K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2017

Câu 1 :

* Những nét về nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến .Bà được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà.

Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

* Những bài thơ của bà :

Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác


Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu !
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa


Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc


Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...


Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ :
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...


Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo ...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to:
"Chuyện loài người" trước nhất. Hoa Cỏ May Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu

Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay Lời Ru Của Mẹ Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống

Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Dón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông
8 tháng 11 2017

Cảm ơn bn!

12 tháng 12 2021

Em tham khảo:

1. Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.

2. Thể thơ tự do. PTBĐ: Miêu tả và biểu cảm

3. - Điệp từ " Vì"

 - Nhấn mạnh tình cảm của người cháu đối với người bà. Đồng thời điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Xuân Diệu?- Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng”:+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?+ Ước muốn đoạt quyền tạo hóa được nhà thơ thể hiện như thế nào qua 4 câu thơ đầu?+ Phân tích bức tranh thiên đường trên mặt đất qua 9 câu thơ tiếp theo?+ Quan niệm về thời gian của nhà thơ qua 17 câu thơ...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu

- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Xuân Diệu?

- Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng”:

+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?

+ Ước muốn đoạt quyền tạo hóa được nhà thơ thể hiện như thế nào qua 4 câu thơ đầu?

+ Phân tích bức tranh thiên đường trên mặt đất qua 9 câu thơ tiếp theo?

+ Quan niệm về thời gian của nhà thơ qua 17 câu thơ tiếp?

+ Khát khao giao cảm, hòa nhập qua 9 câu thơ cuối?

2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận

- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Huy Cận.

- Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang”:

+ Hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?

+ Phân tích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của bài thơ?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 1?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 2?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 3?

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên trong khổ 4?

 

1
19 tháng 2 2021

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:

Tham khảo:

1,

Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. 

2,

1. Xuất xứ

- Rút ra trong tập Thơ Thơ

- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2. Bố cục

- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng

- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng

2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:

1,

-  Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

2,

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

2. Bố cục

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

3,

* Ý nghĩa nhan đề:

– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.

– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.

– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.

=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

* Ý nghĩa lời đề từ:

– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.

+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.

– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

4,

Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng."

Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.

Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."

Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.

"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:

"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cần gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:

"Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật."

Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.

Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.

Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:

"Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

  

 

 

 

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *

Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *

Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng cũng như tâm trạng của tác giả thể hiện trong khổ thơ. Qua đó em có nhận xét gì về tâm hồn của thi sĩ? *

Câu 5: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? *

Câu 6: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 4 câu thơ cuối bài? *

Câu 7: Tiếng chim tu hú trong câu đầu và câu cuối có gì khác nhau? *

1
8 tháng 2 2022

Chia nhỏ câu hỏi ra để người đọc giúp bạn trả lời nhé !!!!

8 tháng 2 2022

anh ơi , em hỏi cái:") . Có một bài của bạn này em trả lời nó đâu rồi ạ? Anh xóa à?

8 tháng 2 2022

Câu 1: Tố Hữu

`-` Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)

`-` Quê : Thừa Thiên `-` Huế

`-` Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

`-` Đời cách mạng thống nhất với đời thơ

`-` Phong cách thơ : chất trữ tình, chính trị sâu sắc.

* Các tác phẩm chính :

`-` Từ ấy (tác phẩm và lời hình )

`-` Việt Bắc

2, 

`-` Hoàn cảnh ra đời : Tháng 7/1939 , khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao thừa phủ ( Huế )

`-` Xuất xứ : 

`+` In trong tập thơ "Từ ấy" (phần 2)

`-` Thể thơ : lục bát

`-` Bố cục :

`+` Phần 1 : 6 câu thơ đầu : cảnh đất trời vào hè

`+` Phần 2 : 4 câu thơ cuối : tâm trạng người tù.

Câu 3 : 

 Nhan đề : KHI CON TU HÚ

`-` Độc đáo, gợi nhiều liên tưởng

`+` Về cấu trúc : chỉ là vế phụ của một câu trọn ý (trạng ngữ)

`+` Về ý nghĩa :

`*` Nhan đề mở, gợi mạch cảm toàn bài

`*` Tạo sự tò mò của độc giả

`-`  "Khi con tu hú" là bài thơ nói lên cảnh bí bách ngột ngạt khi bị giam cầm của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 4 : Các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu :

`-` Hình ảnh :lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, diều sáo.

`->` Tiêu biểu, sống động của mùa hè.

`-` Âm thanh : chim tu hú, tiếng ve, diều sáo

`->` vui tươi, tưng bừng, rộn ràng.

`-` Màu sắc : vàng, màu hồng, màu xanh

`->` Rực rỡ, hài hòa

`-` Hương vị : thơm (lúa bắp), ngọt (trái cây)

`->` Ngọt ngào.

`-` Không gian : diều sáo lộn nhào

`->` khoáng đạt, tự do

 

 

 

8 tháng 2 2022

đừng ai xóa câu này :(((

13 tháng 12 2016

1b)

ND:

- Bài thơ thể hiện quan niệm một đàtình bạn đậm đà thắm thiết vượt lên trên những vật chất tầm thường tri âm, tri kỉ tuy một mà hai tuy hai mà một

NT:

- Sáng tạo trong việc xây dựng tình huống

-Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

13 tháng 12 2016

1.

Nội dung: Tả cảnh QĐN hoang sơ, thấp thoáng, vắng vẻ thiếu sự sống của con người chỉ có một vài chú tiều lom khom kiếm cúi, mấy ngôi nhà chợ lắc đắc bên sông. Và tâm trạng nhớ quê hương, đất nước da diết, sâu nặng của người lữ khách xa quê cô đơn không ai chia sẻ

Nghệ thuật:

- Vận dụng điêu luyện thể thơ Đươmgf

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Sáng tạo trong việc dùng từ láy

-Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:

+ Bài thơ “Biển” – Xuân Diệu

… Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…

 

+ Bài thơ Biển nhớ - Minh Lý

Em một mình trên biển
Khung trời của riêng anh
Tình em như con sóng
Cuồn cuộn mỗi chiều hè.

 

Em muốn gửi cho anh
Tình muôn đời thắm mãi
Như bến bờ hoang dại
Yêu mãi biển trong xanh.

 

Em chờ anh về nhé
Biển mãi gọi tên anh
Gió buồn ru khe khẽ
Lời riêng em ngọt lành.

 

Về biển khơi anh nhé
Tình nồng bên biển xanh
Con sóng hiền vỗ mãi
Em vẫn hoài chờ anh.

 

- Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Cháu chiến đấu hôm nay”Câu 1: Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản? Câu 3: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Cháu chiến đấu hôm nay”

Câu 1: Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản?

 

Câu 3: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trên.

 Câu 4: Vì sao người cháu có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Câu 5: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ.

Câu 6: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản

1
4 tháng 12 2021

1. Thơ em lại tự xem trong SGK nhé!

2. 

Em tham khảo:

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

3. Khái niệm điệp ngữ em cũng tự xem lại nhé!Em tham khảo:

 Biện pháp tu từ: điệp ngữ "Vì" và liệt kê những hình ảnh "tình yêu tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"

Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.

4. Vì người cháu chiến đấu vì bà, vì tuổi thơ cùng với bà

5. 

Em tham khảo:

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mớiBà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

6. 

Em tham khảo:

Nội dung

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực

- Sử dụng điệp từ

21 tháng 11 2016

lm dc giúp mình vs nha

21 tháng 11 2016

Giúp em với:

Nguyễn Phương Thảo

Linh Phương

Mai Phương aNH

Đỗ Hương Giang

Trần Ngọc Định

Nguyễn Phương Trâm

Phạm Thị Trâm Anh

Nguyễn Thị Mai

Lê Ánh

Phan Ngọc Cẩm Tú

Minh Thu

Lê Nguyên Hạo

4 tháng 1 2018

1/Điệp ngữ : vì

Điệp ngữ cách quãng

Tác dụng : Liệt kê các lí do người chiến sĩ chiến đấu . Thấy được tình yêu quê hương,đất nước, đặc biệt là người bà và ổ trứng hồng tuổi thơ

2/

-  Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom sưới núi,tiều vài chú,

Lác đác bên sông,chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng , con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân dưới núi,trời , non, nước,

Một mảnh tình riêng,ta với ta.

- Đã bấy lâu nay,bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa.

Ao sâu nước cả,khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây,cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách,trầu không có,

Bác đến chơi đây,ta với ta.

* Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà  thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn. 

3/

     Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc.Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
                                        Tiếng suối trong như tiếng hát xa
                                        Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
     Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,...Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trăngg tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
                                         Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
                                         Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
      Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.

      Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

(Bạn có thể tham khảo bài đó)