K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2018

A Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.
B Thế à? Môn gì thế?
A Môn Văn.
B Ôi cậu thật tuyệt! Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé!
A Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng a thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...
B. Nhưng sao?
A. Nhưng theo mình vẫn nhờ vào sự kiên trì là nhiều nhất!
B. Nhờ sự kiên trì ư?
A. Đúng vậy, có kiên trì chịu khó chau chuốt chuốt kiến thức thì mới có được thành công.
B. Có lẽ cậu nói đúng! Mình cảm ơn nhiều.
A. Không có gì đâu!

19 tháng 4 2017

Em tham khảo nhé:

Vai xã hội và lượt lời là 2 nhân tố trong hội thoại.

Lúc giao tiếp, lúc trao đổi, chào hỏi nhau, ta cần xác định được vai xã hội. Ta phải tự hỏi mình trước lúc giao tiếp về con người mà mình đang đối diện, đang hội thoại:

- Vai quan hệ xã hội: thân hay sơ, thân tộc, bạn bè hay người lạ

- Vai quan hệ tuổi tác

- Vai quan hệ về vị thế, chức danh, nghề nghiệp

- Vai xét theo giới tính

- Vai dân tộc, cộng đồng ( người dân tộc nào, đồng bào mình hay ngoại kiều nào...)

Tại sao cuộc đối thoại giữa Chị Dậu với tên cai lệ lại có sự thay đổi về vai xã hội? Lúc đầu , chị Dậu lễ phép, tự xưng là "cháu", gọi tên cai lệ là "ông";cuối cùng là "bà" với "mày", cùng với cử chỉ "nghiến hai hàm răng thách thức".

Tại sao có lúc em nói tao, tớ, bạn, mày.... tại sao có lúc lại xưng là em và thưa, dạ, vâng. Nói với bạn thì thân mật, nói với cha mẹ, chú bác, ông bà, thày cô giáo các vị cao niên phải lễ phép, kính trọng. Nếu là dàn ông, nói chuyện với phụ nữ phải lịch sự...

Coi trọng, ý thức được vai xã hội lúc giao tiếp là rất quan trọng.

(*)Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu:

Thuận cú pháp là đặc sắc riêng của tiếng Việt. Lúc nói và viết, cấu trúc câu văn phần lớn là cấu trúc C-V. Trong văn bản nghệ thuật, nhất là trong thơ, trật tự câu thơ rất đa dạng, biến hóa. Việc chọn trật tự trong câu là do văn cảnh, ngữ cảnh. Do đó, nghệ thuật nói và viết rất coi trọng việc xếp đặt các thành phần trong câu. Cứ không thể tùy tiện.

Việc chọn trật tự từ trong câu cho thấy chủ định của người nói và người viết về sự vật, sự việc được nói đến. Dùng chủ ngữ chủ động, hay chủ ngữ bị động là để nhấn mạnh, làm nổi bật sự vật, sự việc, gây ấn tượng.

Khi viết, khi nói, có thể đặt đề tài của câu lên trước chủ ngữ. Đó là dụng ý nêu lên tầm quan trọng của đề tài, hoặc gây ấn tượng, thu hút sự chú ý vào đề tài đang được nói tới.

Từ cấu trúc C-V có thể đổi lại thành V-C trong một số trường hợp. Đo cũng là thủ pháp nghệ thuật đảo thành phần trong câu. Trong thơ ta thường gặp phep đảo ngữ ấy để nhấn ý, để tạo nhịp điệu, để gieo vần.

Cũng để nhấn mạnh, có lúc người nói và người viết đặt từ ngữ chỉ cách thức của hành động, của trạng thái đặt trước cụm C-V

19 tháng 4 2017

2.

Việc lựa chọn trật tự từ trong câu không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu. Nó có tác dụng đem lại cho câu một ý nghĩa bổ sung nào đó, như: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Có tác dụng liên kết với các câu khác trong văn bản - Trật tự từ đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm và lời nói.
26 tháng 4 2018

A Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.
Thế à? Môn gì thế?
A Môn Văn.
Ôi cậu thật tuyệt! Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé!
A Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng a thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...
B. Nhưng sao?
A. Nhưng theo mình vẫn nhờ vào sự kiên trì là nhiều nhất!
B. Nhờ sự kiên trì ư?
A. Đúng vậy, có kiên trì chịu khó chau chuốt chuốt kiến thức thì mới có được thành công.
B. Có lẽ cậu nói đúng! Mình cảm ơn nhiều.
A. Không có gì đâu!

​chúc bạn hok tốt

12 tháng 4 2021

Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian.

Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy.

Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên... “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng - nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại.

Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

“Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức... Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.

 

Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng...

Bởi vậy:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong