K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2018

* Tóm tắt truyện Lão Hạc

    Lão Hạc là ông lão nông dân hiền lành, chất phác, do không có tiền cho con trai cưới nên cậu con trai bỏ đi đồn điền cao su. Lão ở nhà sống với cùng một con chó tên Cậu Vàng, người bạn trung thành với lão. Vì lão ốm yếu, già cả nên không ai thuê lão, lão không kiếm được cái ăn. Lão bán con Vàng và nhờ ông giáo cất tiền cho con trai lão, lão tự dành tiền để lo ma chay cho mình không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, Lão chọn cái chết dữ dội đau đớn bằng bả chó để kết thúc sự sống khổ cực của mình.

* Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí

    Ngay sau khi nghe tin giặc Thanh vào xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân đốc xuất đại binh ra Thăng Long dẹp giặc, trên đường ra Bắc tiến hành tuyển quân. Tới 30 tháng chạp, vua cho tiệc khao quân, hẹn mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn giành thắng lợi. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh sợ sệt tìm đường tháo chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống, cùng bọn quan lại bán nước cũng bỏ chạy theo.

tham khảo:

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu thành ngữ mà ông chả ta đã để lại nhằm nhắn nhủ, răn dạy, và truyền lại những kinh nghiệm, kiến thức cho chúng ta về cuộc sống. Trong các câu thành ngữ đó, em thích nhất là câu thành ngữ "một duyên hai nợ" và "năm nắng mười mưa" trong câu thơ: 
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"
Theo quan niệm dân gian, duyên luôn là một điều tốt đẹp, còn nợ là gánh nặng, là trách nhiệm mà con người ta phải gánh trong cuộc đời. Câu thành ngữ "một duyên hai nợ" muốn ám chỉ người phụ nữ phải một mình đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng con. Trong khi đó, câu thành ngữ "năm nắng mười mưa" muốn nói đến những nỗi khó khăn chồng chất khó khăn mà người phụ nữ ấy phải gánh phải. Cả hai câu thành ngữ đều muốn nói lên và ca ngợi đức hi sinh của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam luôn quật cường, âm thầm hi sinh, chăm lo cho gia đình

1. Bài thơ viết về chủ đề người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một tác phẩm khác trong chương trình lớp 9 cũng viết về đề tài đó là "Những ngôi sao xa xôi", tác giả Lê Minh Khuê. 

2. Biện pháp tu từ: hoán dụ “trái tim” – chỉ người lính.

-  Tác dụng:

+ Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

+ Trái tim là hình ảnh biểu trưng cho người lính lái xe với tình yêu nước và lí tưởng với cách mạng. 

+ Đồng thời ca ngợi ý chí quyết tâm bất chấp mọi khó khăn, thử thách, quyết hi sinh vì miền Nam thân yêu.

Ý nghĩa của hình tượng chiếc xe không kính: 

- Chiếc xe không kính là hình ảnh tả thực gợi sự tàn khốc của chiến tranh. Không có kính vì bom giật, bom rung và đó cũng là nguy hiểm hằng ngày những người lính phải đối mặt. 

_ Chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe: vẻ đẹp của tư thế hiên ngang và lòng dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu vì tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.