K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2018

I. MỞ BÀI
Ai đó đã từng viết “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương và để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, ai rồi cũng có một dòng sông “để thương và để nhớ” nhưng nỗi nhớ mang theo ở mỗi người lại một vẻ. Với Nguyễn Tuân, dòng sông mang theo là Đà giang hung bạo mà trữ tình, Tế Hanh nhớ “con sông xanh biếc”, Hoài Vũ mênh mang phù sa Vàm Cỏ, Quang Dũng nào quên “khúc độc hành” của dòng sông Mã yêu thương…thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại cùng nàng Hương tương tư với kinh thành Huế qua tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Với sự hiểu biết sâu sắc về Huế, về thuỷ trình của sông Hương kết hợp văn phong khoa học, chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều – Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực đã mang đến những xúc cảm nồng nàn về Hương giang – dòng sông của thơ ca. Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đã được nhà văn tập trung sâu sắc qua đoạn trích:
“Trong những dòng sông đẹp […] bát ngát tiếng gà”
II. THÂN BÀI
1.Khái quát:
Là nhà văn gốc Quảng Trị nhưng trưởng thành ở Huế, gắn bó với Huế và đã hơn nửa cuộc đời sống bên cạnh dòng sông Hương trước khi viết tuỳ bút này. Nên hơn ai hết, Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu Hương giang. Sông Hương với ông cũng như một người tình mà suốt cả cuộc đời ông trăn trở đi tìm và lý giải cội nguồn tên gọi. Tuỳ bút này được nhà văn viết tại Huế năm 1981, in trong tập cùng tên. Đoạn trích trên là đoạn nằm ở phần đầu của bút ký – sông Hương ở thượng nguồn Trường Sơn và đoạn chảy qua đồng bằng Châu Hoá.
2.Nội dung cảm nhận
2.1. Mở đầu đoạn trích tác giả khẳng định: “trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến hình như chỉ Sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Trong lời mở đầu nồng nàn ấy, tác giả đã đặt vị trí của sông Hương ngang bằng với những “dòng sông đẹp” của thế giới – nhưng trên hết tác giả khẳng định rằng “chỉ Sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Lời khẳng định ấy cũng chính là niềm tự hào của tác giả về dòng sông quê hương – dòng sông thi ca đất mẹ.
2.2. Đằng sau lời khẳng định ấy, tác giả đã nhân cách hóa, sử dụng bút pháp miêu tả kết hợp nhiều động từ mạnh làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương ở đại ngàn. Sông Hương ở thượng nguồn có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Bằng vốn am hiểu địa lý, cấu trúc lãnh thổ cũng như am hiểu địa hình, tác giả đã làm hiện lên thật sống động hình ảnh của sông Hương ở rừng già. Trong cái nhìn của nhà văn, Sông Hương hiện lên như một “cô gái Di Gan phóng khoáng và man dại”. Dòng chảy ấy được tác giả so sánh ví von như một điệu múa của cô gái Di Gan, một vũ khúc giữa rừng già: “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại, ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Ths Phan Danh Hiếu- Câu văn kéo dài được ngăn cách bởi những dấu phẩy tạo thành kiểu câu phức trùng điệp. Sông Hương qua những câu văn ấy thật đẹp. Hai nét tính cách hùng vĩ và thơ mộng đan cài dệt nên chất thơ, chất hùng của dòng sông mang tên một người con gái. Chỉ mấy lời văn mà tác giả đã huy động một loạt tính từ, động từ, phép so sánh, nhân cách hóa… làm dòng sông trở nên sinh động, có hồn cốt: tác giả gọi Sông Hương là “bản trường ca”, “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”, “bí ẩn”… nhưng đằng sau nét dữ dội hùng vĩ ấy chính là một sông Hương thơ mộng trữ tình với mái tóc thướt tha, kiều diễm, bung nở “giữa những dặm dài” và “cài lên màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” làm náo nức lòng người.
Sông Hương không chỉ có ngoại hình “phóng khoáng và man dại” mà còn hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ. Trường Sơn và sông Hương có mối tình “nửa cuộc đời” khăng khít, bền chặt. Chính vì có nửa đời gắn bó với Trường Sơn mà sông Hương đã được đại ngàn ban cho “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng của người con gái để khi ra khỏi rừng già Trường Sơn, sông Hương nhanh chóng mang một “sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Ngòi bút giàu chất thơ lai láng của Hoàng Phủ Ngọc Tường quả có sức ru lòng người. Nếu trước đó sông Hương hiện lên với những từ ngữ góc cạnh, dữ dội “cuộn xoáy, mãnh liệt, rầm rộ” làm toát lên nét linh thiêng, hùng vĩ của dòng chảy thượng nguồn, thì ở đây nhiều tính từ mĩ miều đã xuất hiện để tôn vinh vẻ đẹp trời phú của Hương giang: “dịu dàng, trí tuệ, người mẹ phù sa”…Những mỹ từ ấy cũng đã góp phần tô đậm thêm nét nữ tính, yêu kiều của nàng Hương đắm say và bí ẩn. Ths Phan Danh Hiếu
Vẻ đẹp cô gái Di gan ấy quả thực khó đoán biết, vì mỗi một trường đoạn nàng Hương lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Khi ra khỏi Trường Sơn, dòng sông đã “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Từ đây nàng khoá chặt tâm hồn thẳm sâu của mình “không muốn bộc lộ” và tiếp tục cuộc hải trình đi tìm “người tình mong đợi”.
Có đoạn, tác giả thêm cái tôi của mình vào để bàn luận: “nếu chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua”. Lời trữ tình ngoại đề như thể một chút thanh minh cho cô gái Hương giang, vừa như toát lên vốn am hiểu sâu sắc thuỷ trình của dòng sông thơ mộng. Từ đây ngòi bút của nhà văn tiếp tục xuôi dòng về Châu Hoá – cánh đồng phù sa bãi bồi và đầy hoa dại.
2.3. Khi chảy qua miền địa hình đồng bằng, tác giả ví von sông Hương giống như “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”.
Ở đoạn văn tiếp theo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả Sông Hương ở điểm nhìn vừa xa vừa gần, vừa thi ca vừa hội hoạ. Ở những điểm nhìn xa, sông Hương hiện lên đẹp ở những đường cong quyến rũ. Liên tưởng tới cổ tích “Nàng công chúa ngủ trong rừng” – Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm toát lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của dòng sông, để từ đó, ngòi bút của nhà văn cuốn hút người đọc vào thuỷ trình đầy mê hoặc của dòng sống. Tác giả viết “phải nhiều thế kỷ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”. Nhưng đánh thức rồi người tình không biết đã đi đâu? Hương giang đã thức dậy ngơ ngác đi tìm. Chính điều này tạo nên điểm nhìn hội hoạ đầy mê hoặc. Rời xa vùng núi, sông Hương chuyển dòng một cách liên tục. Sự chuyển dòng này tạo nên “những khúc quanh đột ngột” mà nhà văn gọi đó là “một cuộc tìm kiếm có ý thức” về người tình tương lai. Ths Phan Danh Hiếu -Vô tình cuộc tìm kiếm đã tạo nên cho dòng sông một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Sông Hương thật gợi cảm biết bao dưới ngòi bút của nhà văn, đó là dòng sông uốn khúc như “những đường cong thật mềm”, có lúc “mềm như tấm lụa”. Đẹp nhất của đường cong mềm mại, thướt tha ấy của cô gái Hương Giang chính là đoạn “Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”. Đoạn văn sử dụng phép liệt kê: điện Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… mang đến cho người đọc hình dung về vẻ đẹp của những danh thắng Huế đô đã đi vào dư địa chí. Ngoài ra cách dùng từ ngữ của nhà văn cũng gợi hình dung về dòng chảy trữ tình của con sông: “vấp – chuyển hướng – vòng qua – vẽ một hình cung – ôm lấy – xuôi dần…”. Hệ thống động từ đặc tả dòng chảy ấy làm sông Hương hiện lên chân thực, sắc nét, có hồn như một sinh thể sống động và giàu sức sống.
Nhà văn quan sát ở điểm nhìn gần hơn và cảm nhận được “từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”. Đi trong “dư vang” là đi trong âm vang, trong sự vang vọng của đại ngàn Trường Sơn. Dòng chảy ấy dù uốn quanh, lượn vòng nhưng lưu tốc vẫn còn mạnh mẽ khó kiềm toả. Nhưng khi về đến những Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, dòng sông đã phần nào được kiềm chế sức mạnh. Ths Phan Danh Hiếu Từ đây chỉ còn sắc nước xanh thẳm, hiền hoà. Sắc xanh thẳm của nước hoà vào bóng dáng hùng vĩ của “hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo” tạo nên vẻ đẹp như bức đồ hoạ mà ca dao người Huế từng ngợi ca “Đường vô xứ Huế quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”. Sắc nước hoà vào sắc núi, sắc đồi và ánh chiếu lên bầu trời Tây Nam thành phố cái sắc màu chỉ riêng Huế mới có: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Cái sắc màu không trộn lẫn ấy có lần cũng đã thổn thức trong thơ của Đoàn Thạch Biền:
Đã bốn lần đến Huế
Vẫn lạ như lần đầu
Sông Hương lơ đãng chảy
Nắng tím vướng chân cầu
2.5. Không chỉ vậy, Hương Giang còn đẹp bởi “vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, như cổ thi”.
Giữa đám quần sơn lô xô, sông Hương như trầm mặc hẳn đi. Bởi nàng đang đi qua một “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Dường như sông Hương khi qua vùng địa lý này đã cúi đầu tưởng niệm những anh linh đã khuất, như tưởng niệm cả một thời dĩ vãng vàng son. Sự trầm mặc của dòng sông như nét đẹp văn hoá của người Huế vốn coi trọng yếu tố tâm linh và nhất là sự thành kính với các bậc tiền nhân. Có lẽ vì vậy mà mặt nước Hương giang bỗng trở nên phẳng lặng và kéo dài mênh mang cho đến khi hoà vào “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”. Đó là vẻ đẹp cổ thi trầm mặc, cổ kính mà hiện đại đã đi vào thi ca, văn học của bao thi sĩ, văn nhân bao đời. Ths Phan Danh Hiếu
3.Nghệ thuật:
Đoạn trích sử dụng bút pháp miêu tả, nhân cách hoá, phép tu từ so sánh, liên tưởng độc đáo. Ngôn ngữ vừa trí tuệ vừa giàu chất thơ, chất hoạ. Giọng văn mượt mà, truyền cảm.
III. KẾT BÀI
(Tự kết bài)

23 tháng 3 2018
I. MỞ BÀI Ai đó đã từng viết “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương và để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, ai rồi cũng có một dòng sông “để thương và để nhớ” nhưng nỗi nhớ mang theo ở mỗi người lại một vẻ. Với Nguyễn Tuân, dòng sông mang theo là Đà giang hung bạo mà trữ tình, Tế Hanh nhớ “con sông xanh biếc”, Hoài Vũ mênh mang phù sa Vàm Cỏ, Quang Dũng nào quên “khúc độc hành” của dòng sông Mã yêu thương…thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại cùng nàng Hương tương tư với kinh thành Huế qua tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Với sự hiểu biết sâu sắc về Huế, về thuỷ trình của sông Hương kết hợp văn phong khoa học, chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều – Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực đã mang đến những xúc cảm nồng nàn về Hương giang – dòng sông của thơ ca. Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đã được nhà văn tập trung sâu sắc qua đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp […] bát ngát tiếng gà” II. THÂN BÀI 1.Khái quát: Là nhà văn gốc Quảng Trị nhưng trưởng thành ở Huế, gắn bó với Huế và đã hơn nửa cuộc đời sống bên cạnh dòng sông Hương trước khi viết tuỳ bút này. Nên hơn ai hết, Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu Hương giang. Sông Hương với ông cũng như một người tình mà suốt cả cuộc đời ông trăn trở đi tìm và lý giải cội nguồn tên gọi. Tuỳ bút này được nhà văn viết tại Huế năm 1981, in trong tập cùng tên. Đoạn trích trên là đoạn nằm ở phần đầu của bút ký – sông Hương ở thượng nguồn Trường Sơn và đoạn chảy qua đồng bằng Châu Hoá. 2.Nội dung cảm nhận 2.1. Mở đầu đoạn trích tác giả khẳng định: “trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến hình như chỉ Sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Trong lời mở đầu nồng nàn ấy, tác giả đã đặt vị trí của sông Hương ngang bằng với những “dòng sông đẹp” của thế giới – nhưng trên hết tác giả khẳng định rằng “chỉ Sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Lời khẳng định ấy cũng chính là niềm tự hào của tác giả về dòng sông quê hương – dòng sông thi ca đất mẹ. 2.2. Đằng sau lời khẳng định ấy, tác giả đã nhân cách hóa, sử dụng bút pháp miêu tả kết hợp nhiều động từ mạnh làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương ở đại ngàn. Sông Hương ở thượng nguồn có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Bằng vốn am hiểu địa lý, cấu trúc lãnh thổ cũng như am hiểu địa hình, tác giả đã làm hiện lên thật sống động hình ảnh của sông Hương ở rừng già. Trong cái nhìn của nhà văn, Sông Hương hiện lên như một “cô gái Di Gan phóng khoáng và man dại”. Dòng chảy ấy được tác giả so sánh ví von như một điệu múa của cô gái Di Gan, một vũ khúc giữa rừng già: “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại, ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Ths Phan Danh Hiếu- Câu văn kéo dài được ngăn cách bởi những dấu phẩy tạo thành kiểu câu phức trùng điệp. Sông Hương qua những câu văn ấy thật đẹp. Hai nét tính cách hùng vĩ và thơ mộng đan cài dệt nên chất thơ, chất hùng của dòng sông mang tên một người con gái. Chỉ mấy lời văn mà tác giả đã huy động một loạt tính từ, động từ, phép so sánh, nhân cách hóa… làm dòng sông trở nên sinh động, có hồn cốt: tác giả gọi Sông Hương là “bản trường ca”, “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”, “bí ẩn”… nhưng đằng sau nét dữ dội hùng vĩ ấy chính là một sông Hương thơ mộng trữ tình với mái tóc thướt tha, kiều diễm, bung nở “giữa những dặm dài” và “cài lên màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” làm náo nức lòng người. Sông Hương không chỉ có ngoại hình “phóng khoáng và man dại” mà còn hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ. Trường Sơn và sông Hương có mối tình “nửa cuộc đời” khăng khít, bền chặt. Chính vì có nửa đời gắn bó với Trường Sơn mà sông Hương đã được đại ngàn ban cho “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng của người con gái để khi ra khỏi rừng già Trường Sơn, sông Hương nhanh chóng mang một “sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Ngòi bút giàu chất thơ lai láng của Hoàng Phủ Ngọc Tường quả có sức ru lòng người. Nếu trước đó sông Hương hiện lên với những từ ngữ góc cạnh, dữ dội “cuộn xoáy, mãnh liệt, rầm rộ” làm toát lên nét linh thiêng, hùng vĩ của dòng chảy thượng nguồn, thì ở đây nhiều tính từ mĩ miều đã xuất hiện để tôn vinh vẻ đẹp trời phú của Hương giang: “dịu dàng, trí tuệ, người mẹ phù sa”…Những mỹ từ ấy cũng đã góp phần tô đậm thêm nét nữ tính, yêu kiều của nàng Hương đắm say và bí ẩn. Ths Phan Danh Hiếu Vẻ đẹp cô gái Di gan ấy quả thực khó đoán biết, vì mỗi một trường đoạn nàng Hương lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Khi ra khỏi Trường Sơn, dòng sông đã “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Từ đây nàng khoá chặt tâm hồn thẳm sâu của mình “không muốn bộc lộ” và tiếp tục cuộc hải trình đi tìm “người tình mong đợi”. Có đoạn, tác giả thêm cái tôi của mình vào để bàn luận: “nếu chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua”. Lời trữ tình ngoại đề như thể một chút thanh minh cho cô gái Hương giang, vừa như toát lên vốn am hiểu sâu sắc thuỷ trình của dòng sông thơ mộng. Từ đây ngòi bút của nhà văn tiếp tục xuôi dòng về Châu Hoá – cánh đồng phù sa bãi bồi và đầy hoa dại. 2.3. Khi chảy qua miền địa hình đồng bằng, tác giả ví von sông Hương giống như “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”. Ở đoạn văn tiếp theo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả Sông Hương ở điểm nhìn vừa xa vừa gần, vừa thi ca vừa hội hoạ. Ở những điểm nhìn xa, sông Hương hiện lên đẹp ở những đường cong quyến rũ. Liên tưởng tới cổ tích “Nàng công chúa ngủ trong rừng” – Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm toát lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của dòng sông, để từ đó, ngòi bút của nhà văn cuốn hút người đọc vào thuỷ trình đầy mê hoặc của dòng sống. Tác giả viết “phải nhiều thế kỷ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”. Nhưng đánh thức rồi người tình không biết đã đi đâu? Hương giang đã thức dậy ngơ ngác đi tìm. Chính điều này tạo nên điểm nhìn hội hoạ đầy mê hoặc. Rời xa vùng núi, sông Hương chuyển dòng một cách liên tục. Sự chuyển dòng này tạo nên “những khúc quanh đột ngột” mà nhà văn gọi đó là “một cuộc tìm kiếm có ý thức” về người tình tương lai. Ths Phan Danh Hiếu -Vô tình cuộc tìm kiếm đã tạo nên cho dòng sông một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Sông Hương thật gợi cảm biết bao dưới ngòi bút của nhà văn, đó là dòng sông uốn khúc như “những đường cong thật mềm”, có lúc “mềm như tấm lụa”. Đẹp nhất của đường cong mềm mại, thướt tha ấy của cô gái Hương Giang chính là đoạn “Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”. Đoạn văn sử dụng phép liệt kê: điện Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… mang đến cho người đọc hình dung về vẻ đẹp của những danh thắng Huế đô đã đi vào dư địa chí. Ngoài ra cách dùng từ ngữ của nhà văn cũng gợi hình dung về dòng chảy trữ tình của con sông: “vấp – chuyển hướng – vòng qua – vẽ một hình cung – ôm lấy – xuôi dần…”. Hệ thống động từ đặc tả dòng chảy ấy làm sông Hương hiện lên chân thực, sắc nét, có hồn như một sinh thể sống động và giàu sức sống. Nhà văn quan sát ở điểm nhìn gần hơn và cảm nhận được “từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”. Đi trong “dư vang” là đi trong âm vang, trong sự vang vọng của đại ngàn Trường Sơn. Dòng chảy ấy dù uốn quanh, lượn vòng nhưng lưu tốc vẫn còn mạnh mẽ khó kiềm toả. Nhưng khi về đến những Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, dòng sông đã phần nào được kiềm chế sức mạnh. Ths Phan Danh Hiếu Từ đây chỉ còn sắc nước xanh thẳm, hiền hoà. Sắc xanh thẳm của nước hoà vào bóng dáng hùng vĩ của “hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo” tạo nên vẻ đẹp như bức đồ hoạ mà ca dao người Huế từng ngợi ca “Đường vô xứ Huế quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”. Sắc nước hoà vào sắc núi, sắc đồi và ánh chiếu lên bầu trời Tây Nam thành phố cái sắc màu chỉ riêng Huế mới có: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Cái sắc màu không trộn lẫn ấy có lần cũng đã thổn thức trong thơ của Đoàn Thạch Biền: Đã bốn lần đến Huế Vẫn lạ như lần đầu Sông Hương lơ đãng chảy Nắng tím vướng chân cầu 2.5. Không chỉ vậy, Hương Giang còn đẹp bởi “vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, như cổ thi”. Giữa đám quần sơn lô xô, sông Hương như trầm mặc hẳn đi. Bởi nàng đang đi qua một “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Dường như sông Hương khi qua vùng địa lý này đã cúi đầu tưởng niệm những anh linh đã khuất, như tưởng niệm cả một thời dĩ vãng vàng son. Sự trầm mặc của dòng sông như nét đẹp văn hoá của người Huế vốn coi trọng yếu tố tâm linh và nhất là sự thành kính với các bậc tiền nhân. Có lẽ vì vậy mà mặt nước Hương giang bỗng trở nên phẳng lặng và kéo dài mênh mang cho đến khi hoà vào “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”. Đó là vẻ đẹp cổ thi trầm mặc, cổ kính mà hiện đại đã đi vào thi ca, văn học của bao thi sĩ, văn nhân bao đời. Ths Phan Danh Hiếu 3.Nghệ thuật: Đoạn trích sử dụng bút pháp miêu tả, nhân cách hoá, phép tu từ so sánh, liên tưởng độc đáo. Ngôn ngữ vừa trí tuệ vừa giàu chất thơ, chất hoạ. Giọng văn mượt mà, truyền cảm. III. KẾT BÀI (Tự kết bài)
30 tháng 10 2016

Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bất hạnh, họ là đối tượng bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn. Vì vậy mà đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn của các nhà thơ Trung đại hướng ngòi bút của mình đến những con người này. Một trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà là một nhà văn nữ tài năng, bà viết về những người phụ nữ phong kiến bằng tất cả những tình thương, sự xót xa đồng cảm. Đồng thời bà cũng sẵn sàng phê phán, chỉ chích những bất công của xã hội bằng những lời lẽ sâu cay, thâm thúy nhất, vì đã làm cho cuộc đời những người phụ nữ này đau khổ. Ta có thể thấy, trong tất cả những sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số rất hiếm những bài thơ có giọng điệu dịu dàng, nữ tính khi thể hiện những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Trong bài thơ “Bánh trôi nước”, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi để nói về vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam xưa, bài thơ dùng những hình ảnh giản dị, gần gũi nhất với con người, nhưng thông qua hình ảnh ấy nhà thơ Hồ Xuân Hương đã tạo ra một biểu tượng bất hủ về người phụ nữ Việt Nam. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã dẫn ra lời tâm sự của những chiếc bánh trôi nước:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Ở đây cũng gợi ra hình ảnh thực của những chiếc bánh trôi nước, gợi cho người đọc liên tưởng đến những chiếc bánh trôi tròn, trắng muốt được nặn ra bởi bàn tay của những người thợ lành nghề. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, hình ảnh những viên bánh trôi vừa “trắng” lại vừa “tròn” không chỉ gợi ra ấn tượng về mặt thị giác với người đọc, đó là hình ảnh tròn trịa, vẹn nguyên của những viên bánh trôi mà còn tạo sự ấn tượng mạnh mẽ về mặt xúc giác, chỉ qua những hình ảnh đẹp đẽ bên ngoài, người đọc cũng có thể tưởng tượng, hình dung ra được cái mùi vị tươi ngon của những viên bánh trôi này.

Nếu câu thơ đầu nhà thơ Hồ Xuân Hương gợi cho người đọc liên tưởng về hình dáng và màu sắc của những chiếc bánh trôi thì câu thơ sau lại gợi mở về quá trình chín của những viên bánh trôi này. Bánh trôi được làm chín bằng cách thả vào nồi nước để luộc, khi thả xuống những viên bánh trôi này sẽ chìm,còn khi chín nó sẽ nở to và nổi trên mặt nước. Cũng căn cứ vào đặc điểm này mà người làm bánh có thể nhận biết được bánh chín hay chưa. Tuy nhiên, mục đích của nhà thơ Hồ Xuân Hương ở đây không phải là những chiếc bánh trôi nhỏ bé ấy mà thông qua hình ảnh của chiếc bánh để thể hiện sự ngưỡng mộ về những người phụ nữ, chính xác hơn là vẻ đẹp hình thức cũng như vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ ấy.

Ta có thể thấy ở đây, thông qua hình ảnh trắng, tròn của những viên bánh trôi, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ đề cao vẻ đẹp hình thức của những người phụ nữ. Nhưng, vẻ đẹp hình thức ấy tuy được nhà văn ca ngợi, ngưỡng mộ chỉ là bước đệm để nhà văn khẳng định một vẻ đẹp đáng trân trọng hơn của người phụ nữa, đó là vẻ đẹp tâm hồn. “Bảy nổi ba chìm với nước non” có thể hiểu là những biến cố, bất hạnh có thể xảy đến với cuộc đời của những người phụ nữ này. Bảy nổi ba chìm là một cuộc đời đầy trắc trở, gian truân nó khiến cho những người phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ với có thể chạm được vào hạnh phúc.

Câu thơ trên như để làm cơ sở cho câu thơ dưới, cũng như vẻ đẹp hình thức chỉ là bước đà để vẻ đẹp tâm hồn có thể tỏa rạng. Bởi không chỉ trải qua những biến cố của cuộc đời mà hạnh phúc của người phụ nữ còn thụ thuộc vào những người đàn ông, những người chồn của họ, nếu họ biết trân trọng thì đó là hạnh phúc, còn không biết trân trọng thì đó thực sự là một bất hạnh đối với người phụ nữ:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Câu thơ cũng gợi liên tưởng đến những chiếc bánh trôi, khi nó được những người thợ chú tâm vào làm thì sẽ vẹn tròn viên mãn, và người lại sẽ bị nát, hỏng. Ở trong mối liên hệ với người phụ nữ, ta có thể hiểu số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào những người đàn ông, vì xã hội phong kiến xưa có quan niệm: “Xuất giá thì tòng phu”,nghĩa là mọi chuyện đều nghe theo người chồng, và khi xưa thì những người phụ nữ lấy chồng đều do sự an bài, sắp xếp của cha mẹ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên người chồng của mình như thế nào, có đối xử tốt với mình hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào số phận, vì vậy mà những người phụ nữ chỉ mong mỏi mình gặp được người đàn ông tốt. Tuy cuộc sống, hạnh phúc đều nằm ở người đàn ông, nhưng người phụ nữ ở trong bài thơ vấn kiên quyết giữ tấm lòng thủy chung, son sắc, một lòng một dạ với người chồng của mình, dù có “rắn”, “nát” ra sao đi nữa.

Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa được một hình ảnh thật đẹp về người phụ nữ, với bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Có thể thấy những nhà văn trung đại xưa rất ít khi viết về những người phụ nữ, nếu viết thì cúng không với thái độ ca ngợi, đề cao như vậy. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã có những đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ Việt Nam nên từng nét phác họa của bà đều hết sức chân thực, sinh động

9 tháng 4 2018

Phép tu từ : Nhân hóa

Từ nhân hóa : mắc 

=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật

9 tháng 4 2020

1.

Quê hương em nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Chính bởi được tạo nên bởi phù sa bồi đắp nên thuận tiện cho tưới tiêu gieo trồng. Nơi đây được xem như vựa lúa lớn nhất cả nước.  Mỗi vụ lúa chín, cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái. Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.  Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

2.

Gia đình mình không như nhà nhiều bạn chỉ có 4 người mà có tới 6 người, bao gồm ông bà nội của mình, bố mẹ mình, anh trai và mình. Ông bà nội tớ đều đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, hai người vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông có một bộ râu trắng dài, mỗi khi rảnh, ông thích nhất là chơi cờ cùng những ông lão trong khu phố, cùng họ uống trà, nói chuyện, y hệt như một lão nhân thời xưa vậy. Còn bà tớ rất thích ra công viên gần nhà tập dưỡng sinh vào mỗi buổi chiều cho cơ thể dẻo dai. Những lúc khác, bà đều trồng rau hoặc chăm sóc những cây hoa trong vườn. Còn bố tớ là một giáo viên cấp 3, chỉ khi nào có tiết dạy bố mới đến trường thôi, còn lại bố đều ở nhà đọc sách hoặc soạn giáo án. Bố mình vẫn còn trẻ lắm dù rằng bố đã đồng hành với nghề thầy giáo này hơn hai mươi năm rồi. Mình rất thích được nghe bố giảng bài, vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Còn mẹ tớ lại là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ ấy vậy nhưng lại cần sự cẩn thận tỉ mỉ vô cùng cao. Mỗi ngày tớ đều thấy mẹ ngồi làm sổ sách chi chít những con số, khi ấy tớ thương mẹ lắm. Còn anh trai tớ, năm nay anh đã vào cấp 3. Anh lớn hơn tớ nhiều lắm, cả vóc người cũng cao lớn nữa, trông chẳng thua kém gì bố cả. Anh rất yêu thương và chiều chuộng tớ. Tớ rất yêu gia đình mình.

3.

nh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

    Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

    Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.

    Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

 Đề bài 1: ''Trong đầm gì đẹp bằng sen

 Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.

 Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.''

Câu ca dao trên nói về cảnh đẹp quê hương có đầm sen, và quê tôi cũng có... Quê tôi là một mảnh đất nông thôn giản dị, đầy tự nhiên như bao vùng quê khác. Nhưng với tôi, quê hương luôn quen thuộc và đầy thương nhớ. Một ngày nọ, trở về quê hương, niềm cảm xúc mong nhớ ấy lại rung động trong trái tim tôi. Tôi nhớ những đầm sen đầy nước , đầy hoa, nhớ những ngôi trường cùng tiếng trống vang xa, nhớ lại giọng nói quê mình, nhớ lại từng hình ảnh, từng con sông, nhớ cả tiếng hót trong trẻo, ấm áp của chú chim đầu ngõ, nhớ từng cánh đồng bao la bát ngát, nhớ lại mọi cảm xúc ngây thơ trong sáng hồn nhiên của mình thời còn trẻ, còn dại. Ánh mặt trời dìu dịu của buổi chiều tàn rọi vào tán lá. Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp hiện ra trước mắt tôi. Đôi chân tôi dính chặt vào đất, nó như không muốn trở về thành phố, muốn đắm chìm trong bầu không khí mát mẻ mà ấm áp này mãi mãi...  

Đề 2 và đề 3 ko làm.

22 tháng 3 2019

Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

22 tháng 3 2019

Tác giả đã trao hết tình cảm sâu sắc nhất đối với thiên nhiên. Khi mới sáng sớm thức dậy, tác giả đã nhìn thấy đảo Cô Tô hôm nay là một ngày trong trẻo, sáng sủa. chưa chắc ai cũng đã cảm nhận được điều đó. Tác giả đã quan sát chi tiết mọi vật ở trên đảo. Nào thì cây cối lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, cát lại vàng giòn hơn nữa,...Đặc biệt là cát, tác giả đã dùng phép ẩn dụ để miêu tả nắng, ko chỉ miêu tả mỗi đc nắng mà tác giả còn miêu tả luôn cả nắng. tác giả còn đã miêu tả cả cảnh mặt trời mọc một cách chi tiết và độc đáo. Đối với tác giả, cái gì cũng phải có nghệ thuật. Không chỉ thế, tác giả còn miêu tả cả cánh chim nhạn và con chim hải âu. Tất cả những thứ trên đều là tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

                                                             Thấy hay thì  t i c k cho mk nha

30 tháng 1 2018

-Trông kìa !

- Một chiều nắng nhẹ

chuk bn hok tốt

30 tháng 1 2018

Là câu:

Quê hương em ......phù sa màu mỡ .

21 tháng 2 2020

tự làm đi con chó

21 tháng 2 2020

ai vậy