K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2017

- Văn học trung đại thì bó hẹp trong niêm luật Đường thi, vận dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng, theo công thức khuôn mẫu, gò bó tình cảm con người, con người không được tự do thể hiện tình cảm, khát vọng cá nhân.
- Văn học hiện đại lại thể hiện sự cách tân của tầng lớp trí thức thời bấy giờ, họ mang luồng gió phương Tây thổi vào văn học Việt nam, đem cho nó sắc thái mới, tiếng nói mới: phá bỏ niêm luật, cách viết tự do, cho khoảng trời để cái tôi được cất tiếng và bày tỏ nguyện vọng, được nuôi bởi dưỡng chất ái tình...

** Truyện trung đại là tác phẩm tự sự có nội dung thuộc về thời kì trung đại. Có yếu tố của văn học trung đại.
** Truyện hiện đại là kể lại những đổi mới, những điều mà các loại chuyện khác không có.

15 tháng 3 2017

Bạn ơi truyện ngắn mà , dù sao thì cũng cảm ơn nhìu nha .vui

16 tháng 4 2018

a) Giống nhau:

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước

b) Khác nhau:

Văn học hiện đại:

– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

Văn học trung đại:

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…

17 tháng 3 2021

Văn học trung đại

–  Sự ra đời và hình thành phát triển:

+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian

+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)

– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:

 + Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…

b) Văn học hiện đại

– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng

+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.

+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.

17 tháng 3 2021

Văn học trung đại

–  Sự ra đời và hình thành phát triển:

+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian

+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)

– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:

 + Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…

b) Văn học hiện đại

– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng

+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.

+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.

23 tháng 4 2019

Bn tham khảo nhé !

https://h.vn/hoi-dap/question/236912.html

> <

23 tháng 4 2019

Về phương thức biểu đạt thì truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiên đại giống nhau ở chỗ đều phải có cốt truyện, nhản vật, chi tiết, lời kể, tả.

sorry mk chỉ tìm đc giống nhau, còn khác nhau bạn tự tìm nha!

17 tháng 7 2018
Tên tác phẩmTên tác giả
Cổng trường mở raLý Lan
Mẹ tôiÉt-môn-đô đơ A-mi-xi
Cuộc chia tay của những con búp bêKhánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình(ca dao)
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.(ca dao)
Những câu hát than thânca dao
Những câu hát châm biếm(ca dao)
Sông núi nước NamLý Thường Kiệt
Phò giá về kinhTrần Quang Khải
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông raTrần Nhân Tông
Bài ca Côn SơnNguyễn Trãi
Sau phút chia liĐoàn Thị Điểm
Bánh trôi nướcHồ Xuân Hương
Qua Đèo NgangBà Huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhàNguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi LưLý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhLý Bạch
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêHạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu pháĐỗ Phủ
Cảnh khuyaHồ Chí Minh
Rằm tháng giêngHồ Chí Minh
Tiếng gà trưaXuân Quỳnh
Một thứ quà của lúa non: CốmThạch Lam
Sài Gòn tôi yêuMinh Hương
Mùa xuân của tôiVũ Bằng
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất(Tục ngữ)
Tục ngữ về con người và xã hội(Tục ngữ)
Tinh thần yêu nước của nhân dân taHồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng ViệtĐặng Thai Mai
Đức tính giản dị của Bác HồPhạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chươngHoài Thanh
Sống chết mặc bayPhạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội ChâuNguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông HươngHà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính(chèo)
  Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :                                                        TRUYỆN NGẮN             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của...
Đọc tiếp

 

 

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : 

                                                       TRUYỆN NGẮN

             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. 

             Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó và truyện ngắn thường là ngắn.

             Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của bậc thầy trong Thể loại này đã cho ta biết điều đó.   

                                                                               (Theo Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phuơng thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên?

Câu 2. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? 

 

 

 

 

 

 

1
20 tháng 12 2022

1. PTBĐ chính: nghị luận.

Chủ đề của phần trích: nêu những khái niệm về "Chuyện ngắn"

2. Dấu hai chấm có tác dụng liệt kê sự việc, sự vật.

Dấu ngoặc kép có tác dụng để cho một từ ghép có nghĩa ẩn dụ bên trong mặt chữ.

 Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :                                                        TRUYỆN NGẮN             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của...
Đọc tiếp

 

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : 

                                                       TRUYỆN NGẮN

             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. 

             Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó và truyện ngắn thường là ngắn.

             Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của bậc thầy trong Thể loại này đã cho ta biết điều đó.   

                                                                               (Theo Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phuơng thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên?

Câu 2. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? 

Câu 3. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của anh/chị về cụ Bơ-men trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng của O.hen-ri. 

Câu 4. Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà anh/chị yêu thích trong cuộc sống.  

 

1
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
21 tháng 12 2022

1. Thuyết minh, chủ đề chính là cung cấp những thông tin, kiến thức về truyện ngắn.

2. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho phần liệt kê các ý sau đó. Dấu ngoặc kép có chức năng đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

3. Tham khảo: Sau khi học xong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn người Mĩ - O.Hen-ri, hình ảnh cụ Bơ - men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp. Cụ là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn xi. Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao có bằng được một kiệt tác của riêng mình. Nhưng cái nghèo thì mãi vậy, thời gian lại nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng thương người nên cụ Bơ - men vô cùng lo lắng khi biết bệnh tình của Giôn - xi. Cụ vừa lo sợ vừa tức giận với cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ khi cô cố gắng cuộc sống còn lại của mình với chiếc lá cuối cùng bên ngoài cửa sổ kia. Cụ nhìn từng chiếc lá thường xuân cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc. Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Chính vì nó mà Giôn - xi đã hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm đến cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sự sống trở lại. Nhưng người đọc càng nghẹn ngào khi biết rằng sau đêm ấy, cụ Bơ - men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời ngay sau đó vài ngày. Nhân vật cụ Bơ - men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, giàu tài năng. Cụ chỉ xuất hiện một chút ở đầu, giữa câu chuyện và thông qua lời kể của Xiu nhưng chính “kiệt tác” của cụ đã giúp cho người đọc cảm thấy tình người ấm áp: Sống và yêu thương!

4. Tham khảo dàn ý thuyết minh về đồ dùng, ví dụ chiếc mắt kính.

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kính đeo mắt.

Thân bài

– Hình dáng: mắt kính, gọng kính.

– Màu sắc: trắng, nâu, xám, đen.

– Chất liệu: mi-ca, nhựa, sắt..

– Chủng loại: kính râm, kính lão, kính cận.

– Cách bảo quản: Đựng trong hộp, tránh cọ sát làm xây xước.

– Công dụng: dùng chắn bụi, giúp nhìn rõ chữ, làm đồ trang sức.

Kết bài

Kính đeo mắt là một vật dụng hữu ích cho con người, nhờ nó mà đôi mắt chúng ta được bảo vệ tốt hơn tránh khỏi các xâm hại từ bên ngoài.

 

5 tháng 1 2017

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ ...

28 tháng 4 2016

Khái niệm :

Truyện cổ tích : là loại truyện nhân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc : nhân vật bất hạnh ; nhân vật dũng sĩ ; nhân vật thông minh ; nhân vật là động vật

21 tháng 2

ai mà biết đc

 

21 tháng 2

cóa ai bt ko mik ko bt