K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2017

Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

9 tháng 3 2017

bảng kế hoạch về cái gì ms đc chứ ??

22 tháng 3 2016

tick di minh noi

22 tháng 3 2016

mấy bạn ơi địa lý nha

 

Chào bạn, đây là bài văn mẫu cho bạn tham khảo!

Bạn bè là người luôn đồng hành cùng với ta trong cuộc sống. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng có một người bạn thân để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, cùng nhau vượt qua những khó khăn và tiến lên phía trước. Với tôi, Lan là người bạn thân nhất của tôi.

Lan và em chơi thân với nhau kể từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Dáng người bạn dong dỏng cao và hơi gầy. Bạn có một mái tóc dài đen nhánh, mượt mà tựa như một dòng suối nhỏ. Nước da trắng ngần khiến ai cũng phải ao ước. Khuôn mặt bạn tròn trịa trông rất dể thương. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là cặp lông mày lá liễu và đôi mắt tròn đen láy, chiếc mũi dọc dừa và cái miệng nhỏ xing rất hay cười. Mỗi khi bạn cười lại để lộ hàm răng trắng đều như bắp và má lúm đồng tiền rất duyên. Nụ cười tươi như hoa ấy có thể dễ dàng thu hút người đối diện và làm họ có cảm tình ngay lập tức.

Lan không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Ở lớp, Lan là một người rất năng nổ. Các hoạt động của trường, lớp, bạn đều tham gia rất nhiệt tình và cống hiến hết mình. Đối với tôi, Lan còn rất dịu dàng, đôi lúc tựa như một người chị gái. Lan thường giúp đỡ tôi trong học tập, nhờ có Lan, tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng cùng nhau chia sẻ các sở thích trong cuộc sống. Lan trở thành chỗ dựa, bờ vai vững chắc lúc tôi gục ngã hay yếu đuối. Tôi có thể chia sẻ mọi chuyện vui buồn cùng với Lan. Những lúc tôi gặp khó khăn, bạn sẽ nghe tôi tâm sự, cho tôi những lời khuyên và sát cánh bên tôi đi đến chặng đường cuối cùng. Người ta thường nói: “Ra đi vừa gặp bạn hiền/ Cũng bằng ăn quả đào tiên trên chùa”. Tôi cảm thấy rất may mắn khi có một người bạn như Lan. Chúng tôi cũng có lúc giận hờn vu vơ vì những chuyện không đâu nhưng lần nào cũng là Lan chủ động làm lành với tôi. Những lúc ấy, tôi cảm thấy bạn thật hiền lành và tốt bụng. Ở nhà, Lan cũng là một đứa con ngoan và hiếu thảo. Bố mẹ đi làm xa, lại là người chị lớn trong nhà, Lan thường chăm sóc các em rất chu đáo. Những lúc đi học về, bạn không đi chơi mà ở nhà dọn dẹp, phụ giúp cha mẹ làm những công việc lặt vặt. Có lẽ vì thế mà Lan dường như lớn trước tuổi. Tôi cảm thấy Lan có rất nhiều điểm đáng quý mà mình nên học tập.

Dù sau này chúng tôi có ở hai phương trời khác nhau nhưng tôi vẫn sẽ luôn nhớ về Hoa. Hình bóng của bạn sẽ luôn khắc sâu trong tâm trí tôi. Tôi mong rằng chúng tôi sẽ mãi mãi thân nhau như vậy, dù có chuyện gì cũng không thể chia lìa.

Bạn cũng có thể tham khảo các bài văn khác tại Google nha!

Chúc bạn đạt điểm cao!

7 tháng 10 2019

Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có cho mình một người bạn thân, em cũng vậy, em có rất nhiều bạn bè, ai em cũng yêu quý nhưng thân nhất với em là Hoa, cô bạn chơi với em từ ngày còn học mẫu giáo.

Em và Hoa là bạn chơi với nhau từ bé, nghe mẹ em bảo là chúng em thân nhau từ ngày học cùng mầm non. Tụi em đi đâu cũng có nhau, chơi gì cũng rủ nhau và chia sẽ với nhau tất cả mọi chuyện không hề có ý nghĩ giấu diếm gì. Hoa bằng tuổi em nhưng cao hơn em một chút, dáng người hơi gầy, nước da trắng nõn và có một mái tóc dài đen mượt, một mái tóc mà em luôn mơ ước. Nổi bật trên khuôn mặt trái xoan là đôi mắt đen lay láy, ai cũng bảo bạn có đôi mắt biết nói, là một đoi mắt đẹp lại sinh động. Nụ cười của Hoa đúng như tên gọi của bạn vậy, tươi như hoa, rực rỡ, tự nhiên và làm cho người khác dễ chịu. Phải nói rằng em rất tự hào khi có một người bạn thân như Hoa, bạn học rất giỏi lại ngoan ngoãn, tốt bụng và dịu dàng. Mỗi khi có bài không hiểu, Hoa đều kiên trì giảng lại cho em đến hiểu mới thôi, mẹ rất vui khi thấy em có một người bạn thân tốt bụng và ngoan như Hoa, mẹ không phải lo lắng em sẽ bị bạn bè xấu lôi kéo. Em và Hoa vô cùng thân thiết, như hình với bóng. Dù chúng em có rất nhiều bạn nhưng đối với cả hai, chỉ công nhận nhau là bạn thân. Vì thế mà chúng em luôn có thói quen chia sẻ cho nhau mọi điều, không giấu bất cứ niềm vui hay nỗi buồn nào trong lòng. Mọi tâm sự khi em được trút hết với Hoa, em thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn, rồi khi em được nghe Hoa tâm sự em lại thấy mình trở nên gần gũi với bạn thêm. Có một chuyện đã xảy ra với chúng em từ lâu mà làm em nhớ mãi. Hồi ấy, chúng em học lớp Ba, có một bạn mới chuyển tới lớp, cô xếp chỗ cho bạn đó ngồi cạnh em và em thấy mình và bạn đó chơi rất hợp nhau. Em và bạn ấy đã rất thân, đi đâu cũng cùng đi, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, cuối tuần còn rủ nhau đi chơi. Vì dành nhiều thời gian cho bạn mới nên em thất hẹn với Hoa nhiều lần vì nghĩ Hoa sẽ bỏ qua cho em. Hoa bỏ qua một lần, hai lần rồi bạn giận em. Lúc đầu, em còn thấy Hoa nhỏ mọn, em giận lại bạn, nhưng rồi, em đem chuyện này nói với mẹ, mẹ đã nói là em đã sai, em có bạn mới là bỏ Hoa chơi một mình trong khi Hoa là người bạn thân nhất của em, bạn giận cũng không có gì sai cả. Em hiểu ra vấn đề và chạy ngay sang nhà Hoa để xin lỗi, nhưng đến cửa, còn chưa kịp xin lỗi thì Hoa đã hiểu tất cả, bạn cười khì và tha thứ cho em. Từ lần đó, chúng em chơi với nhau còn thân thiết hơn trước và không ai mắc phải lỗi lầm như vậy nữa.

Em rất yêu quý Hoa, chúng em hứa với nhau sẽ là những người bạn thân mãi mãi.

18 tháng 11 2018

bạn có thể lên mạng tìm nha , mk có nhưng ko bít gửi 

mk rồi nhưng bạn...........

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

6 tháng 4 2018

ko tra loi thi cut tau dau can nik nay tau co 7 ni ma

15 tháng 11 2018

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM 2016 - 2017

A. TIẾNG VIỆT

1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

-Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.

-Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)

2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào?

- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó

3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:

a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ

- Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu

- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.

b. Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.

- Từ ghép chính phụ:

- Từ ghép đẳng lập:

4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?

-Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh).

- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.

5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể:

a. Xấu xí, nhẹ nhàng, đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng

- Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng

- Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc

b. Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.

- Láy toàn bộ:

- Láy bộ phận:

6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép? vì sao.

- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép

7. Thế nào là đại từ.

- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,….. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

9. Đại từ có mấy loại? -> 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.

10. Thế nào là Yếu tố HV? -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV

11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào?

- Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

- Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ (mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.

- Đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố (vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ

- Chính phụ: đại lộ, hải đăng,, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp

14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?

- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng?

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:

a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng

b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ

c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã,lịch sự

d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ

17. Thế nào là quan hệ từ?

- Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản …. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

18. Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào?

- Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? VD.

- Không, vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được).

20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ?Nêu cách chữa.

- Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

21.Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai.

a. Nếu có chí thì sẽ thành công-> đúng (quan hệ điều kiện – kết quả)

b. Nếu trời mưa thì hoa nở.-> Sai (trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở)

c. Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo.-> đúng ( quan hệ giả thiết – kết quả)

22. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa?

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Có hai loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau

23. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?

- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.

- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

24. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó.

a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm

c) cho, biếu, tặng d) chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó

25. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau:

a. Thúy Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng

Trọng Thủy nhòm vào nước thoáng thấy nàng Mị mắt rơi Châu.

b. Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

c. Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không !

d. Tìm từ đồng nghĩa trong 2 câu ca dao sau

- “Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

(Hồ Chí Minh )

- “Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.

(Việt Bắc – Tố Hữu )

26. Thế nào là từ trái nghĩa?

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.

27. Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

a) Non cao non thấp mây thuộc,

Cây cứng cây mềm gió hay. (Nguyễn Trãi)

b) Trong lao tù cũ đón tù mới,

Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa. (Hồ Chí Minh)

c) Còn bạc, còn tiền,còn đệ tử,

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,

Chỗ ồn ào đang hóa than rơi. (Phạm Tiến Duật)

e)Đất có chỗ bồi, chỗ lở, người có người dở, người hay.

28. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:

a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết………. còn hơn sống đục

c) Xét mình công ít tội …… d) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại …………..

e) Nói thì………………. làm thì khó g) Trước lạ sau……………….

29. Thế nào là từ đồng âm?

- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

30. Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?

a. Châu chấu đá xe.

b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi.

c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.

- Các từ “Châu” là từ đồng âm vì: Châu 1: tên một loại côn trùng; châu 2: tên một châu lục nằm trọn vẹn ở bắc Bán cầu; châu 3: tên người. (phát âm chệch đi từ chữ chu – Chu Du – một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc – Trung Quốc)

31. Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các ví dụ sau và cho biết chúng có phải là từ đồng âm không?

a. Cái ghế này chân bị gãy rồi.

b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi.

c. Nam đá bóng nên bị đau chân.

-Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa vì:

+ Chân 1: chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác (chân bàn, chân ghế…).

+ Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân núi, chân tường …)

+ Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng.

32. Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm sau:

“Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”

TL: - Lợi 1: lợi ích - lợi 2: lợi của nướu răng.

33. Thành ngữ là gì? VD?

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi

34. Chức vụ của thành ngữ?

- Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ

35. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì.

b. Tóc bạc da mồi:Người tuổi cao

c. Được voi đòi tiên: có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính tham lam.

-> Lòng tham không có giới hạn, ngày càng quá đáng

d. Nước mắt cá sấu: lúc nào cũng có thể chảy nước mắt như nước ở mắt con cá sấu, chỉ người có tính giả dối gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.

e. Bách chiến bách thắng:

g. Ăn cháo đá bát:

mai mik mới kt nhưng đây là đề cương, khá dài nhỉ?

15 tháng 11 2018

Bạn học trường nào vậy ? ở đâu vậy?

15 tháng 12 2021

13579...

1;3;5;7;9;11;13;15;17;19;21;23;25;27;29;31;33;35;37;39;41;43;45;47;49;51;53;55;57;59;.............

10 tháng 10 2016

VI

56. B

57.A

58. B

59. A

60. C ( Mình hk chắc lắm)

61. C

62. A ( Mình hk chắc)

63. B

64. C

65. C

VIII:

71,72,74: True

73,75: False

25 tháng 12 2016

cô mik dốt lắm không có bài khó

leuleu

24 tháng 10 2017

thần kinh mà học chương 2