K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2019

Nguyễn Tuân- một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như "chiếc ấm đất", "chén trà sương"... và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ người tử tù".

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu , tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao "đẹp lắm, vuông lắm", nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến "mất ăn mất ngủ"; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, "một vật báu ở trên đời". Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội "đại nghịch", chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân "thấp cổ bé họng". Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài "bẻ khóa, vượt ngục" chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiến có trên đời.

ác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng "sa cơ lỡ vận" nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động "dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái" và "lãnh đạm" không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là "một lũ tiểu nhân thị oai". Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra "khinh bạc". Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên "ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh". Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời:

"Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây ".

Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; "đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ ...". Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn "cặn bã" của xã hội. "Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Huấn Cao là người có "thiên lương" trong sáng, cao đẹp . Theo ông, chỉ có "thiên lương", bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: "Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ". Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì "tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ".

Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. Cảnh "cho chữ" diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng "xưa nay chưa từng có". Kẻ tử tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng" đang "đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh" với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: "Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi".

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắ cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.

Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái "tài" và cái "tâm". Trong cái "tài" có cái "tâm" và cái "tâm" ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song "tâm" và "tài" thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.

20 tháng 12 2019

Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dành trọn đời mình để viết nên những trang văn mà ở đó có một nguồn mỹ cảm dạt dào dành cho tất thảy những gì đẹp nhất trên đời. Viết rất hay về những thú chơi đẹp, uống đẹp, nhắm đẹp, Nguyễn Tuân cũng không bỏ quên cái đẹp ngời ngời như ngọc sáng trong nhân cách con người. Có người nói sự nghiệp Nguyễn Tuân sẽ không thể toàn vẹn nếu thiếu đi "Vang bóng một thời", và "Vang bóng một thời" cũng sẽ khiếm khuyết nếu không có sự góp mặt của thiên truyện "Chữ người tử tù". Huấn Cao trong tác phẩm là một nhân cách sáng và đẹp mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên bằng cả niềm trân trọng và tài năng của mình, gửi vào đó nhân sinh quan về cái đẹp một cách sâu sắc.

Huấn Cao được nhớ đến trước hết là bởi vẻ đẹp của một tài năng siêu việt, toàn diện trên cả văn và võ. Bằng một cách rất tinh tế và rất Nguyễn Tuân, nhà văn đã không để nhân vật của mình xuất hiện trực diện mà qua cuộc trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại. Nhưng dẫu là nhìn qua nhãn quan của những kẻ đối nghịch, tài năng của Huấn Cao vẫn không thể bóp méo. Như người xưa nói, "văn kì thanh bất kiến kì hình", Huấn Cao đã bước vào trang văn Nguyễn Tuân như một hình tượng tuyệt mỹ.

Cái tài của ông Huấn là tài nghệ thư pháp. Là một người "viết chữ rất nhanh và rất đẹp", danh tiếng của ông Huấn đã lan ra khắp một vùng tỉnh Sơn, đến tai cả những người như quản ngục và thơ lại, khiến họ cũng phải trầm trồ và dè dặt. Quả thực, tiếng lành đồn xa, tài viết chữ của Huấn Cao vốn đã thành danh bất hư truyền. Thú chơi chữ mà Huấn Cao say mê là một trong những nhã thú thanh cao của cổ nhân, là biểu trưng cho văn hóa cổ truyền dân tộc. Những con chữ tượng hình nói lên nhân cách phẩm giá và chí khí của con người. Chính quản ngục cũng phải cảm khái: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một vật báu ở đời." Trong một xã hội mà Đông Tây bát nháo, ối a bông phèng, cái cũ thì chưa suy hẳn mà cái mới thì chưa kịp thay thế hết, Nguyễn Tuân là một nhà nho mang tâm thế bất hòa, bất mãn, bất lực với thực tại, xây dựng nhân vật với một tài năng siêu việt về thú chơi cổ truyền như một cách để nhà văn bày tỏ những tiếc nuối về một quá khứ vàng son đã qua nay chỉ còn vang bóng.

Khi Huấn Cao diện kiến trực tiếp với bạn đọc, thì người quân tử ấy còn được biết đến như một trang anh hùng nghĩa liệt với khí phách hiên ngang. Vốn là một người song toàn văn võ, bên cạnh tài thư pháp còn có tài "bẻ khóa và vượt ngục", Huấn Cao là cái tên khiến những người trong ngục tù phải dè chừng. Trong mắt triều thần, ông là một người cầm đầu bọn phản nghịch, nhưng thực chất đó là một anh hùng đứng lên vì chính nghĩa, dám chống lại triều đình vì bảo vệ lẽ phải. Ông là hiện thân của một con người kinh bang tế thế, anh hùng cái thế.

Khi được đặt vào hoàn cảnh lao tù, hình ảnh Huấn Cao càng nổi bật lên với những vẻ đẹp khí phách hiên ngang lẫm liệt. Điềm nhiên bước vào nhà lao, hành động đầu tiên của Huấn Cao là dỗ gông, không mảy may đếm xỉa đến vương quyền trên đầu: "Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Đó là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu "Đỉnh thiên lập địa" không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ.

Những ngày bị giam thân nơi chốn ngục tù, Huấn Cao không một chút khiếp sợ. Người xưa thường nói "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở ngoài). Thay vì buồn rầu, chán nản "gậm một mối căm hờn trong cũi sắt" thì ông lại thản nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trước cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây." Lời tuyên bố dõng dạc đủ để thấy Huấn Cao đã bỏ ngoài hết thảy những sợ hãi và lo âu, không để tâm người mình đang đối đầu là kẻ đang nắm quyền, đang nắm giữ sự sống. Trong con người của kẻ tử tù ấy thể hiện đúng tinh thần "uy vũ bất năng khuất". Uy quyền trên đầu không thể ràng ép, bạo lực chực chờ không thể đánh gục. Dẫu ngày mai là ngày bị giải ra pháp trường và đón nhận lấy cái chết thì khí chất người anh hùng vẫn thế, luôn vững vàng.

Sáng lên hơn cả trong nhân cách người tử tù là một thiên lương trong sáng, vững lành, có sức mạnh cứu rỗi những tâm hồn đang dần bị bôi đen. Đó là nhân cách của bậc đại trí, đại dũng, không bao giờ bị lung chuyển trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục: "Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ". Một con người ý thức sâu sắc được thiên chức và phẩm giá của nghệ thuật. Một con người không bao giờ thị tài.

Đáng quý hơn, Huấn Cao không chỉ trọng thiên lương của mình mà còn trọng thiên lương của kẻ khác. Điều này được thể hiện trong cách ứng xử chân tình mà ông dành cho quản ngục. Khi chưa hiểu được tấm lòng quản ngục, ông khinh bỉ đến điều, coi thường y như coi thường một kẻ cầm tay đao suốt đời chỉ sống trong nhơ bẩn, sống vì phi nghĩa. Còn khi đã hiểu ra cái "sở nguyện cao đẹp" của y, ông hết sức cảm mến và trân trọng: "Nào ta có biết, người như thầy quản đây lại có sở nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ." Cũng chính sự thấu hiểu này đã đưa hai con người từ đối đầu thành tri âm tri kỉ.

Nhưng có lẽ tài năng khí phách và nhân cách cao đẹp của ông Huấn thể hiện rõ nhất, tập trung nhất, hài hòa nhất ở cảnh cho chữ - cảnh mà Nguyễn Tuân gọi là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".

Đêm đã khuya, chỉ sáng mai thôi là người tử tù phải vào kinh chịu án chém, nhưng ông Huấn vẫn trút hết tài năng sáng tạo vào ngòi bút và viết ra những con chữ vuông tươi tắn nói lên cái "chí khí tung hoành của đời một con người". Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, mùi mực thơm, màu trắng của tấm lụa bạch như xua tan đi bóng tối ngục thất đầy màng nhện, tổ rệp, phân gián, phân chuột. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc hay ánh sáng thiên lương làm cho hình ảnh tử tù Huấn Cao thêm ngạo nghễ, uy nghi. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, cái chết kề bên, ông Huấn vẫn "dậm tô nét chữ" trong tư thế của người nghệ sĩ chân chính đang làm chủ lao tù. Sự thăng hoa của tài năng và bản lĩnh phi thường của ý chí đã đồng hiện và sáng lên trong cảnh cho chữ ấy.

Huấn Cao còn hiện lên thật đẹp ở khoảnh khắc ấy trong vai trò của người hướng thiện, hướng đạo cho kẻ mê muội. Lời khuyên chân thành dành cho kẻ tri âm đã làm sáng lên vẻ đẹp ấy: "Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người". Lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: "Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi". Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý, làm cho viên quản ngục cảm động: "vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: - Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa con người đến với nhau trong vẻ đẹp Chân - Thiện - Mỹ.

Vẫn cái chất Nguyễn Tuân ở đó, uyên bác và tài hoa, trong cả tư tưởng và cách biểu hiện. Nhà văn đã thật thành công khi xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai kẻ lúc đầu là đối lập, sau lại thống nhất hài hòa, cùng tỏa sáng hào quang. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời thoại và độc thoại, khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v...) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội. Đúng như lời Vũ Ngọc Phan đã nói: "... văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức".

4 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng. Ngòi bút của ông thiên về phương châm “vang bóng một thời - ăn chơi trụy lạc - chủ nghĩa xê dịch”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng thẳng thắn.

Huấn Cao là một kẻ sĩ xả thân vì đại nghĩa, lên án và tố cáo sự trắng trợn của triều đình, ông bất chấp tất cả để chống lại triều đình mục nát, thối rữa. Huấn Cao trong mắt của bọn lính là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”, nên đề phòng. Đối với thầy thơ thì ông “văn võ đều có tài cả” còn đối với người quản ngục thì Huấn Cao là người “chọc trời quấy nước”, coi thường tiền bạc và bạo lực. Với những cách nhìn ấy, Huấn Cao là một người tài ba trong mắt của mọi người, là một kẻ tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung, toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn.

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao bộc trực, đầy hào khí, từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo. Là một kẻ tù nhưng Huấn Cao dường như chẳng sợ trời, chẳng sợ đất, ông có thể thét lên với bất cứ ai. Không cần hành động nhưng khí phách của ông lại khiến cho mọi người nể phục.

Huấn Cao giữa chốn lao tù này còn được biết đến là kẻ sĩ tài hoa, người đời mến mộ bằng cái tên “cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Những kẻ sĩ có chữ đẹp luôn được sùng bái và ngưỡng mộ như vậy. Chữ của ông như “một báu vật trên đời”, ai có diễm phúc sở hữu chữ của ông chính là sở hữu một vật báu trong thiên hạ. Huấn Cao không biết ông quản ngục luôn có một ước mong được sở hữu chữa Huấn Cao, được treo chữ của ông viết ở trong nhà, chữ ông Huấn Cao đẹp và vuông lắm. Một con người tài đức vẹn toàn, một con người không chỉ tài hoa mà còn có cái tâm rất trong sáng và ngay thẳng. Kỳ thực ông viết chữ đẹp nhưng chưa bao giờ “ép mình viết bao giờ”. Đây là cốt cách thực sự đáng quý. Ông chỉ viết cho những người thực sự xứng đáng, những người có thể khiến ông ngưỡng mộ và khâm phục nhất.

Nguyễn Tuân thực sự rất tài, tài đến nối đọc từng câu từng chữ của ông người ta cứ ngỡ như ông đang vẽ nên một bức họa thật sinh động giữa chốn nhân gian về một kẻ sĩ đáng trọng như Huấn Cao.

Huấn Cao còn là một người trân trọng tấm lòng thiên lương trong sáng trong thiên hạ. Qua lời kể của viên thơ lại, ông đã biết được tấm lòng của viên quản ngục và ngưỡng mộ trước tấm chân tình cũng như sự yêu mến và khát khao có được chữ của ông. Ông xúc động nhận ra được con người có thú vui thanh tao giữa chốn gông cùm nhơ bẩn này: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chỉ một cụm từ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã khiến cho người đọc không thể nén được cảm xúc. Một con người biết trân trọng cái đẹp, hướng về cái đẹp, đó là một lối sống hướng đến vẻ đẹp chân, thiện, mỹ.

Khung cảnh cho chữ hiện lên ở cuối dường như là cảnh tượng khó quên nhất trong tác phẩm. Một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Cảnh cho chữ diễn ra không phải ở một nơi thanh cao mà lại diễn ra giữa chốn ngục tù. Hình ảnh ba con người hiện lên trong cảnh tượng ấy thật đẹp, họ không còn là người tù, viên quản ngục nữa mà là những người yêu cái đẹp, tâm đắc với cái đẹp. Cảnh cho chữ ấy thật thiêng liêng và xúc động, sự gặp gỡ quá muộn màng giữa những con người yêu cái đẹp, yêu cái vẻ đẹp hoàn thiện nhất. Hình ảnh Huấn Cao vướng xiềng xích, tung bút viết những chữ vuông vắn nhất thực sự là hình ảnh đẹp nhất, đáng ngưỡng mộ và khâm phục nhất. Hình ảnh viên quản ngục “vái lạy” và Huấn Cao đỡ viên quản ngục dây thực sự là hình ảnh ám ảnh khi gấp trang sách lại.

Nhân vật Huấn Cao đã hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại.

4 tháng 7 2021

Cám ơn Em...!!!!

1 tháng 2 2016

“Chữ người tử tù” là truyện ngắn rút từ tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940).

 Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về các phương diện nghệ thuật. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa. Huấn Cao có tài viết chữ. Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán, loại văn tự giàu tính tạo hình. Các nhà nho thuở xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí. Viết chữ thành một môn nghệ thuật được gọi là thư pháp. Có người viết chữ, thì có người chơi chữ. Người ta treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà, xem đó như một thú chơi tao nhã.
             Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một báu vật trên đời”. Cho nên, “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải dũng cảm. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù, là việc làm nguy hiểm, có khi phải trả bằng tính mạng của mình.
             Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Trong truyện “Chữ người tử tù”, khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với quản ngục và thơ lại, thì “thiên lương” là tấm lòng yêu quý cái tài, cái đẹp rất chân thành của họ. Với Huấn Cao, thì “thiên lương” lại là ý thức của ông trong việc sử dụng cái tài của mình.
             Huấn Cao có tài viết chữ, nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài. Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Ông tỏ thái độ khinh bạc vì tưởng quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi ông “cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ, nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù, được tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
            Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao.      Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ Huấn Cao. Cũng chính là lí tưởng thẩm mĩ ấy đã chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kỳ diệu: kẻ tử tù trở thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, cái cao cả cho viên quản ngục, người xin chữ.
               Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quan coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”.

Miêu tả Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân triệt để sử dụng sức mạnh của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với phàm tục, dơ bẩn. Có sự tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí của cảnh cho chữ (bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ…). Có sự đối lập tương phản giữa việc cho chữ (công việc tạo ra cái đẹp “nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người”) với hoàn cảnh cho chữ (nơi hôi hám, bẩn thỉu, nơi giam cầm cùm trói tự do). Có sự đối lập ở phong thái của người cho chữ (đường hoàng) với tư thế của kẻ nhận chữ (khúm núm)…

             Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm vẻ đẹp của một “thời vang bóng” ở hình tượng Huấn Cao.
             Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý nghĩa tư tưởng của hình tượng.  Hình tượng Huấn Cao được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu: Cao Bá Quát, một nhà nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng một thời và cũng là người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn trong thế kỉ XIX. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình.

 

28 tháng 12 2019

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Nếu như chúng ta biết đến Nguyễn Tuân với từ "Ngông" qua các tác phẩm trước cách mạng tháng Tám thì sau cách mạng tháng Tám, văn chương Nguyễn Tuân tập trung khai thác con người ở phương diện nghệ thuật, nghệ sỹ. Truyện ngắn "Chữ người tử tù" là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng tháng Tám. Qua câu chuyện của quản ngục và nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp nhân vật Huấn cao đẹp đẽ, tài hoa, và cao thượng.

Huấn Cao được nhớ đến là một hình tượng văn võ song toàn. Là một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân , tiếng tăm lừng lẫy,khi trở thành tử tù vẫn khiến người ta khiếp sợ vì sự dũng cảm, ngang tàng của mình.Huấn Cao là một kẻ sĩ dám xả thân vì đại nghĩa, dũng cảm đứng về phía nhân dân để chống lại triều đình phong kiến mục nát đựơng thời, trở thành "người đứng đầu bọn phản nghịch", Nhưng dẫu là nhìn qua nhãn quan của những kẻ đối nghịch, tài năng của Huấn Cao vẫn không thể bóp méo. Như người xưa nói, "văn kì thanh bất kiến kì hình", Huấn Cao đã bước vào trang văn Nguyễn Tuân như một hình tượng tuyệt mỹ. Bên cạnh đó, Huấn Cao là một người nổi tiếng viết thư pháp đẹp, quản ngục đã nói rằng: chứ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.

Trong tâm hồn quản ngục thì Huấn Cao là một çon người "chọc trời quấy nước" coi thường cường quyền bạo lực, "chẳng biết có ai nữa" trên đầu mình. Câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trựớc cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi dừng tới quấy rầy ta". Chỉ bằng một vài chi tiết nghệ thuật rất chọn lọc về hành động, cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, Nguyễn Tuân đã khắc họa nên một nhân vật Huấn Cao vô cùng đẹp đẽ.

Cái tài của ông Huấn là tài nghệ thư pháp. Là một người "viết chữ rất nhanh và rất đẹp", danh tiếng của ông Huấn đã lan ra khắp một vùng tỉnh Sơn, đến tai cả những người như quản ngục và thơ lại, khiến họ cũng phải trầm trồ và dè dặt. Quả thực, tiếng lành đồn xa, tài viết chữ của Huấn Cao vốn đã vang danh bất hư truyền.Mà thư pháp là một trong những nhã thú thanh cao của cổ nhân, là biểu trưng cho văn hóa dân tộc. Những con chữ tượng hình nói lên nhân cách phẩm giá và chí khí của con người. Chính quản ngục cũng phải thốt lên: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một vật báu ở đời." Vốn là một người song toàn văn võ, bên cạnh tài thư pháp còn có tài "bẻ khóa và vượt ngục", Huấn Cao là cái tên khiến những người trong ngục tù phải dè chừng,e sợ. Trong mắt triều thần, ông là một người cầm đầu bọn phản nghịch, nhưng thực chất đó là một anh hùng đứng lên vì chính nghĩa, dám chống lại triều đình vì bảo vệ lẽ phải. Ông chính là hiện thân của một con người kinh bang tế thế, anh hùng cái thế ở đời.

Khi được đặt vào hoàn cảnh lao tù, vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao càng nổi bật lên với những vẻ đẹp khí phách hiên ngang lẫm liệt. Điềm nhiên bước vào nhà lao, hành động đầu tiên của Huấn Cao là dỗ gông, không mảy may đếm xỉa đến vương quyền trên đầu: "Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Đó là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu "Đỉnh thiên lập địa" không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ.

Những ngày bị giam thân nơi chốn ngục tù, Huấn Cao không một chút khiếp sợ. Người xưa thường nói "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở ngoài). Thay vì buồn rầu, chán nản "gậm một mối căm hờn trong cũi sắt" thì ông lại thản nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trước cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây." Lời tuyên bố dõng dạc đủ để thấy Huấn Cao đã bỏ ngoài hết thảy những sợ hãi và lo âu, không để tâm người mình đang đối đầu là kẻ đang nắm quyền, đang nắm giữ sự sống. Trong con người của kẻ tử tù ấy thể hiện đúng tinh thần "uy vũ bất năng khuất". Uy quyền trên đầu không thể ràng ép, bạo lực chực chờ không thể đánh gục. Dẫu ngày mai là ngày bị giải ra pháp trường và đón nhận lấy cái chết thì khí chất người anh hùng vẫn thế, luôn vững vàng.

Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua cái tâm, của điều "thiện lương" chiếu rọi, làm cho cái đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng giữa chốn tù ngục tối tăm. Sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng đã làm toát lên nhân cách cao đẹp của Huấn Cao. Đây cũng chính là người anh hùng lý tưởng, là cái đẹp mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm. Cũng chính lý tưởng thẩm mĩ ấy chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi bất ngờ khi kẻ tử tù trở thành người bậc trên ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống, còn quan coi ngục thì lại khúm núm sợ hãi. Hình tượng Huấn Cao cũng vì thế trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn; và của khí phách anh hùng đối với thói quen nịnh bợ, nô lệ.

Qua từng nét bút phác họa của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong và đĩnh đạc đã khiến cho người đọc không khỏi khâm phục và thêm phần quý trọng. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thầy thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ của tử tù với cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ "liên tài tri kỉ".

Để khắc họa vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao cũng như làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài cái đẹp cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân đã sử dụng triệt để sức mạnh của thủ pháp tương phản, đối lập. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn, giữa sự cho chữ và hoàn cảnh cho chữ...

Sáng lên hơn cả trong nhân cách người tử tù là một thiên lương trong sáng, vững lành, có sức mạnh cứu rỗi những tâm hồn đang dần bị bôi đen. Đó là nhân cách của bậc đại trí, đại dũng, không bao giờ bị lung chuyển trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục: "Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ". Một con người ý thức sâu sắc được thiên chức và phẩm giá của nghệ thuật. Một con người không bao giờ thị tài.

Đáng quý hơn, Huấn Cao không chỉ trọng thiên lương của mình mà còn trọng thiên lương của kẻ khác. Điều này được thể hiện trong cách ứng xử chân tình mà ông dành cho quản ngục. Khi chưa hiểu được tấm lòng quản ngục,ông khinh bỉ đến điều, coi thường y như coi thường một kẻ cầm tay đao suốt đời chỉ sống trong nhơ bẩn, sống vì phi nghĩa. Còn khi đã hiểu ra cái "sở nguyện cao đẹp" của y, ông hết sức cảm mến và trân trọng: "Nào ta có biết, người như thầy quản đây lại có sở nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ." Cũng chính sự thấu hiểu này đã đưa hai con người từ đối đầu thành tri âm tri kỉ.

Nhưng có lẽ tài năng khí phách và nhân cách cao đẹp của ông Huấn thể hiện rõ nhất, tập trung nhất, hài hòa nhất ở cảnh cho chữ - cảnh mà Nguyễn Tuân gọi là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".

Đêm đã khuya, chỉ sáng mai thôi là người tử tù phải vào kinh chịu án chém, nhưng ông Huấn vẫn trút hết tài năng sáng tạo vào ngòi bút và viết ra những con chữ vuông tươi tắn nói lên cái "chí khí tung hoành của đời một con người". Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, mùi mực thơm, màu trắng của tấm lụa bạch như xua tan đi bóng tối ngục thất đầy màng nhện, tổ rệp, phân gián, phân chuột. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc hay ánh sáng thiên lương làm cho hình ảnh tử tù Huấn Cao thêm lẫm liệt, uy nghi. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, cái chết kề bên, Huấn Cao vẫn "dậm tô nét chữ" trong tư thế của người nghệ sĩ chân chính đang làm chủ lao tù. Tong nhà tù tối tăm ấy, không phải cái đen tối, cái xấu xa đang ngự trị mà là cái đẹp, cái tài hoa đang lên ngôi.Sự thăng hoa của tài năng và bản lĩnh phi thường của ý chí đã đồng hiện và sáng lên trong cảnh cho chữ ấy.

Huấn Cao còn hiện lên thật đẹp ở khoảnh khắc ấy trong vai trò của người hướng thiện, hướng đạo cho những kẻ mê muội, u mê. Lời khuyên chân thành dành cho kẻ tri âm đã làm sáng lên vẻ đẹp ấy: "Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người". Lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: "Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi". Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý, làm cho viên quản ngục cảm động: "vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: - Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa con người đến với nhau trong vẻ đẹp Chân - Thiện - Mỹ.

Xây dựng nhân vật Huấn Cao - kẻ sĩ tài tử, anh hùng - nhà văn Nguyễn Tuân vừa biểu lộ một tấm lòng kính phục, ưu ái đặc hiệt, vừa thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo tuyệt vời. Ngoài việc ca ngợi một con người tài tử, bất khuất, anh hùng, truyện "Chữ người tử tù" còn hàm chứa một ý tưởng sâu sắc: thương tiếc những tài năng bị hãm hại, khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Cái đẹp của tài hoa, cái đẹp của thiên lương đã làm lung linh nhân cách kẻ sĩ Huấn Cao, để chúng ta ngưỡng mộ.

Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao hiện lên thật đẹp đẽ cả tài hoa về văn võ và còn là một người khí phách ngang tàng, thanh cao ngay cả trong ngục tối.

Chữ người tử từ của Nguyễn Tuân là một tác phẩm được rất quan trọng trong chương trình thi THPT Quốc gia. Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm là hình tượng trung tâm và cần được phân tích kỹ lưỡng, khái quát

8 tháng 2 2018

Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thế nhưng cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được.

Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.

Ra tù, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến, bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ. Từ một người lương thiện, Chí bị biến thành quỷ dữ.Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa: Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt thú dữ của hắn, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn.

14 tháng 10 2018

Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có Tắt đèn với chị Dậu, Nguyễn Công Hoan có Bước đường cùng với anh Pha,… Và đặc biệt là Nam Cao với hàng loạt tác phấm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nối lên hình tượng Chí Phèo trong tác phấm cùng tên. Hình tượng nhân vật này đã đế lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

Chí Phèo là ai? Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã giới thiệu nhân vật của mình một cách độc đáo. Nhà văn đế Chí Phèo hiện lên trong bộ dạng của một kẻ say rượu: “Hắn vừa đi vừa chửi”. Mà hắn chửi mới lạ lùng và ngoa ngoắt làm sao: “Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi nhau với hắn”. Không lạ sao được bởi khi chửi người ta thường phải hướng tới một đối tượng cụ thể đằng này hắn hướng tới tất cả cuộc đời này, trời đất này. Lạ lùng hon nữa, đây không phải là lần đầu tiên hắn chửi bỏi “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Vì sao hắn lại đến nông nỗi ấy? Nhân vật của Nam Cao vừa mới xuất hiện đã trở thành một ấn số khiến người đọc tò mò đoán định: con người ấy không tạo được chút cảm tính nào, song lại gieo vào lòng người một niềm xót xa – hắn anh ta phải có nỗi niềm khố đau nào đó mới đến nỗi dùng rượu đế hủy hoại thân xác, những tiếng chửi đời ngoa ngoắt kia cũng nói lên một điều rằng chủ nhân của nó đã bị mất hết niềm tin vào cuộc đời, vào con người trên thế gian này. Người đọc tò mò đọc tiếp trang truyện và quả thực, cuộc đời Chí Phèo hiện lên như một cuốn phim bi thảm.

Chí vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn, sự ra đời của hắn không được ai mong đợi. Nói trắng ra, hắn là một đứa con hoang, cha hắn không thừa nhận, mẹ hắn bỏ lại hắn ở cái lò gạch hoang mặc cho sống chết. Vậy là chỉ có cái lò gạch hoang là đón đợi hắn mà thôi. Khi Chí xám ngắt trong chiếc váy đụp thì những người nông dân nghèo khố đã nhặt hắn. Ban đầu là một anh đi thả ống lươn. Sau đó là một bà góa mù rồi bác phó cối. Khi bác phó cối chết, Chí Phèo thành đứa trẻ bơ vơ muốn có miếng ăn Chí phải đi hết nhà này đến nhà khác, nghèo khố và bẽ bàng. Đời hắn bọt bèo, lênh đênh, tội nghiệp chẳng khác chi một thử cỏ dại trôi dạt hết góc này đến xó nọ. Âu đó cũng là tình cảnh chung của số phận người nông dân trước cách mạng, đời họ cũng dập dềnh theo những phen phiêu tán li gia. Kẻ đi ở đợ, người buôn thúng bán mẹt nay đây mai đó, cực nhục hon phải tha hương cầu thực ở xứ người.

Đen năm mười tám đôi mươi, số phận đưa đấy Chí tới gia đình lí Kiến. Đen cửa nhà giàu tưởng kiếm được bát cơm manh áo ai ngờ lại gặp địa ngục trần gian. Bởi cái con vợ ba “quỉ cái” của lí Kiến cứ bắt hắn bóp chân khêu gợi những chuyện dâm dạt. Hắn vùng vằng: tuy còn trẻ nhưng hắn cũng phân biệt được đâu là tình yêu chân chính đâu là thói dâm dục xấu xa. Sự cám dỗ đó không làm bản chất của Chí bị bôi nhọ. Chí thực sự là chàng trai tự trọng, lương thiện. Suy cho cùng đó là bản chất tốt đẹp của người nông dân xưa, chất phác, thật thà và đầy tự trọng. Đọc đến đây, người đọc khó có thế quên hình ảnh chị Dậu của Ngô Tất Tố cầm nắm giấy bạc ném vào mặt tên quan bỉ ổi, đê tiện. Hay gần gũi hơn là một nhân vật của chính Nam Cao, lão Hạc, lòng tự trọng đã khiến lão từ chối “gần như là hách dịch” mọi sự giúp đỡ của mọi người, và cuối cùng lão đã dùng cái chết để bảo toàn lòng tự trọng cao quý nơi con người mình.

Ớ Chí Phèo, bản chất lương thiện ấy bị cái xã hội tăm tối ra sức hủy diệt. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến bắt giam Chí, biến hắn từ một người lương thiện thành con quỉ dữ.

Sau bảy, tám năm ở tù về Chí trở thành một con quỉ dữ đáng sợ “cái đầu thì trọc lốc”, "răng cạo trắng hớn", “trông gớm chết”. Trên người hắn xăm đầy những hình thù quái dị – bản chất của hắn năm xưa đã biến mất. Bây giờ hắn là một kẻ ác chỉ biết làm việc ác. Nhà văn đã dùng đến hai lần từ “gớm chết” để bày tỏ sự kinh hãi và cũng là đế khu biệt hắn với nhũng người dân lương thiện trong cái làng này. Sự lưu manh của Chí thể hiện cụ thế ngay trong nhừng hành động thường nhật. Mua rượu không được hắn đốt quán, hắn lấy mảnh chai rạch mặt ăn vạ kêu làng… Hắn càng ác và đáng sợ hon khi rơi vào tay bá Kiến rồi trở thành công cụ đắc lực cho hắn. Chỉ cần bá Kiến quăng cho vài hào hắn có thế đâm chém bất cứ ai, làm tất cả những gì người ta sai. Càng ngày Chí càng trượt dài trên còn đường tội lỗi lưu manh.

Ở đây, với đặc điểm này của Chí Phèo, Nam Cao đã có một phát hiện mới trong đời sống người nông Việt Nam trước Cách mạng. Neu chỉ dừng lại ở việc miêu tả đòi sống khốn cùng, quẫn bách, nỗi cực nhục bọt bèo của người nông dân thì đã có Tắt đèn, đã có Bước đường cùng,… Nhưng cái mới của Nam Cao là đã chỉ ra con đường bị lưu manh hóa về bản chất của người nông dân. Họ vốn chất phác, thật thà, lương thiện và đầy tự trọng. Có những người cả cuộc đời không ra khỏi lũy tre làng thì làm sao có thể hại làng hại nước? Song nhà văn bằng ngòi bút sắc sảo, tỉnh táo đã vạch ra thủ phạm của tội ác đứng sau mỗi con quỷ lương tâm của người nông dân. Đó là những thủ đoạn đê tiện của bọn cường hào địa phương kết hợp với chào hà khắc, tàn bạo của chính quyền thực dân. Chính chúng đã tẩy não, đã nhào nặn lại và rồi bôi bẩn những tâm hồn vốn rất mong manh, lương thiện.

Sông, cái tốt đẹp thuộc về bản chất xưa kia ở Chí Phèo như một tiềm thức sâu xa, nó giống như mặt trời có thế bị che mờ nhưng sẽ không bao giờ nguội tắt. Sau giấc ngủ dài mê man, nó cựa quậy, động đậy đòi tỉnh giấc. Nó thúc giục Chí Phèo trở thành người lương thiện.

Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã mở ra một bước ngoặt lớn lao trong cuộc đời Chí Phèo. Thị Nở chẳng khác nào ánh trăng mát lành của đêm ấy. Tình thương của Thị Nở chang khác nào dòng sông lấp lánh dưới ánh trăng gợi biết bao tình. Điều đó đã thức dậy cái bản chất lương thiện trong Chí làm nó sống lại và thực sự sống lại trong kiếp sống con người. Tình thương quả là một thứ biệt dược, nó có thế khôi phục, chữa lành cả những vết thương bị nhiễm trùng nặng nhất. Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở tràn đầy chất thơ. Thị Nở đã làm sống lại trong Chí sự tụ’ ý thức về mình. Chí Phèo sống lại với mong ước “một gia đình nhỏ”, “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải quanh năm, hai đứa bỏ vốn nuôi con lọn”. Sau bao nhiêu năm, hôm nay Chí lại nghe “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” hay “tiếng những người đi chợ về hỏi nhau: Hôm nay vải mấy xu hả dì?” Nhũng âm thanh ấy hôm nào chả có? Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy bởi hôm nay Chí mới bừng tỉnh, mới thiết tha hướng về cuộc sống. Bát cháo hành Thị Nở đem đến làm Chí cảm động “Mắt ươn ưót nước” và “hắn cười thật hiền”. Rồi hắn muốn hướng về tương lai, một tương lai bình dị: mái ấm gia đình. Nước mắt, lại là nước mắt đàn ông, Nam Cao từng gọi đó là “lăng kính biến hình của vũ trụ”. Ta có cảm giác giọt nước mắt kia, nụ cười thật hiền trên môi Chí kia đã cuốn đi, đã xua tan quá khứ tối tăm, u ám của hắn. Có lẽ chính giọt nước mất và nụ cười ấy của Chí Phèo Thị Nở đã có khi thầm nghĩ: “Có lúc hắn hiền như đất”. Rồi hắn nói với Thị Nở: “Cứ thế này mãi thì thích nhỉ… hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”. Hắn khát khao muốn trở về thế giói người lương thiện: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, Thị Nở sẽ mở đường cho hắn".

Chính những trang văn trên đã làm sáng bừng cho câu chuyện và sáng bừng lên quãng đòi trôi nổi, tăm tối của Chí Phèo. Chưa khi nào từng cử chỉ, hành động, câu nói của anh khiến ta cảm động như thế. Chúng thể hiện một điều rằng: lần đầu tiên trong đời Chí Phèo gặp được lí tưởng, mục đích sống của đời mình. Nó nằm ở nơi người đàn xấu xí cả xã hội chê bai, xa lánh. Ước mơ giản dị, mong manh của hắn có thế làm bất kì ai cũng phải giật mình nhìn lại những gì mình đang có đế nâng niu và thấy trân trọng nó hon.

8 tháng 3 2018

       “Làng” của nhà văn Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc về chủ đề tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm - ông Hai – chẳng những là một người nông dân chất phác, hồn hậu như bao người nông dân khác mà còn là một người có tình yêu làng quê, đất nước thật đặc biệt.

      Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân ông Hai là người dân làng Chợ Dầu nhưng để phục vụ kháng chiến ông cùng gia đình tản cư đến một nơi khác. Chính tại nơi đây ông luôn trăn trở về cái làng thân yêu của mình với bao tình cảm, suy nghĩ vô cùng cảm động...

      Trước hết, ông là một người nông dân chất phác, nồng hậu, chân chất... như bao người nông dân khác. Đến nơi tản cư mới, ông thường đến nhà hàng xóm để cởi mở giãi bày những suy nghĩ tình cảm của mình về cái làng Chợ Dầu thân yêu, về cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông đi nghe báo, ông đi nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến... Ông Hai không biết chữ, ông rất ghét những anh nào “ra vẻ ta đây” biết chữ đọc báo mà chỉ đọc thầm không đọc to lên cho người khác còn biết. Ông ít học nhưng lại rất thích nói chữ, đi đính chính tin làng mình theo giặc ông sung sướng nói to với mọi người: “Toàn là sai sự mục đích cả!”.... Tất cả những điều đó không làm ông Hai xấu đi trong mắt người đọc mà chỉ càng khiến ông đáng yêu, đáng mến hơn.

        Không chỉ vậy, điều đáng quý nhất ở ông Hai chính là tấm lòng yêu làng tha thiết. Và biểu hiện của tấm lòng ấy cũng thật đặc biệt.

       Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại "khố rách áo ôm", từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán. Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực. Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Trước Cách mạng tháng Tám, ông khoe cái dinh phần của viên tổng đốc làng ông: "Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.". Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên tổng đốc là "cụ tôi" một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, "người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa", vì ông nhặn thức được nó làm khổ mình, làm khổ  mọi người, là kẻ thù cùa cả làng: "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. [...] Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy" Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buối tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào cùa làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm . Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em: sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[...] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên.". Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây.

       Ông lão đang náo nức, "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" vì những tin kháng chiến thì biến cố bất ngờ xảy ra. Một người đàn bà tản cư vừa cho con bú vừa ngấm nguýt khi nhắc đến làng Dầu. Cô ta cho biết làng Dầu đã theo giặc chẳng “tinh thần” gì đâu. Ông Hai nhận cái tin ấy như bị sét đánh ngang tai. Càng yêu làng, hãnh diện tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.

      Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi" và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở: ''Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...". Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà." ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình cảnh khó khăn nhất: "Thật là tuyệt đường sinh sống! [..] đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.".

       Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ... Và "nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trước kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:

Hức kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?

Là con thầy mấy lị con u.

Thế nhà con ở đâu?

Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đẩu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

Có.      

Ông Lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:         

ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

     Những lời đáp của con trẻ cũng là tâm huyết, gan ruột của ông Hai, một người lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một người son sắt một lòng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ  như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang lên từ đáy lòng ông:

“Anh em đồng chí biết cho bố con ông

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”

      Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điếm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và chân thực ở những diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc trư­ng của một người nông dân tủi nhục, đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như trong biến cố ấy tâm trạng cùa ông Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng Chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sướng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu. Ỏng Hai như người vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đối cùa trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ Đốt nhẵn![...] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả., "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ậ. Đốt nhẵn.[... ] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin ấy chứ? Nhưng ông đang tràn ngập trong niềm vui vì thoát khỏi cái ách "người làng Việt gian" Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất quyết đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại được sống như một người yêu nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình,... Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điểm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.

      Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Lúc ông nói thành lời hay khi ông nghĩ, người đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: "Nắng này là bỏ mẹ chúng nó", "không đọc thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy", "Thì vườn", "có bao giờ dám đơn sai",... Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ dùng sai trong lúc quá hưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ "sai sự mục đích cả" là dấu ấn ngôn ngữ của người nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng từ ngữ chưa hiếu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phẩn nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này. Trong tác phẩm, nhà văn cũng thể hiện rõ sự thông hiểu về lề thói, phong tục của làng quê. Kim Lân đả vận dụng những hiểu biết đó hết sức khéo léo vào việc xáy dựng tâm lí, hành dộng, ngôn ngữ nhân vật. Cốt truyện đơn giản, sức nặng lại dồn cả vào mạch diễn biến tâm trạng, vào lời thoại của nhân vật nên câu chuyện có sức hấp dẫn riêng, ấn tượng riêng, độc đáo.

     Tình yêu làng của ông Hai không đơn giản, hẹp hòi là tình yêu chỉ riêng đối với nơi ông sinh ra và lớn lên. Ê-ren-bua từng tâm đắc: “Tình yêu làng xóm trở nên tình yêu quê hương đất nước”. Và bởi thế, tình yêu làng của ông Hai gắn bó chặt chẽ với tình yêu nước với tinh thần kháng chiến đang lên cao của cả dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện chung của tình yêu đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

       Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

        Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

 

bài làm hay wa cmon bn

24 tháng 3 2016

trong các câu chuyện cổ tích mà em đã đọc. có rất nhiều nhân vật hay và hấp đẫn. nhưng có một nhân vẫn khiến em nhớ mãi đó là ông tiên trong các câu truyện dân gian

Ông tiên là người mặt một bộ đò trắng với mái tóc và bộ râu trắng xuôn mượt. ông có nước da mịn và trắng. đôi mắt sáng hiện lên những nụ cười của những người đã rừng được ông giúp. vào một hôm ông thấy có một cô bé nhà nghèo không có tiền hay quần áo đẹp để mặc thường hay bị các bạn trong làng trọc ghẹo là " đồ nhà quê'" ông tiên thấy thế thương lắm ông hóa thành một ông cụ đói nghèo phải đi ăn xin đến từng nhà để xin ăn ai ai cũng thấy ông cũng kêu là " đồ bẩn thỉu biến đi" ông cụ khóc và đi qua nhà cô bé cô bé tháy ông lão đi qua xin bữa cơm cho qua ngày cô bé vào nhà kêu mẹ cho cô bé bát cơm canh raunho nhỏ cho ông lão ăn. khi ông lão ăn xong cảm ơn và tạm biệt cô bé nhỏ rồi lên đường bỗng ông rớt một thứ có hình ảnh gia đình của ông cô bé kêu ông và đưa cho ông và ông lão bỗng nhiên biến thành một ông tiên. cô bé ngạc nhiên hỏi ông

Ông ơi sao ông lại ở đây ạ

ông tiên hk ngại ngùng gì nói thẳng ông đến đây để giúp cháu mà ông nhìn thấy hình ảnh của cháu qua cảm nhận của ông cháu đúng là một cô bé tốt bụng có lòng nhân hậu ông sẽ giúp cháu có một gia đình khá giả như bao bạn khác được đến trường vui chơi nhé

rồi ông biến mất và ngày hôm sau cô bé thức dậy bỗng thấy nhà mình khác lạ không như mọi ngày nữa rồi mẹ cô bảo cô đi học rồi cô chuẩn bị đồ đi học cô vui lắm nhờ có ông tien đã giúp mình rồi cô bé vui vr đến trường cô bé vẫn nhớ mãi hình ảnh của ông tiên đã giúp cô

ông tiên là một người tốt luôn giúp đỡ những người khó khăn nghèo khổ.ông tiên là một người tốt không ai có thể sánh bằng

4 tháng 12 2016

I. Mở bài

Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa.

II. Thân bài

a. Tả bao quát

Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)

- Được trồng trong chậu hay ởvườn?

b. Tả chi tiết từng bộ phận

- Gốc mai, thân mai?

- Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.

- Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.

- Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...

- Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.

- Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

III. Kết luận

Hoa mai là hoa ngày Tết; vẻ đẹp của nó quyến rũ tất cả mọi người.

bn tự lm theo dàn bài này nhé , tiếc là mk ko có time

4 tháng 12 2016

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

1 tháng 2 2016

Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.

Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. 

Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.  

Tuy vậy, dù yêu mến chú đến dường nào đi nữa, chúng ta khó có thể chấp nhận được việc chú ưa gây gổ, cà khịa với mọi người, nhất là hay bắt nạt kẻ yếu. Đáng trách làm sao hành động của chú khi gặp chị Cốc: trêu chọc chị Cốc nhưng chú lại hèn nhát lẩn vào trong hang để mặc tai hoạ đến với Dế Choắt. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phái trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.

Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuồi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.

Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của chú dế mới lớn. Em dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc đời trôi nổi của mình trong chiêc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự với những bài học xương máu vừa kể.

Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái giá rét dữ dội mùa đông đang đến.

Đặc biệt hơn, trong cuộc đọ sức với đàn Châu Chấu Voi đã làm ngời sáng lên hình ảnh một Dế Mèn thủy chung trong tình bạn. Đẹp đẽ biết bao hình ảnh Dế Mèn một mình lặn lội giữa cảnh trời đông: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khô nẻ, khăn gói gió đưa đi tìm Dế Trũi. Xúc động biết bao là tình bạn ấy, thứ tình bạn sướng khổ có nhau, nguy nan không rời bỏ nhau là như vậy.

Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ nhất gây xúc động lớn nhất đối với người đọc là Dế Mèn sau cuộc phiêu lưu đầy gian khổ đã trở thành một người chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình. Sau cuộc hành trình của mình, Dế Mèn hiểu thêm ra: Tất cả mọi người lao động chân chính hưởng thiện trên mặt đất này đều khao khát cuộc sống hoà bình và hữu nghị. Vậy thì việc gì lại phải có chiến tranh. Sở dĩ như thế là do không hiểu nhau cùng bạn bè của mình, Dế Mèn đã dấn thân đi vào xứ Kiến để bàn bạc giải thích làm ra Kiến chúa hiểu ra mà gác lại những cuộc tân công dồn dập vì hiểu lầm. Việc làm của Dế Mèn đã có kết quả mĩ mãn. Hình ảnh vô cùng cao cả và đẹp đẽ đó là Dế Mèn tay giơ cao chiếc lá tre như nhành ô liu hoà bình ung dung dấn thân vào xứ Kiến, gửi tư tưởng vững chắc của mình vào chính nghĩa, vào việc của mình làm.  

 

Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

18 tháng 3 2021

Thamkhao

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:

+ Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 15 với thể loại truyện truyền kì thể hiện tài năng, kiến thức uyên bác cũng như hoài bão, nguyện vọng thầm kín về khát vọng hạnh phúc, sự công bằng trong cuộc sống.

+ “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Dữ có giá trị vững bền.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho dân.

b) Thân bài

* Khái quát về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm là một trong 20 truyện của “Truyền Kì Mạn Lục” ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.

* Luận điểm 1: Lai lịch và tính cách

Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu đượcDanh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

-> Tác giả giới thiệu trực tiếp nhân vật theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

=> Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

* Luận điểm 2: Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

- Nguyên nhân: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc họ -> Muốn ra tay trừ hại cho nhân dân, mang lại cuộc sống yên bình.

Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm.Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.

-> Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.

=> Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn.

- Quá trình đốt đền:

+ Trước khi đốt đền: Tắm gội chay sạch, khấn trời.

Lấy lòng trong sạch, muốn bảo vệ sự bình yên cho người dânLấy lòng trong sạch, sự chân thành, mong muốn được trời chia sẻChứng minh hành động chính nghĩa của mình 

-> Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.

=> Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh, cương trực, dũng cảm vì dân trừ bạo.

+ Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì...

-> Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường.

=> Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác, quyết tâm trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt.

+ Sau khi đốt đền:

Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rétCó người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đềnCó ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc.

-> Thổ công bày tỏ ý muốn giúp đỡ và ủng hộ hành động của Tử Văn.

- Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.

Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đềnThái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên.

=> Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc.

- Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Thổ công:

Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi.

-> Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.

=> Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời.

=> Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực.

* Luận điểm 3: Cuộc chiến đấu của Ngô Tử Văn dưới Minh ti.

- Ngô Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ:

Quang cảnh : không khí rùng rợnSử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất kì ảo, hoang đường -> nhấn mạnh hơn quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm

- Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ:

Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc.Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm VươngNgô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

-> Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo.

Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.Ngô Tử Văn: Bình tĩnh, khảng khái không chịu nhún nhường, xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực -> Tử Văn được xử thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.

-> Cái thiện, cái chính nghĩa đã thắng cái gian tà, cái ác.

=> Tử Văn là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.

* Luận điểm 4: Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.

- Ý nghĩa :

Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.Niềm tin vào công lí cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.

- Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tínhXây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cáchSử dụng các thủ pháp nghệ thuật: đối lập tương phản, liệt kê,...Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảoDẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết giàu kịch tính...Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.

c) Kết bài

Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn.Cảm nhận của em về nhân vật.