K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2018

16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

Mất Đông khê, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

29 tháng 3 2017

- Mờ sáng ngày 16-9-1950, ta mở cuộc tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18-9-1950, ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê thị xã Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo đường số 4, đồng thời lwucj lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi.

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường số 4.

13 tháng 11 2017

Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954 và được chia làm 3 đợt:

- Đợt 1 (từ ngày 13 đến 17-3-1954): quân ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc (Độc Lập, Bản Keo).

- Đợt 2 (từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): quân ta đồng loạt tấn công vào các cao điểm phía đông khu trung tâm Mường Thanh. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1. Vùng vây khép chặt, dần dần đừng tiếp tế bằng hàng không bị cắt đứt.

- Đợt 3 (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): quân ta đồng loạt tấn công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu phía Nam, chiều ngày 7-5 quân ta đánh vào Sở chỉ huy địch. Đến 7h30 ngày 7-5 lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” bay trên nóc hầm Đờ Cát-tơ-ri. Chiến dịch toàn thắng.

10 tháng 2 2018

- Tại Bắc Kạn, ngay từ đầu, quân dân ta chủ động kịp thời phản công và tiến công địch, tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập chúng, tổ chức đánh tập kích vào những nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn. Vừa chặn đánh địch, ta vừa bị mất khẩn trương di chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ các công xưởng, kho tàng từ nơi địch uy hiếp, chiếm đóng đến nơi an toàn.

- Ở hướng Đông, quân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau ngày 30 - 10 - 1947.

- Ở hướng Tây, quân ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô. Cuối tháng 10 -1947,5 tàu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Đoan Hùng). Đầu tháng 11 - 1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Khe Lau, ngã ba sông Lô và sông Gâm).

- Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.

- Cuộc chiến đấu liên tục 75 ngày đêm đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bác. Căn cứ địa Việt Bắc biến thành “mồ chôn giặc Pháp”. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.

9 tháng 2 2021

* Diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông (1950)

- Sáng 16 - 9 - 1950, ta tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18 - 9, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập. Hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta. Thất Khê cũng được lệnh đánh Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng xuống (cuộc “hành quân kép”).

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Thất Khê cũng bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi Đường số 4.

- Sau hơn một tháng chiến đấu quân ta đã giành được nhiều kết quả to lớn, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

 

9 tháng 2 2021

-16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

- Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

- Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

- Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

18 tháng 12 2018

- Tháng 1 – 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

    - Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.

    - Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 -2- 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

19 tháng 12 2018

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 - 1288):

- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.

- Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.

- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :

    + Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

    + Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.

6 tháng 2 2017

- Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao cho chỉ huy kháng chiến. Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân dân.

    - Đầu năm 1258, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.

    - Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng , quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

    - Cuối tháng 1- 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống" rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Hồng.

    - Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế "gọng kìm" với hi vọng tiêu diệt chủ lực quân Trần và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải lui về Thăng Long, quân Nguyên lâm vào tình thế bị động , thiếu lương thực trầm trọng.

    - Tháng 5 – 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), quân giặc thất bại, quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần hai.

30 tháng 3 2018

- Sau khi biết tin quản Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao cho chỉ huy kháng chiến. Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân dân.

    - Đầu năm 1258, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.

    - Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng , quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

    - Cuối tháng 1- 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống" rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Hồng.

    - Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế "gọng kìm" với hi vọng tiêu diệt chủ lực quân Trần và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải lui về Thăng Long, quân Nguyên lâm vào tình thế bị động , thiếu lương thực trầm trọng.

    - Tháng 5 – 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), quân giặc thất bại, quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần hai.

- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).

- Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đã đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

- Quân Nam Hán tại Tống Bình thất bại, viện binh của chúng cũng bị đánh tan tác.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

22 tháng 4 2021

- Năm 931 xuất phát từ Ái Châu, Dương Đình Nghệ kéo quân ra tấn công và chiếm được thành Tống Bình.

- Quân ta chủ động đón và đánh tan quân tiếp viện, tướng giặc bị giết.