K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2017

​*mik sẽ kể cho bạn nghe nha

thời nguyễn bỉnh khiêm từ quan về trí sĩ rồi mở trường dạy học ở quê,có rất nhiều học trò đến theo học.một hôm trong đám học trò có một người gốc gác nông dân làm ăn chăm chỉ vô hoang khai phá được hai mẫu đất trồng lúa,đến mùa thu hoạch được mấy cột thóc đầy,nhưng gặp lúc thời giá rẻ mạt,còn băn khoăn có nên bán hay không,liền đến hỏi thầy,thì nguyễn bỉnh khiêm bèn bảo:''anh cứ giữ thóc lại đã.này đàn voi của nhà vua đang mắc bệnh dịch có thể lấy thóc khô chữa được,vậy nếu anh đem thứ đó dâng lên nhà vua thì chắc sẽ có được nhiều thứ khác

người học trò làm theo và quả về sau được ban chức tước ,vì thế được hưởng vinh hoa phú quý đến suốt đời

~chuc ban hoc tot nha~

2 tháng 4 2020

Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để  xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.

Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:

– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí trả lời rằng:

– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.

Người Pháp nói gì về Bác?

Tuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách của Bác Hồ.

“Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: 

“Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”?

Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè sẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.

Trong những ngày thường, ông dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, ngồi chung với hết thảy mọi người. Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các bộ trưởng, những thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Nhờ có đức tính giản dị của ông mà khi ngồi ăn với mọi người ông không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá, mà trái lại, không khí chung lộ ra, lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.

Tính giản dị và thân mật của ông còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ ông tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của ông. Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm, trái lại ông chỉ dùng những câu nôm na, khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu ngay được. Ngày ông viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem bài cho nhà in, bao giờ ông cũng đem đọc cho một số người không biết chữ, ông già, bà già cùng nghe. Nếu ông thấy thính giả tỏ vẻ không hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết lập tức ông viết lại ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng”.

 Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... 

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ.Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

.Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

2 tháng 4 2020

Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để  xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.

Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:

– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí trả lời rằng:

– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.

9 tháng 2 2018

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-c117a17013.html#ixzz56Zzx60cg

4 tháng 2 2021

Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.

Em tham khảo :

Đề số 3 :

Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.

    “Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :

Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nói

Hôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.

1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :

Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!

Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”

  Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm” 

14 tháng 12 2017

Trả lời

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Con hơn cha là nhà có phúc.

- Cây có cội, nước có nguồn.

- Chim có tổ, người có tông.

NG
27 tháng 8 2023

- Câu chuyện về Thomas Edison: Thomas Edison được biết đến là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 19. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Edison đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trong cuộc đời. Khi còn là một đứa trẻ, Edison đã bị coi là kém thông minh và bị cấm học ở trường. Tuy nhiên, với niềm đam mê và nỗ lực không ngừng, Edison đã phát minh ra đèn điện và nhiều công nghệ tiên tiến khác, trở thành một trong những nhà khoa học và phát minh hàng đầu của thế kỷ 19.

​- Câu chuyện về J.K. Rowling: Trước khi trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế giới với bộ truyện Harry Potter, J.K. Rowling đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời. Sau khi ly hôn, Rowling bị đuổi việc và sống trong cảnh nghèo khó. Tuy nhiên, bằng nỗ lực và sự kiên trì, Rowling đã viết xong bộ truyện Harry Potter và tìm được nhà xuất bản, từ đó bước vào hành trình trở thành một trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới.

9 tháng 4 2017

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Con hơn cha là nhà có phúc.

- Cây có cội, nước có nguồn.

- Chim có tổ, người có tông.

13 tháng 8 2023

Tham khảo: câu chuyện về tình bạn vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

         Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

         Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.

         Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 03/02/1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Được tin, Ăng-ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình C.Mác vượt qua hoạn nạn. Ông cũng đã cố tìm cách khéo léo để khỏi chạm tới lòng tự ái của C.Mác, thuyết phục ông nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi ấy. Từ đó trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của C. Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác - nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.

Trong thời gian viết bộ Tư bản, trong tình cảnh rất khó khăn, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng-ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên C. Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng-ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuyrinh, trong các bài viết, Ăng-ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng-ghen đã đập tan sự xuyên tạc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.

      Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Bộ Tư bản - công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo, khi Mác ra đi. Ăng-ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng-ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.

         Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.

Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 03/02/1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Được tin, Ăng-ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình C.Mác vượt qua hoạn nạn. Ông cũng đã cố tìm cách khéo léo để khỏi chạm tới lòng tự ái của C.Mác, thuyết phục ông nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi ấy. Từ đó trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của C. Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác - nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.

 

Trong thời gian viết bộ Tư bản, trong tình cảnh rất khó khăn, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng-ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên C. Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng-ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuyrinh, trong các bài viết, Ăng-ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng-ghen đã đập tan sự xuyên tạc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.

Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Bộ Tư bản - công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo, khi Mác ra đi. Ăng-ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng-ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.

Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba cô gái: Thao, Phương Định và Nho trong cùng tổ trinh sát mặt đường. Công việc của họ là ngồi chờ trên cao điểm. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Công việc thật chẳng đơn giản chút nào. Rất gian khổ và gần kề ngay cái chết.

Họ chạy trên cao điểm cả ban ngày ngay bên cạnh những quả bom đang nằm chờ nổ. Nhưng họ anh dũng và vui vẻ. Họ đã quen với những vết thương, với đất bốc khói, không khí bàng hoàng và tiếng máy bay đang gầm lên ầm ĩ. Thần kinh lúc nào cũng căng lên như chão, tim đập nhanh, chân chạy mà biết chắc rằng xung quanh bom sắp nổ. Nhưng rồi khi xong việc, nhìn đoạn đường, họ thấy vui, thở phào nhẹ nhõm và sa ngay về cái căn hầm mát lạnh của mình. Đánh một hơi nước mát cho thật đã, xong thì tất cả nằm dài trên nền đất ẩm nghe ca nhạc hay có thể nghĩ lung tung.

Hôm ấy vào buổi trưa, không gian im ắng lạ. Phương Định ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Cô mê hát, có khi bịa ra cả những lời hát ngớ ngẩn. Định người Hà Nội và là một cô gái khá xinh với hai bím tóc dày, mềm, cái cổ cao và đôi mắt đẹp. Nhiều anh lái xe quý mến thường gửi thư tán tỉnh cô.

Đang mơ màng suy nghĩ, Định bỗng giật mình. Có tiếng giục của Nho và chị Thao. Họ đã nhận ra tiếng máy bay trinh sát. Cả tổ đã rất quen với việc: cái sự im lặng là sự bất thường. Tiếng máy bay trinh sát và tiếng phản lực gầm gào theo sau.

- Sắp đấy! - Nho quay lưng lại, chụp cái mũ sắt lên đầu. Chị Thao vẫn thong thả nhai mấy chiếc bánh quy. Chị bình tĩnh đến phát bực nhưng lại hay sợ máu. Chị hay diêm dúa nhưng trong công việc, chị cương quyết và táo bạo vô cùng.

Chị Thao cầm cái thước trên tay Định, rồi nói: "Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ", rồi kéo tay Nho, vác xẻng lên vai đi ra cửa.

Định ở nhà trực điện thoại. Lòng cô nóng như lửa đốt. Xung quanh chỉ thấy khói bom mù mịt và tiếng cao xạ nã nhau chan chát. Địch tấn công dữ quá nhưng cũng may các anh cao xạ, thông tin và công binh đã kịp chi viện cho ba cô gái.

Nửa tiếng sau, chị Thao về, bình thản mệt lả và cáu kỉnh. Đại đội trưởng đã có được thông tin. Anh tế nhị cảm ơn ba cô gái.

Nho cũng về, bình thản và ướt sũng. Cô vừa tắm ở dưới suối lên, đẹp và mát mẻ như một que kem trắng.

Cả tổ nghĩ ngợi một lúc rồi tối lại ra đường luôn. Họ đi phá bom trong cái không khí vắng lặng đến kinh người. Ba cô gái thao tác rất nhanh và thành thục. Hai mươi phút sau, một hồi còi, rồi hồi còi thứ hai nổi lên. Những tiếng bom nổ vang trời xé toang không gian yên lặng. Mùi thuốc 32 bom buồn nôn, đất đá rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây.

Thao và Định đã định ra về. Nhưng bất chợt họ phát hiện ra Nho đã bị thương. Hầm của Nho bị sập khi cả hai quả bom của chị cùng phát nổ.

Định và Thao đưa Nho về. Vết thương không sâu lắm nhưng bom nổ gần nên Nho bị choáng. Họ tự lo chăm sóc cho cô gái vì không muốn làm phiền đơn vị. Lát sau, Nho đã thiếp đi.

Hai cô gái ngồi yên lặng nhìn nhau. Họ đang nuốt những giọt nước mắt vào trong vì lúc này phải giữ sao cho cứng cỏi. Chị Thao hát, những giai điệu sai và lạc nhịp. Nhưng cần phải hát. Hát để quên đi và để vững tin hơn.

Có một đám mây, một đám nữa rồi thêm đám nữa kéo đến cửa hang. Bầu trời đen đi và cơn dông ào đến đột ngột như một biến đổi bất thường trong trái tim con người vậy. Ở rừng mùa này hay thế. Trời mưa. Nhưng là mưa đá. Định nhận ra và thích thú cầm một viên đá nhỏ thả vào lòng bàn tay của Nho, vui thích và cuống cuồng.

Mưa tạnh rất nhanh. Định bỗng thẫn thờ và nuối tiếc. Nhưng cô không tiếc những viên đá nhỏ. Cô đang nhớ về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, nhớ bà bán kem, nhớ con đường nhựa... cơn mưa đã vô tình đả xoáy mạnh vào những kỷ niệm trong tâm hồn của cô gái xa quê.

23 tháng 7 2019

Vào đời nhà Lê, có một người đàn bà trẻ tuổi lấy chồng họ Mai. Một hôm nghe tin người chị ruột của mình đau nặng, nàng bèn nói với chồng để mình đi lại chăm sóc thuốc men vì nhà chị rất neo người.

Nhà người chị ở một làng cách đấy chừng ba dặm đường. Người đàn bà đi về không chừng, có hôm sáng đi tối về, có hôm ngủ lại đó sáng mới về. Như thế đã được ba lần. Lúc này, mùa màng rỗi rãi nên người chồng để cho vợ đi lại thăm nom chị tùy ý.

Bệnh tình người chị ngày một nguy kịch. Người đàn bà lại đi thăm, nhưng lần này người chồng thấy nàng có đi mà không có về. Cho rằng vợ mình phải ở lại trông nom chị, nên không ngờ vực gì cả. Nhưng suốt ngày thứ hai cho đến ngày thứ ba vẫn không thấy vợ trở về. Chồng lúc này mới sốt ruột, vội nhờ người sang nhắn vợ bảo cố về sớm để thu xếp một món nợ.

Nhưng người ấy về cho biết rằng bên nhà người chị không thấy em sang và họ đang có ý trông đợi. Nghe nói thế, cả nhà họ Mai hoảng hốt, vội chia nhau đi tìm khắp mọi nơi. Nhưng suốt một tháng tìm tòi khắp cả từ chợ búa, bến đò, đến rừng rú mà chả thấy tăm hơi đâu cả. Người chồng đau xót đến cùng cực, cuối cùng đổ vạ cho nhà chị, một hôm đến gây sự, chửi nhau một trận, rồi phát đơn kiện lên quan.

Quan nhận đơn, đòi bị cáo đến hỏi cung. Người anh rể cứ sự thực khai rằng mình hoàn toàn không biết gì về việc mất tích của người em vợ. Tra hỏi cả đến thân thích xóm làng hai bên cũng không thấy hé ra một tia sáng nào. Hơn một năm, phủ đường một mặt cho thám tử đi dò la, mặt khác sắc về các xã thôn truy tìm, vẫn không thấy một dấu vết gì có thể theo dõi được. Thế rồi sáu bảy lần khai ấn trôi qua, hồ sơ vụ án đành bỏ xó trong phủ đường. Hai viên quan mới thay nhau đến tiếp chân quan cũ cũng không sao tìm ra manh mối.

*

Về sau, một hôm có một ông quan họ Nhữ mới đổi đến. Quan tuy đã đỗ tiến sĩ nhưng trông mặt còn non trẻ, đến nỗi lúc đứng giữa đám nha lại tổng lý, chả một ai biết đó là người có chức vị cao. Khi xem lại những tập hồ sơ còn đọng, ông tỏ vẻ chú ý đến vụ án người đàn bà mất tích này. Nha lại bảo ông:

- Các quan trước cũng đã dùng đến bao nhiêu người để điều tra không phải chỉ trong một phủ, một tỉnh mà rộng sang các tỉnh lân cận, nhưng cuối cùng cũng đành bó tay. Họa có Bao Công tái sinh, án này mới sáng tỏ được.

Ông nói với họ:

- Không hiểu hồi ấy người ta có tra xét từ gần đến xa không, hay là chỉ nhằm vào xa mà nhãng bỏ gần? Tôi, tôi quyết định xét lại vụ này một chút!

Từ đó, viên quan trẻ tuổi suy nghĩ rất nhiều về cái án đó. Lần lượt ông cho đòi người anh rể, nhà chồng và một vài người làm chứng đến hỏi từ nét mặt, cách sống, lối ăn mặc của người mất tích. Người ta cho biết nàng đẹp và đoan chính. Ông lại bảo họ vẽ phác cho mình một bản đồ về con đường đi từ nhà em sang nhà chị; lối đi chính, lối tắt như thế nào, qua những nhà ai, v.v... Khi thấy con đường tắt phải đi qua một cánh đồng vắng, ở đây có một ngôi chùa; muốn đi từ chùa đến xóm phải giập bã trầu mới tới, ông lẩm bẩm một mình: - "Có thể đầu mối nằm ở đây chăng?"

Ông liền bí mật cải trang thành một người lái buôn dạo qua đoạn đường đó một chuyến. Nhìn thấy ngôi chùa lớn, xung quanh chùa lại có cây cối rậm rạp, ông không ngăn được mối ngờ vực. Ông sai một ả kỹ nữ giả cách mang vàng hương đến chùa ấy lễ Phật. Bọn sư trẻ thấy có bóng dáng phụ nữ vào chùa, xông đến như mèo thấy mỡ. Ả ca kỹ liếc mắt đưa tình làm cho bọn chúng không thể giữ được bộ mặt từ bi đạo mạo.

Khi nắm đã khá đầy đủ tình tiết, quan bèn sắp quân trẩy đến chùa. Sư cụ ra đón tiếp rất lễ phép. Quan nói:

- Tôi nhân tiện đi hành hạt, nghe nói đây là một nơi linh ứng nên vội đến đây lễ Phật và xin cầu mộng, phiền nhà chùa cho nghỉ tạm một đêm.

Sáng sớm hôm sau quan dậy rất sớm. Các quan sĩ đã được lệnh sẵn, gươm giáo sáng lòa đứng vây bọc quanh chùa. Quan cho đòi tất cả sư ni và tất cả mọi kẻ ăn người ở trong chùa ra hỏi:

- Chùa chiền là một nơi tu hành nhân đức, thế mà tại sao đêm qua ta nằm mộng thấy một người đàn bà trẻ tuổi đến kêu van thảm thiết rồi kể hết sự tình với ta. Vậy nếu có kẻ nào phạm tội hãy mau mau tự thú sẽ có khoan hồng. Bằng không ta sẽ tra khảo, những đứa liên can nhất định sẽ làm án chém hết.

Nghe lời truyền phán dõng dạc, cả chùa đều xanh mắt. Cuối cùng bọn gian ác tin rằng "oan hồn hồn hiện"; không thể cưỡng lại được nữa, cả bọn liền quỳ xuống thú tội. Số là hôm ấy trời mới tờ mờ sáng, nhân thấy có người đàn bà đi qua trước cổng chùa, ba tên ác tăng xổ ra bịt miệng đưa vào lùm cây thay nhau hãm hiếp. Rồi sợ lộ chuyện, chúng bóp chết người đàn bà và chôn ở gần chùa, dần dần xây đá đè lên cho mất tích.

Quân lính được lệnh đào lên, quả tìm được hài cốt người bạc mệnh. Quan cho gọi thân nhân đến nhận về chôn cất. Bọn ác tăng bị điệu về phủ đường xét xử. Bọn sư trẻ "trốn việc quan đi ở chùa" đều bắt hoàn tục.

Khi tin ấy truyền ra, mọi người đều vui mừng hể hả. Nhà vua cho gọi họ Nhữ về triều phong làm thượng thư bộ Hình[1].

[1]. Theo lời kể của người Hưng-yên, Hà-đông và tạp chí Nam phong (1931)