá lớn, trong kẽ nứt của khối đá ấy có mọc một cây gai. Nếu các người có thể theo những nhánh rễ gai của cây ấy mà trèo lên đỉnh núi, các người sẽ thấy trên cao một cụ già bận đồ len có bộ râu dài trắng như cước và mái tóc dài bù xù. Cụ già đợi người đến giúp cụ bện mớ tóc dài thành hai bím. Khi nào các người xong việc, cụ già sẽ hỏi các người muốn được thưởng gì. Hãy nói rằng các người chỉ cần nước. Nếu ngay cả cụ ấy cũng không giúp gì được các người, ta không biết còn ai khác có thể! Con ếch vàng vừa nói xong mấy lời trên thì - hấp - nó biến mất dưới lòng hố, như thể đất đã nuốt chửng nó vậy.

 

Nhanh như gió, Sao mai và Họa mi chạy về phía núi Mây.

Đến chân núi, họ sững sờ tuyệt vọng. Núi cao sừng sững, uy nghi và câm lặng, không có đường lên. Trước mặt Sao mai và Họa mi là vách đá dựng đứng, trơn tuột, không có lấy một gờ nhỏ họa may đặt chân vừa. Họ chạy đến chân vách đá, tuyệt vọng tìm một lối leo lên. Chợt họ nhìn thấy một khối đá khổng lồ ngay trước mặt, trong các kẽ nứt của nó mọc ra một cây gai, cây bò lên rất cao, đến ngút tầm mắt, đến tận đỉnh Núi Mây.

- Chúng ta sẽ không bao giờ lên trên ấy được, Sao mai thở dài nhìn những nhánh rễ đầy gai nhọn như muôn vàn mũi kim.

- Đừng sợ! Ôm lấy anh. Anh sẽ trèo. Hãy ôm thật chặt!

Sao mai vòng tay ôm ngang lưng Họa mi. Chàng trai trèo dọc theo đám rễ tua tủa gai, hướng về phía đỉnh núi Mây. Gai nhọn cắm sâu vào hai bàn tay anh, nhưng Họa mi coi thường đau đớn thể xác.

Trèo như thế không biết bao lâu, đến khi kiệt sức, Họa mi và người yêu cũng tới được đỉnh núi. Họ thấy một cụ già mái tóc bạc phơ vội vã bước lại gần. Bộ râu của cụ dài chấm hông, mớ tóc cụ rối tung rủ xuống tận chân, quét đất.

 

- Thật tốt là các cháu đã đến, cụ già hồ hởi. Ngày nào ta cũng chờ có ai đó đến giúp ta bện mớ tóc này.

- Chúng cháu rất sẵn lòng giúp ông, thưa ông, Họa mi đáp. Hai bạn trẻ bắt tay ngay vào việc. Tay họ tê cứng vì tết tóc quá lâu. Nhưng cuối cùng ông lão cũng có được hai bím tóc lấp lánh ánh bạc thay vì mớ tóc rối bù dài quét đất.

Cụ già rất hài lòng, hỏi:

- Các cháu muốn ta thưởng gì? Ta sẽ thực hiện ước nguyện của các cháu, dù nó là gì đi nữa.

- Thưa ông, Họa mi đáp, chúng cháu chỉ khao khát một điều: ông cho chúng cháu nước! Đại hạn làm điêu đứng vùng quê của chúng cháu, lúa mì chết khô, cỏ úa vàng, con người thì chết khát.

- Được, các cháu có thể có nước, ông già trả lời. Ông sẽ giúp các cháu, nhưng ông không biết các cháu có đủ can đảm không.

- Hãy nói cho chúng cháu biết chúng cháu phải làm gì, chúng cháu không sợ gì cả, Họa mi và Sao mai cùng đồng thanh.

Cụ già lấy từ trong tai trái ra một viên ngọc đen lấp lánh, và giải thích:

- Cầm lấy viên ngọc này và quay về thung lũng. ở đó, đến nơi nào các cháu chọn, một trong hai cháu phải nuốt viên ngọc. Ngay khi nuốt viên ngọc, cháu đó sẽ biến thành một khối đá, nơi chân khối đá sẽ tuôn ra một nguồn nước không bao giờ cạn cứu đồng bào của các cháu. Bây giờ, vĩnh biệt các cháu, nếu ngày nào đó còn cần đến ta, các cháu chỉ cần đập nhẹ vào vách đá của núi Mây ba cái.

 

Sao mai và Họa mi nhìn nhau, rất buồn vì sắp phải xa nhau. Nhưng ý nghĩ về nỗi khổ của mọi người cho họ lòng can đảm. Lặng lẽ, cả hai chìa tay ra nhận viên ngọc đen, nhưng Họa mi nhanh tay hơn. Anh cầm lấy viên ngọc, giấu dưới áo.

- Bây giờ các cháu đi đi, cụ già nói, đoạn đưa cho mỗi người một bím tóc bạc, Sao mai và Họa mi nắm lấy mỗi người một đầu. Tức khắc, hai bím tóc rít lên trong không trung, nhằm thẳng hướng chân vách đá. Thế gian quay đảo quanh hai bạn trẻ, gió ù ù bên tai, nhưng chưa kịp sợ thì chân họ đã chạm nền đất cứng dưới chân Núi Mây. Chưa hết bàng hoàng thì hai bím tóc đã bay ngược trở lên và mất hút trong tầng cao.

Họa mi lấy viên ngọc đen từ trong áo ra. Nước mắt lưng tròng, họ nhìn nhau hồi lâu.

- Đưa cho em, Sao mai dịu dàng nói.

- Không, Họa mi đáp. Hai người giành nhau viên ngọc, nhưng Họa mi giữ được. Anh bỏ nhanh vào miệng, Sao mai bất lực nhìn người bạn thủy chung biến thành một khối đá câm lặng. Và rồi, kỳ diệu làm sao, từ chân khối đá tuôn ra một dòng nước trong mát.

 

- Họa mi, Họa mi, không có anh em sẽ ra sao? Sao mai than khóc, ghì chặt trong tay khối đá giá lạnh. Nước mắt của nàng chẳng ích gì, khối đá không thể trả lời. Nàng ngồi dưới chân khối đá, gục đầu trong vòng tay, chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: Làm sao cũng biến mình thành một khối đá. Chợt một ý nghĩ thoáng qua. Nàng đứng bật dậy, chạy nhanh đến vách núi, đập nhẹ ba cái. Có tiếng động từ trên cao: Hai bím tóc bạc rơi xuống cạnh thiếu nữ. Nàng nắm lấy, trèo lên, trèo lên mãi cho đến khi tới đỉnh vách núi cao.

- Tại sao cháu trở lại, cháu gái của ta? Cụ già âu yếm hỏi.

- Thưa ông, Sao mai nói, ông hãy nhìn vùng đất chết khát khốn khổ kia, chỉ một nguồn nước thôi không đủ tưới mát cho nó. Cháu van ông, ông cho cháu một viên ngọc nữa, để cháu cũng hóa đá, dưới chân khối đá cũng phun ra một nguồn nước không bao giờ cạn.

Cụ già do dự một lát, rồi rưng rưng cảm động, cụ trả lời:

- Ta sẽ cho cháu viên ngọc này để cháu được toại nguyện, Sao mai ạ. Dứt lời cụ đưa tay lên tai phải và lấy ra một viên ngọc trắng lấp lánh đưa cho thiếu nữ.

 

Sao mai cảm ơn ông cụ, đoạn nắm lấy một bên bím tóc, nghe không trung rít lên quanh mình và, hầu như không biết bằng cách nào, lại trở về chân vách núi, ngay cạnh nơi sừng sững khối đá Họa mi đã hóa thân.

- Không bao giờ em rời xa anh nữa, chúng mình sẽ vĩnh viễn bên nhau, Sao mai xinh đẹp âu yếm thầm thì. Dứt lời nàng bỏ viên ngọc trắng vào miệng. Tức thì, nàng hóa đá. ở nơi trước đây chỉ có một khối đá, nay hóa hai kề cận bên nhau, tựa vào nhau, im lặng ngắm nhìn cảnh vật trải ra dưới chân. Bên dưới mỗi khối đá tuôn trào một nguồn nước mảnh mai, trong veo, tiếng hát ca của nguồn nước này tựa hồ tiếng hát của Sao mai xinh đẹp, tiếng reo vang của nguồn nước kia giống như tiếng sáo quyến rũ của Họa mi.

Và kìa! Bất kể nơi đâu hai dòng nước chảy qua, cỏ trở lại xanh tươi, cây lúa vươn mình sống dậy, toàn bộ đất đai hồi sinh.

- Nước! Nước! Mọi người reo lên vui sướng, ai nấy ùa ra khỏi nhà, lăn ra đất, náo nức uống những ngụm nước mát đầu tiên.

“Nước này ở đâu ra nhỉ?” Người ta hỏi nhau.

- Không ai có cảm giác, một người chợt lên tiếng, trong thứ nước này có vang lên tiếng sáo của Họa mi và giọng hát của Sao mai sao?

 

Mọi người lắng tai nghe, và quả nhiên, trong tiếng sáo ngân nga có chen lẫn âm vang của giọng hát quen thuộc.

- Họ đâu rồi nhỉ, Họa mi và Sao mai ấy? Một người khác thắc mắc. Dân chúng lo ngại. Chuyện gì đã xảy đến với họ? Cả vùng đổ đi tìm hai kẻ mất tích. Họ theo hai dòng nước nhỏ, ngược lên hai khối đá giống hai hình người, trước đây không hề có. Tất cả sững sờ kinh ngạc. Từ một trong hai khối đá cặp mắt long lanh của Họa mi nhìn họ và từ khối đá kia nụ cười không bao giờ tắt của Sao mai xinh đẹp. Dân chúng đau lòng trước cảnh hai bạn tình hóa đá. Từ ngày đó không ai còn được gặp thiếu nữ xinh đẹp và chàng trai khôi ngô tuấn tú, chỉ có hai nguồn nước tuôn trào dưới chân hai khối đá gợi lại kỷ niệm về họ. Hai nguồn nước không bao giờ cạn, như tiếng sáo của Họa mi và giọng hát dịu êm của Sao mai không bao giờ rời bỏ vùng đất thân yêu.


khocroikhocroikhocroikhocroi

3
1 tháng 1 2017

hay mà cảm động quákhocroikhocroikhocroikhocroi

11 tháng 1 2017

chuyện rất cảm động và cũng hay vô cùng. mà bạn là trai chuyên văn hả? hâm mộ quá!yeu

9 tháng 11 2016

ó những nhà thơ nhà văn cùng một thời đại, cùng một đề tài nhưng lại không có chi tiết hình ảnh nào giống nhau thế nhưng cũng có những người không cùng thời đại vậy mà lại có cùng một hình ảnh với cách ví von khác nhau. Không hiểu sao chỉ là một hình ảnh chi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế. Sự trùng hợp trong việc lựa chọn hình ảnh muốn nhắc đến ở đây chính là tiếng suối trong côn sơn ca của Nguyễn Trãi và cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối.

Trước hết ta thấy được sự tương đồng giữa hai cách ví von của hai nhà thơ về tiếng suối. Sự trùng hợp là khi cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình. Cả hai tiếng ví von tiếng suối giống như những khúc nhạc, bài ca. Chính những điểm tương đồng ấy đã làm nên những nét tương đồng trong hai bài thơ. Cả hai tiếng suối được nhắc đến và ví von thật hay và mang đầy những nét nghệ thuật.

Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau giữa hai tiếng suối ấy.

Thứ nhất là cách ví von tiếng suối trong bài thơ côn sơn ca của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai:

“Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm du dương êm dịu tai. Thật sự tiếng suối ấy nghe thật êm dịu như những tiếng đàn cầm. Trong Côn Sơn âm thanh ấy quả thật quá hay. Cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng đàn cầm. Có thể nói là âm thanh của tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy.

Còn tiếng suối trong thơ Bác lại được ví von như tiếng hát của người con gái từ nơi xa vọng vào:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách.

Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này.

Như thế qua đây ta thấy được hai nhà thơ hai cách ví von đã đem lại sự phong phú cho việc diễn tả âm thanh của tiếng suối. Cùng một tiếng suối mà có hai cách ví von. Chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như những khúc nhạc hay.

9 tháng 11 2016

hay

24 tháng 3 2018

[X] Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.

2 tháng 2 2019

tiếng gấu gọi

24 tháng 8 2017

Giống nhau: hai cách ví von chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên làm đối tượng để cảm thụ và so sánh

+ Nguyễn Trãi và Bác là những nhân cách lớn, với tâm hồn thi sĩ.

- Khác biệt: Tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối vô danh

+ Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác nghe tiếng suối như tiếng hát, nhưng tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần

+ Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, tiếng suối trong thơ Bác cảm nhận trong đêm

12 tháng 3 2017

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai".

Và hơn nửa thiên niên kỉ sau Hồ Chí Minh lặng lẽ:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".

Tiếng suối khiến Nguyễn Trãi liên tưởng đến tiếng đàn cầm trong trẻo, thánh thót. Đàn cầm vốn là loại đàn quý thường được dùng trong các buổi yến tiệc chốn quyền quý cao sang. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nhưng ông cũng từng là một bậc đại thần trong triều. Huống chi, trong con người ấy lại hội tụ đầy đủ những nét tài hoa của bậc nho sĩ: cầm, kì, thi, họa. Bởi vậy, trong những tháng ngày “lánh đục về trong”, khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca âm thanh trong trẻo, sự sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền.

Khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối chảy với một “tiếng hát xa” vọng lên giữa rừng đêm. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ bên tai khiến Người tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động; đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người biết bao, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Sống giữa thiên nhiên, Bác luôn cảm thấy mình trẻ lại, giao hòa với thiên nhiên, với đất trời, Người cảm thấy thanh thản, thả hồn vào thiên nhiên bới nó đã trở thành người bạn tri âm, tri kỷ, luôn chia sẻ buồn vui với con người. Đó chính là nghệ thuật "lấy động, tả tĩnh" cổ điển trong thi pháp cổ mà Người đã vận dụng rất khéo léo.

Hai nhà thơ, hai thời đại, hai hoàn cảnh, hai cá tính. Điều đó dẫn đến hai cách cảm nhận về cùng một đối tượng là tiếng suối chảy trong rừng già. Thật khó để khẳng định cách so sánh nào hay hơn nhưng có thể chắc chắn một điều rằng sự khác biệt đó đã làm nên cái riêng cho mỗi nhà thơ đồng thời làm phong phú, đa dạng hơn cho nền văn học nước nhà.

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.Từ chín trong câu trên là:a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:a.Danh từ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:
1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Từ chín trong câu trên là:
a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình
2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.
a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa
3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.
Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:
a.Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ
4. Bài thơ Những cánh buồm của tác giả :
a. Tố Hữu b. Trần Đăng Khoa c.Nguyễn Đức Mậu d. Hoàng Trung Thông
5. Câu tục ngữ Người ta là hoa đất có nghĩa là:
a. Con người là hương thơm của trời đất
b. Con người là tinh túy của trời đất
c. Con người là vẻ đẹp của đất
d. Con người là hoa trong trời đất
6. Đọc đoạn văn sau:
“Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối
Nhỏ vừa thiết tha gọi:
-Các bạn ơi. Hãy cùng chúng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi!
Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn.
Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực. Nắng
quàng lên mình Suối Lơn một bộ cánh long lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân
nga”.
(Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu)
Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
a.4 từ láy b. 6 từ láy c. 7 từ láy d. 8 từ láy
7. Trong đoạn văn ở câu 6, có sử dụng phép liên kết là:
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép lặp và phép thế
8. Đoạn thơ sau được trích từ văn bản nào:
“Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi”
a.Những cánh buồm b. Cửa sông
c. Dòng sông mặc áo d. Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà.

1
20 tháng 5 2020

1c 2c 3a 5b 6b 7d 8b

7 tháng 4 2019

đề câu a là j?

7 tháng 4 2019

a-D

b-C

hok tốt

kt

26 tháng 4 2022

B

7 tháng 11 2016

Nguyễn Trãi, ồ Chs Minh là những con người không cùng thời đâị nhưng không hiểu sao chỉ là một hình ảnhchi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế đó chính kaf tiếng suối . Trong Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi và cả cảnh khuya của Hồ Chí Minh hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối sự trùng hợp là cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình cả hai đều ví von tiếng suối giống như khúc nhạc bài ca chính là những điểm tương đồng đấy đã làm lên những nét tương đồng cho hai bài thơ.Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau

thứ nhất là cách vĩ von của nguyễn Trãi người ta ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai tiếng suối chảy ri rầm như tiếng đàn du dương êm dịu trong côn sơn âm thanh ấy thật quá hay cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy

Cò tiếng suối trong thơ bác được lai được ví von như tiếng hát xa của người con gái từ xa vọng lại.tiếng suối được nhân hóa làm êm dịu lòng người nơi đây.Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mới gọi trong chốn rừng sâu .Như vaayjqua 2 cách ví von của 2nhaf thơ đã đem lại sự phong phú trong việc diễn tả âm thanh của tiếng suối cũng một tiếng suối mà có 2 cách ví von .chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như khúc nhạc hay

23 tháng 10 2016

làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạthihi