K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2020

– Tình trang khủng hoảng bế tắc của chế độ phong kiến.

– Các nước đế quốc tăng cường can thiệp vào Nhật bản, âm mưu xâm lược nước này.

– Tình hình đó đặt ra cho nước này sự lựa chọn : Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.

– Đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sang thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát triển mạnh, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Trong bối cảnh đó, do Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên và nhân công nên cũng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.

- Trước hành động xâm lược của tư bản Pháp, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm phải nhiều sai lầm trong chỉ đạo đấu tranh, dẫn đến hậu quả Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

- Đối lập với thái độ của triều đình, nhân dân Việt Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, mặt khác, quá trình đấu tranh của nhân dân cũng có sự chuyển biến: từ đấu tranh chống Pháp xâm lược sang kết hợp giữa đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Sang thế kỉ XIX, tình hình châu Á và khu vực Đông Nam Á có nhiều biến động trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực đân phương Tây. Trong bối cảnh đó, theo em, lịch sử Việt Nam sẽ chịu tác động và điễn ra theo chiều hướng nào? Nhà nước phong kiến có đối sách như thế nào, nhân dân ta có thái độ và hành động ra sao để đương đầu với những thử thách to lớn của lịch sử?

Theo em, đây là một thời kì vô cùng khó khăn của dân tộc khi chúng ta phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương Tây hung hãn. Họ hơn chúng ta về mọi mặt, đất nước đứng trước nguy cơ bị thôn tính bất cứ lúc nào. Để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, không chịu khuất phục, sự quyết tâm đấu tranh chống giặc ngoại xâm là vô cùng cần thiết.

3 tháng 12 2021

giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước

3 tháng 12 2021

Điểm khác: Giai cấp thống trị sớm nhận thức được vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước.

Điểm giống: Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

22 tháng 12 2019

Đáp án cần chọn là: D

Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước châu Á khác, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình can thiệp, ép Nhật Bản phải mở cửa, trong bối cảnh đó, giai cấp thống trị Nhật Bản đứng đầu là thiên hoàng Minh Trị đã sớm nhận thức vai trò của cải cách và mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Nhờ vậy Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và gia nhập hàng ngũ các nước tư bản công nghiệp

11 tháng 10 2018

Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước châu Á khác, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình can thiệp, ép Nhật Bản phải mở cửa, trong bối cảnh đó, giai cấp thống trị Nhật Bản đứng đầu là thiên hoàng Minh Trị đã sớm nhận thức vai trò của cải cách và mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Nhờ vậy Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và gia nhập hàng ngũ các nước tư bản công nghiệp

Đáp án cần chọn là: D

7 tháng 3 2019

Nhật Bản là một quốc đảo ở phía Đông Bắc Châu Á.

Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.

- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.

- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

* Về chính trị:

- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.

- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa””.

Nhận xét:

Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.