K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2017

Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tuy tiết insulin dể biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ), ngược lại khi lượng dường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào a của đảo tuy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển huá glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định

10 tháng 5 2017

Hỏi đáp Sinh học

28 tháng 4 2019

Bựa sau viết câu hỏi thêm dấu vào

Ở tuyến tụy có đảo tụy chứa 2 loại Tế bào đó là tế bào α và tế bào β lần lượt tiết ra hoocmon glucagôn và insulin.

- Khi lượng đường dưới 0,11% trong máu, tế bào α sẽ tiết ra hoocmôn glucagôn để biến đổi glicôgen thành glucôzơ .

- Khi lượng đừơng lên cao so với BT, tế bào β sẽ tiết insulin biến đổi glucozơ thành glicôgen.

⇒ tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường huyết cho cơ thể.

28 tháng 4 2019

Hoocmon tuyến tuỵ gồm : insulin, glucozo

Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.

20 tháng 3 2018

Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận (nephron). Đầu tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Mỗi phút, động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Như vậy, chỉ 60% số đó tức 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút, nhưng khi đó ở động mạch đi chỉ còn 480ml, nghĩa là có 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Làm phép nhân đơn giản thì mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành.

Sau đó là quá trình hấp thụ lại. Quá trình hấp thụ lại đã biến 172 lít nước tiểu đầu thành 1.5 lít nước tiểu chính thức mỗi ngày. Các chất độc hại còn sót lại trong 480ml huyết tươngqua cầu thận vào động mạch đi sẽ được lọc tiếp ở ống thận nhờ quá trình bài tiết tiếp.Nước tiểu chính thức sẽ đổ vào bể thận, xuống ống dẫn nước tiểu, tích trữ ở bóng đái (bàng quang) rồi được thải ra ngoài qua ống đái.

haha

20 tháng 3 2018

Quá trình lọc máu của thận:

Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40 Angstrong) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

11 tháng 2 2019

a) Những chất dùng để điều chế:

- Hiđro: \(Zn,Al,Fe,HCl,H_2SO_{4\left(l\right)},NaOH\)

-Oxi: \(KClO_3,H_2O\)

b) Các phương trình hóa học:

- Điều chế khí hiđro:

\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)

\(Zn+H_2SO_{4\left(l\right)}\rightarrow ZnSO_4+H_2\)

\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)

\(Fe+H_2SO_{4\left(l\right)}\rightarrow FeSO_4+H_2\)

\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)

\(2Al+3H_2SO_{4\left(l\right)}\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)

\(2Al+2NaOH+2H_2O\rightarrow2NaAlO_2+3H_2\)

- Điều chế khí oxi:

\(2KClO_3\underrightarrow{t^0}2KCl+3O_2\)

\(2H_2O\underrightarrow{điệnphân}2H_2+O_2\)

c) Thu khí \(H_2\)\(O_2\) vào lọ bằng cách sau:

- Đẩy nước

- Đẩy không khí: Lọ đựng oxi đặt xuôi, lọ đựng \(H_2\) đặt ngược.

21 tháng 9 2017

Đầu tiên dùng quỳ tím ta biết được: HCl vì làm quỳ chuyển đỏ
NaOH vì làm quỳ chuyển xanh
hai chất còn lại ko làm quỳ chuyển màu
cho 2 chất đó tác dụng với dd NaOH thì ta biết được MgCl2 vì có kết tủa trắng sinh ra (đó là Mg(OH)2), NaCl ko tác dụng với NaOH
pthh : MgCl2 + 2NaOH --> Mg(OH)2 + 2NaCl

21 tháng 9 2017

- Trích 4 mẫu thử

- Thử bằng quỳ tím:

+ Quỳ tím hóa đỏ là lọ HCl

+ Quỳ tím hóa xanh là lọ NaOH

+ Quỳ tím không đổi màu là NaCl và MgCl2

- Cho dung dịch NaOH vào 2 mẫu trên:

+ Có kết tủa trắng là MgCl2:

MgCl2+2NaOH\(\rightarrow\)Mg(OH)2\(\downarrow\)+2NaCl

+ Không hiện tượng là NaCl

28 tháng 2 2017

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Em rất thích xem bộ phim Đất rừng phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược. Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên. Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc. Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối… Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen” Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập – nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn phong phú về hàng hóa, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang… chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ: Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển… Và so sánh: Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau.
24 tháng 4 2018

Bạn ơi bài này bạn chưa vẽ hình !

24 tháng 4 2018

có hình ảnh k?

2 tháng 10 2017

Thể tích của 12 lọ oxi là:

\(V_{O_2}=\) 200 . 12 = 2400 (ml) = 2,4 (l)

Số mol của oxi là:

\(n_{O_2}=\dfrac{V_{O_2}}{24}=\dfrac{2,4}{24}=0,1\left(mol\right)\)

\(2KMnO_4\underrightarrow{t^0}K_2MNO_4+MNO_2+O_2\)

TPT: 2 mol 1 mol

TĐB: x mol 0,1 mol

Số mol của \(KMNO_4\) là:

\(n_{KMNO_4}=\dfrac{0,1.2}{1}=0,2\left(mol\right)\)

Khối lượng của \(KMNO_4\) là:

\(m_{KMNO_4}=0,2.158=31,6\left(g\right)\)

4 tháng 10 2017

tpt va tdb la gi

18 tháng 3 2017

1. Tiêu hoá

Hệ tiêu hoá của thú gồm các bộ phận giống như những động vật có xương sống ở cạn . Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hoá xenlulôzơ.

18 tháng 3 2017

Tuần hoàn và hô hấp

Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn và hô hấp là tim và phổi được bảo vệ trong khoang ngực.
Hệ tuần hoàn gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn . Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đồi chất mạnh ở thú. Thú là động vật hằng nhiệt.