K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2016

cái này có người hỏi,mik trả lời òi bn tim thử xem

24 tháng 11 2016

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân

 

27 tháng 11 2016

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" đều miêu tả cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc.Nhưng mỗi bài thơ lại có một vẻ đẹp riêng.Ở bài thơ " Cảnh khuya" ta thấy một bức tranh đêm trăng rừng khuya hiện lên với đầy đủ hình ảnh , âm thanh , màu sắc.Bức tranh đêm trăng không chỉ có lớp lang tần bật cao thấp , sáng tối hòa hợp mà còn tạo nên vẻ đpẹ lung linh,ảo huyền.Bức tranh lấp loáng ánh trăng lại có bóng lá,bóng cây,bóng hoa.Tất cả đã vẽ nên một bức tranh tràn đầy ánh trăng kì diệu.Còn cảnh đêm trăng ở bài thơ " Rằm tháng giêng" được gợi tả trong một không gian cao rộng,bát ngát.Trong không gian ấy ánh sáng của trăng và sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp đất trời.Đặc biệt ở câu cuối một hình ảnh thật nên thơ,lãng mạn đó là chiếc thuyền chở đầy ánh trăng khi làm xong việc

Chúc bn hok tốt!!!

20 tháng 12 2021

batngo

20 tháng 12 2021

limdim

26 tháng 11 2018

ai trả lời mk cho 3 k trong 2 ngày

26 tháng 11 2018

1)

- Truyền thuyết và truyện cố tích: + Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...). + Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). 

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười: + Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười. + Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay
2)

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ . Vì Thạch Sanh đã giết trằn tinh ; giết đại bàng cứu công chúa và cứu con của vua thủy tề

3) 

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình.

   k mình nha!!!!!!!!!!!

13 tháng 12 2017

_ Nội dung của bài Cảnh Khuya :

+ Bài thơ đã vẽ lên 1 bức tranh về cảnh vật thiên nhiên , núi rừng Việt Bắc vào buổi đêm có tiếng suối ngân nga như tiếng hát, có ánh trăng bao chùm cây cổ thụ đan xen với hoa.

+ Diễn tả tâm trạng yêu thiên nhiên và nỗi niềm lo lắng cho vận mệnh của đất nước của Bác Hồ.

_ Nội dung của bài Rằm tháng giêng :

+ Vẽ lên 1 bức tranh đẹp thơ mộng của trăng trên sông nước vào đêm rằm tháng giêng, bức tranh cảnh vật thiên nhiên tràn đầy vẻ đẹp của trăng và sức sống mãnh liệt của mùa xuân.

+ Cho thấy tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác.

14 tháng 9 2023

a. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”, răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.

b. Từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

- Cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng.

- Biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách.

- Vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Bài thơ Nắng mới thể hiện tâm trạng nhớ nhung của tác giả về mẹ, qua đó thể hiện sự biết ơn, tình yêu tha thiết.

- Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. Qua đó, bộc lộ rõ tâm trạng, tâm tư tình cảm của tác giả da diết, nhớ thương về người mẹ.

NG
13 tháng 9 2023

Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:

- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều

- Không gian đồng quê:

+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau

+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng

→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.

Tham khảo:

Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã. Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: Bóng chiều man mác có dường không. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.

16 tháng 11 2021

Tham khảo nhé

Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dù ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lay động tả một khung cảnh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: Dù là một vị lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lỏi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì

“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.

Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.

Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Trong niềm hân hoan chiến thắng sau chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, Hồ Chủ tịch đã viết nên bài thơ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng giêng. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tâm trạng phấn khởi của Người cũng như tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết khi mùa xuân đang tới.

Hai câu thơ đầu của bài thơ đã nói vẽ lên khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp:

"Rằm xuân lồng lộn trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

Hồ Chủ Tịch được biết đến là một con người yêu thiên nhiên, luôn khao khát được hòa nhập với thiên nhiên và trong thơ của Người luôn xuất hiện hình ảnh vầng trăng. Trăng như là một người bạn tri ân, tri kỉ của Bác. Có lẽ vì vậy mà ta thấy hình ảnh trăng luôn xuất hiện với tần xuất dày đặc trong các bài thơ của Người. Và trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, khi đất nước thắng lợi thì hiển nhiên cũng không thể thiếu được vầng trăng. Trăng xuất hiện như để chia vui, để đồng hành cùng người chiến sĩ, người thi sĩ trong những chặng đường đã qua và sắp đến. Hẳn mỗi chúng ta vẫn còn nhớ hình ảnh vầng trăng trong đêm khuya thanh tĩnh khi Người đang phải lo nghĩ cho đất nước:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"

Nếu như hình ảnh trăng khi ấy đẹp và tròn đầy, như thao thức cùng Người vì nỗi lo cho đất nước thì giờ đây khi chiến thắng trăng vẫn ở đó, hân hoan, chia vui cùng người. Không những vậy, trăng trong ngày rằm thì chắc chắn sẽ tròn hơn những ngày bình thường, và đẹp hơn trong mắt một người đang vui, đang hạnh phúc. Câu thơ thứ hai là sự hòa quyện giữa dòng sông và bầu trời, hai chủ thể thiên nhiên tuy tách biệt nhau nhưng cùng chung màu sắc, một màu xanh của hòa bình, của chiến thắng hân hoan. Ta cảm nhận được thiên nhiên lúc này như cũng muốn chia vui cùng con người, và con người cũng đang hòa nhập vào thiên nhiên. Đây không phải là một đêm trăng rằm bình thường, mà là một đêm lịch sử ghi dấu ấn chiến công của dân tộc ta. Sắc xuân của đất trời cũng chính là sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng, mãnh liệt của đất nước.

Hai câu thơ cuối của bài thơ tiếp tục là hình ảnh vầng trăng nhưng được miêu tả sóng đôi với con thuyền:

"Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Ta thấy được vầng trăng trong thơ của Bác xuất hiện thật đa dạng, từ những khi một mình, thảnh thơi cho đến lúc bận rộn bàn chuyện nước. Người đang cùng những người chiến sĩ khác bàn bạc về việc quân, để tiến đến bảo vệ Tổ Quốc. Đây quả là một hoàn cảnh đặc biệt nhất mà trăng từng được xuất hiện ở thơ của Bác. Ánh trăng đêm khuya soi xuống dòng nước, đập vào mạn thuyền tạo nên một khung cảnh rất lãng mạn. Khung cảnh chính trị lại được đặt trong sự lãng mạn, rất tài tình và độc đáo.

Thông qua bài thơ ngắn với chỉ 4 câu thơ, ta cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của vầng trăng vào Ngày rằm tháng giêng - ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này. Ta thấy thêm kính yêu và trân trọng vị lãnh tụ của dân tộc!

 

 

 

15 tháng 12 2017

Tham khảo !

Trong hai bài thơ trăng ( Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng) của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vẽ ra bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc với hình ảnh ánh trăng sáng rọi, mà người còn sử dụng kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại khiến cho bức tranh thơ hiện lên với vẻ đẹp vô cùng độc đáo, một vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại.

Trước hết, trong bài thơ Cảnh khuya, yếu tố cổ điển được thể hiện trong chính cách so sánh, liên tưởng độc đáo của tiếng suối với tiếng hát xa, gợi ra âm thanh du dương, trầm bổng như xa như gần của tiếng suối trong không gian thanh vắng nơi núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hồ Chí Minh đã nhân hóa hình ảnh của tiếng suối, qua cảm nhận của Hồ Chí Minh, dường như tiếng suối không đơn thuần là hiện tượng của tự nhiên mà nó trở nên có hồn, gần gũi và quen thuộc với con người. Trong thơ văn trung đại, Nguyễn Trãi cũng có sự miêu tả tương tự khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm trong bài thơ Côn Sơn ca:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

_ Yếu tố cổ điển còn thể qua câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ này không chỉ góp phần mở ra không gian cao, rộng với nhiều đường nét và hình khối, với sự hài hòa giữa ánh trăng, cổ thụ và hoa tạo ra vẻ lung linh, huyền ảo của ánh trăng. Câu thơ cũng gợi nhắc chúng ta nhớ đến những câu thơ trong bài thơ Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn:

“Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng”

_Yếu tố hiện đại lại thể hiện trong chính bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh, thông qua thể thơ, đề tài của bài thơ:

Trước hết, tính hiện đại thể hiện ở đề tài mới lạ, mang tính thời sự của bài thơ: nói về những suy tư, trăn trở của người chiến sĩ cách mạng trong đêm trăng.

Thể hiện thông qua vẻ đẹp của sự lạc quan, ung dung, tinh thần tự tại của người chiến sĩ Cách mạng trong không gian mênh mông của núi rừng.