K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2017

2))I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

29 tháng 3 2017

chị có bài văn ko ạ. cho e xin ạ

Em tham khảo đề 1 :

Dàn ý tham khảo:

- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''

- Thân bài:

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó

+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng

* Những dẫn chứng:

+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn

_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ

+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ

- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ rất đúng đắn

*Bài làm tham khảo:

   Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.

      Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.

      Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.

     Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

     Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.

24 tháng 1 2022
Ruột ngựa, phổi bò.
Chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm.Thương người như thể thương thân.
Dạy ta sống ở đời phải đề cao lương thiện, biết giúp đỡ, yêu thương người khác như chính bản thân mình.Thấy sang bắt quàng làm họ.
Những kẻ sống không ngay thẳng, nịnh bợ. Người là vàng của là ngãi.
Đây cũng là một câu tục ngữ đề cao giá trị con người, con người quý báu hơn tất cả.Trông mặt mà bắt hình dong.
Chỉ nhìn bề ngoài mà đoán biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác. Đây là một câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống ở đời đừng vội vàng phán xét người khác chỉ vì vẻ bề ngoài. Con mắt là mặt đồng cân.
Con mắt là quan trọng nhất trên khuôn mặt. Để nhìn nhận sự việc ta dùng mắt để quan sát. Và nhìn vào đôi mắt cũng dễ dàng nhận biết được đó là người khôn hay người dại. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
Ý nói con người ta ai cũng có tật đến chết đi vẫn khó sửa đổi.Miếng ăn là miếng nhục.
Ý nói sự hy sinh phẩm giá con người để tồn tại, mưu sinh. Lòng người như bể khôn dò.
Người ta hay nói dò sông, dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người, câu tục ngữ này cũng có nghĩa đó.Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
Lòng người khó đoán, gặp hoạn nạn mới biết bạn hay thù.

a, 

Biết ơn,nhớ ơn

b,

ND: Ăn quả là hưởng thụ trái ngon quả ngọt thì phải nhớ tới công lao của người tạo ra thành quả ấy.

NT: ẩn dụ

c,

Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lý làm người, truyền thống nhớ ơn, sống có tình có nghĩa. Phải biết ơn, ghi nhớ công lao của những người đã cống hiến sức lực, thời gian, để rồi tạo ra thành quả để cho ta được tận hưởng.

22 tháng 12 2018

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận giải thích. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của nó

b. Thân bài (9đ)

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (2đ)

   + Nghĩa đen: Khi đánh giá vật dụng làm bằng gỗ, người ta quan tâm đến ruột gỗ, thớ gỗ bên trong hơn là màu sắc, nước sơn bên ngoài.

   + Nghĩa bóng: Đánh giá một con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ.

Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã chỉ ra mối quan hệ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của một con người, từ đó đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. (2.5đ)

- Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó chứ không dừng lại ở hình thức bề ngoài. (2.5đ)

- Trong cuộc sống cần có sự cân đối, hài hòa giữa hình thức và nội dung, con người cần biết liên kết chặt chẽ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của mình. (1đ)

- Liên hệ bài học dành cho bản thân. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Khẳng định lại bài học của câu tục ngữ.

- Nghệ thuật đói "xa" - "gần" ; "mua" - "bán"

- Nghệ thuật so sánh : tốt gỗ "hơn" tốt nước sơn

- Điệp từ "trông"

cảm ơn ạ!

12 tháng 5 2020

Truyền thống nhân ái

14 tháng 5 2020

a)Truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau .

b)

Luận điểm :  -Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay

                     -Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm.
                     -Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước,....

c) Phân tích luận điểm :Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm.

-Khi có tình yêu thương, con người ta không chỉ sống cho mình, vì mình nữa mà sẽ biết sống vì người người khác.

-Cả nước hướng về đồng bào miền Trung khi đồng bằng miền Trung gặp khó khăn hoạn nạn

- Khi ấy chúng ta không chỉ xây dựng được mối quan hệ gắn bó không gì có thể phá vỡ mà còn tạo nên sức mạnh để làm những điều phi thường.

-Tình thương là cơ sở để con người đoàn kết lại với nhau, tình thương giúp phát huy sức mạnh của tập thể vì những mục tiêu lớn lao, đẹp đẽ.

-Khi chúng ta biết yêu thương, biết cho đi một cách tự nguyện, chắc chắn chúng ta sẽ nhận lại những tình cảm yêu thương xứng đáng của mọi người dành cho mình