K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2019

a) Bà có những tác phẩm xếp vào giai đoạn văn học Trung Đại Việt Nam

b) Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ này được viết khi bà vào Phú Xuân- Huế để nhận chức quan của mình

- Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX khi bà lần đầu tiên đi tới Đèo Ngang

c) Phương thức biểu đạt: biểu cảm- trữ tình

d) Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

Đặc điểm của thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật là loại thơ gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 (tức 4 câu giữa). Có luật bằng trắc. Không theo đúng những điều trên, bị coi là thất luật (không đúng luật).

 Câu 1: Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ : “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh QuanCâu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và xác định PTBĐ chính.Câu 3: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người?Câu 4: Tìm 2 từ láy, 1 từ Hán Việt và 1 quan hệ từ trong bài thơ.Câu 5: Suy nghĩ của em về cụm từ...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ : “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và xác định PTBĐ chính.

Câu 3: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người?

Câu 4: Tìm 2 từ láy, 1 từ Hán Việt và 1 quan hệ từ trong bài thơ.

Câu 5: Suy nghĩ của em về cụm từ “ta với ta”câu thơ cuối của bài

Câu 6: Trình bày cảm nhận về bốn câu thơ cuối bài thơ.

Câu 7: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ

Câu 8: Qua bài Qua Đèo Ngang, em có nhận xét gì  về đặc điểm ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan?

 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

                                                                         (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 94)

Câu 1: Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?

Câu 2: Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?

Câu 3: Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.

Câu 4: Bài thơ đã mượn hình ảnh cái bánh trôi để nói về thân phận con người. Cách nói này có gì giống và khác với truyện ngụ ngôn?

Câu 5: Viết đoạn văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay

Câu 6: Viết một đoạn văn trình bày ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật bài thơ trên

 

 

2
21 tháng 11 2021

Câu 1

Bước tới đèo ngang bóng xế tà 

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú 

Lác đác bên sông chợ mấy nhà 

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia 

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta vs ta

3 tháng 12 2021

Câu 1:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Câu 2:
HCST: Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Câu 3:
-Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác 
-Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn.

Câu 4:
2 từ láy: lom khom, lác đác
1 từ Hán Việt: gia gia
quan hệ từ: với

Câu 5:
"Ta với ta" chỉ chính bản thân tác giả, thể hiện nỗi cô đơn sâu sắc, thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà và nỗi buồn, cô đơn thầm lặng của tác giả.

Câu 6:
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ Qua Đèo Ngang. Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
2. Thân bài
a. Cảm nghĩ về hai câu đề
- Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống
- Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
- Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
=> Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.
b. Cảm nghĩ về hai câu thực
- Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
- Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
=> Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.
c. Cảm nghĩ về hai câu luận
- Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
- Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
- Nghệ thuật đối câu (câu 5 với câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình, tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
d. Cảm nghĩ về hai câu kết
- Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải dừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
- Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.
- Nét tương phản càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
- Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
3. Kết bài
- Qua Đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
- Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
- Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.

Câu 7:

Nội dung bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn là bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.
Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.
-Nghệ thuật: 
– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.
– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.
– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.
– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

Câu 8:
Ngôn ngữ thơ: + Bà Huyện Thanh Quan: giàu tính ước lệ, nhiều điển tích, điển cố. - Phong cách: + Bà Huyện Thanh Quan: trang nhã, đậm chất hoài cổ.

BT 3:Cho câu thơ:“ Đã bấy lâu nay bác tới nhà”1.Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ vừ chép.2.Xác định thể thơ, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của bài thơ.3.Bài thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng?4.Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ ta với ta”. Cụm từ này làm em...
Đọc tiếp

BT 3:

Cho câu thơ:

“ Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

1.Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ vừ chép.

2.Xác định thể thơ, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của bài thơ.

3.Bài thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng?

4.Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ ta với ta”. Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Tác giả bài thơ đó là ai?

Hai cụm “ ta với ta” về hình thức và cách hiểu ở hai bài thơ giống và khác nhau như thế nào?

 5. Bằng một đoạn văn 6-8 câu hãy trình bày cảm nhận về 2 câu ( câu đầu, câu cuối) của bài thơ bạn đến chơi nhà.

 6. Bằng một đoạn văn 8-10 câu hãy trình bày cảm nhận về tình huống và khả năng tiếp bạn của tác giả khi có bạn đến thăm được thể hiện trong bài thơ.

chỉ cần làm câu 5,6 thui

0
27 tháng 2 2022

Tham khảo

a, Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b,

- Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ: câu trần thuật

- Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,: câu miêu tả

- Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,: câu miêu tả

- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!: câu cảm thán

c, Nội dung chính:  Đoạn thơ đã bộc lộ 1 cách trực tiếp nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả về quê hương mình, nhớ về những gì thân thuộc mà bình dị nhất.

d, 

Qua khổ thơ cuối, tác giả đã bộc lộ một cách trực tiếp nối nhớ quê hương không nguôi của mình. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua những cảnh vật quen thuộc.  Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Đó còn là nỗi nhớ về khung cảnh sinh hoạt nơi làng chài quê mình. Dường như in đậm trong tâm trí nhad thơ là cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả để làm nên những vụ cá bội thu. . Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". Mùi nồng mặn ở đây chính là hương vị làng chài-  hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương được tác giả cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khoẻ khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động của sự sống, một tình yêu gắn bó, thuỷ chung.  Thật là 1 tình yêu  tha thiết!

- câu cảm thán: Thật là 1 tình yêu  tha thiết!

  
Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời“a. Xác định thể loại của văn bản trên. b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng...
Đọc tiếp

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời

a. Xác định thể loại của văn bản trên.

b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?

d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng như đốm lửa”?

g. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Cây đa gọi gió đến/ Cây đa vẫy chim về”?

h. Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

                                                                                   _giúp mình với_

0
Làm giúp mình câu 3,4,5 ạ mình cảm ơn ❤️“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”Câu 1: Chép 7 câu tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện bài thơ? Nêu tác giả của bài thơ?Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ?Câu 3: Chép chính xác hai câu thơ trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng phép tu từ chơi chữ và chỉ rõ lối chơi chữ cùng tác dụng của nó ?Câu 4: Chỉ ra sự giống và...
Đọc tiếp

Làm giúp mình câu 3,4,5 ạ mình cảm ơn ❤️

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”

Câu 1: Chép 7 câu tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện bài thơ? Nêu tác giả của bài thơ?

Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ?

Câu 3: Chép chính xác hai câu thơ trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng phép tu từ chơi chữ và chỉ rõ lối chơi chữ cùng tác dụng của nó ?

Câu 4: Chỉ ra sự giống và khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

Câu 5: Viết thành đoạn văn (7-9 câu) nêu cảm nghĩ của em về cảnh sắc Đèo Ngang qua cảm nhận của Bà Huyện Thanh Quan. Gạch chân dưới từ một từ Hán Việt có trong đoạnvăn.

0
12 tháng 5 2021

- Bài học đường đời đầu tiên:

+ Tên tác giả: Tô Hoài

+ Tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí 

+ Thể loại: Truyện

+ Hoàn cảnh sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám 1945

+ Phương thức biểu đạt: tự sự

12 tháng 5 2021

bài học đường đời đầu tiên 

tác giả ; Tô Hoài

tác phẩm : DẾ mèn phiêu lưu kí

hoàn cảnh sáng tác : cách mạng tháng tám 1945

phương thức biểu đạt : Tự sự , Miêu tả

thể loại : Truyện dài