K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2018

1. Mở bài:

  • Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.
  • Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên,
  • Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
  • Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.

2. Thân bài:

– Tâm trạng của nhà thơ:

  • Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ.

+ Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.)

  • Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.
  • Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.
  • Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.
  • Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.

+ Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.)

  • Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.
  • Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.
  • Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
  • Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ những nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.

3. Kết bài:

  • Bài thơ Tĩnh dạ tứ truyền cho người đọc niềm xúc động chân thành và tình yêu quê hương tha thiết của thi sĩ họ Lí.
  • Nhận xét về bài thơ này, Trương Minh Phi – nhà phê bình nghiên cứu về thơ Đường đã viết: Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất được truyền tụng rộng nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy.
20 tháng 4 2018

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.

Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.

Nguyên văn chữ Hán:

Tĩnh dạ tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Dịch thơ:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Chủ đề của bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương). Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam, song cách thể hiện của Lí Bạch thật độc đáo.

Với những từ ngữ đơn giản mà chắt lọc, bài thơ đã thể hiện tình cảm tha thiết với quê hương của nhà thơ.

Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ.

Kể từ độ cất bước ra đi, suốt mấy chục năm trường, Lí Bạch làm sao nhớ nổi bao nhiêu lần mình ngắm trăng?! Trăng lung linh rải ánh vàng, ánh bạc trên sông hồ. Trăng buồn tê tái nơi quan ải. Trăng nhạt nhòa, huyền ảo trên mặt đất mênh mông… Đã có lần, thi sĩ uống rượu dưới trăng: Cất chén mời trăng sáng, Ta với bóng lạ ba. Đêm nay, trên đất khách, ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, như muôn chia sẻ cho vơi bớt nỗi cô đơn đang vây phủ tâm hồn thi sĩ:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).

Đây là bài thơ tứ tuyệt tương đối dễ hiểu. Song đơn giản, dễ hiểu không có nghĩa là hời hợt, nông cạn. Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng chọn lọc và tinh luyện.

Trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng nhân vật trữ tình. Ánh trăng dù đẹp đẽ và tràn ngập nơi nơi nhưng vẫn chỉ là đối tượng để thi sĩ cảm nhận.

Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (Trăng đêm giống như sương thu).

Chi tiết trăng rọi sáng đầu giường là thực; còn ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Nỗi cô đơn tột đỉnh đang thấm lạnh cả tâm tình khiến sương dâng trong hồn, sương giăng trước mắt. Đọc hai câu thơ này, ta hiểu đằng sau từng chữ là cảm xúc bâng khuâng, da diết đang trỗi dậy trong lòng thi sĩ.

Trong thơ cổ có một biểu tượng truyền thống là trăng, vầng trăng tròn tượng trưng cho sự viên mãn đoàn tụ. Cho nên trăng càng sáng, càng tròn thì kẻ xa quê lại càng nhớ quê. Hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh thường gợi nên nỗi sầu xa xứ. Ánh trăng thu bàng bạc trong đêm lạnh lại càng khêu gợi tâm trạng buồn thương.

Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).

Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.

Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.

Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

Bố cục bài thơ hết sức chặt chẽ, thể hiện tài năng của nhà thơ. Hai câu đầu diễn đạt ý: Ngỡ ánh trăng đầu giường là sương phủ trên mặt đất. Nghi là động từ liên kết ý của hai dòng thơ. Ngoài ra các động từ khác (cử, vọng, đê, tư) đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các câu trong bài. Giữa các động từ có quan hệ chặt chẽ: Nghi (thị địa thượng sương) – Cử (đầu) – vọng (minh nguyệt)
– Đê (đầu) – tư (cố hương). Trong bốn câu thơ, tuy các chủ ngữ đều bị lược bỏ nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra chủ thể trữ tình là tác giả. Điều đó tạo nên tính thông nhất, liền mạch trong cảm xúc thơ. Về mặt ngữ pháp, có thể xem đây là một hình thức câu rút gọn. Trong thơ, việc lược bỏ chủ ngữ – đặc biệt là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất làm cho sức cộng hưởng của thơ tăng lên rất nhiều. Ở Tĩnh dạ tứ, ta có hiểu chủ thể trữ tình là Lí Bạch, nhưng cũng có thể là bất cứ ai khác. Trong điều kiện xã hội tương tự, ở những tình huống tương tự, với quan niệm sông và vốn văn hóa tương tự thì đều có thể xuất hiện cảm nghĩ tương tự. Đó chính là tính chất điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình. Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sấu lắng. Tài thơ Lí Bạch là “tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc”. Hay như nhận xét của Hồ Ưng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành thơ, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo. Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người. Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường đã nhận xét về bài thơ này như sau: “Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng Ịàm bài Tĩnh dạ tứ ấy”. - Bn tham khảo-

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 10 2018

1. Tĩnh dạ tứ:

Lí Bạch đang ở xa quê hương, nhờ ngước nhìn ánh trăng mà nhớ về quê cũ. Bởi dù ở nơi đất khách quê người thì ánh trăng ấy vẫn tỏa sáng, viên mãn, tròn đầy như trăng mà tác giả từng ngắm ở quê cũ. Ánh trăng là cầu nối, thu hẹp khoảng cách, khiến tác giả nhớ về quê hương.

Bài thơ cho thấy tình cảm gắn bó, tình yêu quê hương của Lí Bạch, dù đang ở xa quê.

2. Hồi hương ngẫu thư:

Hạ Tri Chương rời quê từ nhỏ, tới khi tóc mai đã bạc mới trở về. Dù giọng quê không đổi khác, cũng như tình cảm của tác giả đối với quê hương không hề đổi thay nhưng "Nhi đồng tương kiến bất tương thức/ Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai". Những đứa trẻ (là thế hệ sau) nên tất nhiên không nhận ra tác giả là người con của quê hương, cười chào: Khách từ nơi nào lại chơi. Câu hỏi ấy xoáy sâu và lòng của tác giả, mở ra một nghịch cảnh khi về thăm quê cũ.

Bài thơ cho thấy lòng yêu quê hương của Hạ Tri Chương. Bởi có yêu, có trân trọng mảnh đất quê hương nên "giọng quê" mới không đổi, mới trở về thăm quê.

15 tháng 11 2016

Lý Bạch:

Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.
21 tháng 11 2016

kcj bn ! Tuan Bui

1 tháng 11 2018

len vietjack

1 tháng 11 2018

bn lên vietjack hoặc loigiaihay nhé

bn sẽ tìm ra câu trả lời 

hok tốt

11 tháng 12 2020

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt,đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương (Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương) Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng. Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đếntrò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:Nghi thị địa thượng sương Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu. Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương) Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức. Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương. Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn. Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.    Tick đúng cho mk nha !

 

28 tháng 10 2016

BÀI BỖNG NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ ( NGUYỄN TRI CHƯƠNG)

Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa.

Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên hạ. Những năm tháng đó dù xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ dung triền mien quê nhà, nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người của ông bây giờ

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về nhà)

Một câu thơ sử dụng phép tiểu đối đầy chua xót và nuối tiếc. Lúc còn trẻ tác giả đã phải rời xa quê hương, khi đã có công danh sự nghiệp, đã có cuộc sống riêng tốt đẹp thì tuổi cũng không trẻ nữa. Lúc đó ông mới không còn bất cứ mối lo nào nên đã trở về quê hương tìm lại những gì thuộc về mình. Câu thơ như xát muối và chính tác giả, và xát vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc nhất. Sự tài tình của Hạ Tri Chương chính là sử dụng triệt để tính năng của phép tiểu đối để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê, cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim ông vẫn luôn hướng về cội nguồn.

BÀI CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH THANH TỊNH ( LÍ BẠCH)

Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã được tiên thơ Lí Bạch kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tả tình và tả cảnh. Tình và cảnh đó có mặt xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ. Đó là nỗi nhớ quê hương tha thiết, trong một đêm không ngủ được tác giả đã thao thức ngắm trăng, càng ngắm lại càng trào dâng nổi nhớ quê cũ. Điều này được thể hiện như sau: - Hai câu thơ đầu tiên tác giả đã vẽ nên một bức tranh về cảnh đêm trăng sáng. Tuy nhiên đây không phải là hai câu thơ tả cảnh thuần tuý vì có sự xuất hiện của chữ “sàng” (giường) và chữ “nghi” (ngỡ) ánh trăng sáng đã rọi tới đầu giường khiến tác giả ngỡ là sương trên mặt đất. Và vẻ đẹp dường như mơ hồ đó đã làm cho tác giả thao thức trong đêm. Vậy cảnh thiên nhiên ở đây chỉ là đối tượng suy ngẫm của chủ thể trữ tình, đế rồi trên nền cảnh đó ông đã bộc lộ những suy tư, cảm nghĩ của mình về quê hương mà ông đã xa cách bấy lâu. Và ngược lại hai câu CUỐI tác giả nói về tình người, tình quê hương sâu sắc, ở đây có tới ba chữ trực tiếp tả tình: “tư cố hương” (nhớ quê cũ). Tuy nhiên tác giả không đơn thuần chỉ tả tình thuần tuý mà các từ ngữ còn lại đều là tả cảnh, tả người: “vọng minh nguyệt”, “cử đầu”, “đê đầu”. Qua việc tả cảnh, tả người đó đã giúp tác giả bày tỏ nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng trong tâm hồn của nhà thơ
 

 

 

15 tháng 8 2019

Giống nhau:

●    Lí Bạch và Hạ Chi Trương là hai người bạn vong niên và hai bài thơ Tĩnh dã tứ, Hồi hương đều bộc lộ tình cảm tha thiết, sâu nặng của họ với quê hương mình

Khác nhau:

●    Bài “Tĩnh dạ tứ” được viết khi Lí Bạch đang xa quê hương, trong đêm khuya thanh vắng, ánh trăng sáng đã gợi nỗi nhớ khắc khoải về quê hương. Đó là cách biểu lộ tình cảm trực tiếp của Lí Bạch bằng ngôn từ chắt lọc, nhẹ nhàng và thấm thía nỗi niềm nhớ quê

●    Còn “Hồi hương ngẫu thư”, được viết khi tác giả đặt chân về quê hương sau bao năm xa quê. Tình cảm với quê hương được biểu lộ gián tiếp qua lời kể, miêu tả của nhà thơ. Giọng thơ vừa hóm hỉnh vừa chân thực đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết.

20 tháng 12 2018

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng và thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như không gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho không ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê của mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.



20 tháng 12 2018

Lý Bạch là một nhà thơ trong thời cổ đại nổi tiếng của đất nước Trung Quốc. Ông nổi tiếng với những vần thơ lãng mạn, trữ tình sâu lắng làm người đọc đắm say, như chìm vào trong chốn bồng lai tiên cảnh, nhưng cũng mộc mạc, giản dị gần gũi đời thường. Trong thơ của Lý Bạch những hình ảnh thiên nhiên như trăng, gió, mây, tuyết thường xuyên được xuất hiện được thổi hồn như một con người.
Tác phẩm “Tĩnh dạ tứ” được tác giả Lý Bạch sáng tác trong những năm ông phải rời xa quê hương, sống cuộc đời tha phương, nay đây mai đó ở những vùng quê khác nhau, bất chợt một đêm khó ngủ ông bắt gặp vầng trăng sáng trong một phút xuất thần ông đã viết bài thơ này để thể hiện tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết của mình.

Bài thơ được viết với bút pháp bay bổng lãng mạn, trữ tình nhưng cũng có những nét mộc mạc giản dị, thể hiện tình cảm nhớ quê, nỗi buồn trong lòng của tác giả.

“Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
(Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương)

Khi nhớ về Lý Bạch người ta thường nhớ tới những bài thơ vương mùi thơm của rượu, thưởng thức tửu trà dưới ánh trăng, rồi tức cảnh sinh tình. Nhưng lần này dù vẫn là một bài thơ về ánh trăng nhưng lại trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Một không gian khác, nó không ma mị, ngà ngà say sưa, mà là hiện thực rõ nét, phản ảnh chân thực tới từng chi tiết, thể hiện cho việc tác giả hoàn toàn tỉnh táo, không có hơi men.

Hai câu thơ đầu thể hiện một đêm trăng sáng, ánh trăng thật nhẹ nhàng, không gian buổi đêm vô cùng yên ắng tĩnh mịch, tạo nên sự huyền ảo hư hư thực thực. Trong tâm trạng của tác giả cũng có nhiều sự bâng khuâng nhớ về những gì đã qua, những kỷ niệm về một thời xa vắng.
Tác giả cảm thấy ánh trăng giống như một người bạn tri kỷ xa cách lâu ngày hôm nay mới có dịp gặp gỡ, cảm xúc vui mừng xen lẫn sự buồn vương, tủi hơn đang dâng lên trong lòng một cách vô cùng mãnh liệt.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương)

Trong câu thơ đầu tiên tác giả thể hiện sự mừng vui khi thấy ánh trăng người bạn tri kỷ thân thiết lâu năm. Một câu thơ có ý ẩn dụ sâu sắc. Sự đối lập giữa ngẩng và cúi . Khi tác giả ngẩng lên thể hiện sự hướng tới, vươn cao nhìn thấy ánh trăng tâm trạng vô cùng hoan hỉ, nhưng khi những giây phút vui vẻ đó đi qua tác giả cúi xuống đối diện với trái tim ấm nóng của mình, một cảm xúc nhớ cố hương, nhớ quê nhà khiến cho người cảm thấy rưng rưng lệ.

Ánh trăng thực chất là chất xúc tác dẫn dắt tác giả đi tới phía sâu trong tâm hồn mình. Ánh trăng hôm nay và ánh trăng nơi quê nhà, nơi cố hương vẫn là một vầng trăng. Tác giả chợt nhớ lại những ngày tháng sống ở quê hương chắc có nhiều đêm cùng uống rượu thưởng trăng, ngắm hoa thưởng nguyệt… Nhưng đêm nay trong một không gian khác, ở một nơi đất khách quê người vẫn vầng trăng đó nhưng cuộc sống hiện thực đã đổi thay rất nhiều.

Qua bài thơ tác giả Lý Bạch đã gửi gắm một nỗi nhớ quê hương nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Bài thơ chỉ có 4 câu ngắn ngủi nhưng lại chứa đựng nhiều cảm xúc khác nhau vẽ lên một khung trời đêm trăng tuyệt vời vừa gợi lên những nỗi nhớ thầm kín trong tâm hồn tác giả nơi quê xa, vừa thể hiện tâm trạng miên man buồn của tác giả. Nỗi buồn nỗi nhớ của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy như chính mình cũng đang thổn thức theo ánh trăng.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

2 tháng 11 2017

Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch

- “Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

- Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy.

- Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương.

- Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương.

- Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết.

- Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng.

- Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người.

- Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương.
Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương

- Từ xưa đến nay, có biết bao bài thơ viết về nỗi nhớ quê hương thắm thiết nhưng có lẽ độc đáo và thú vị chính là bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương.

- Nhà thơ rời xa quê hương thuở thiếu niên để đi lập công danh ở chốn quan trường và sau hơn năm mươi năm mới trở về nhà.

- Xa quê lâu như thế nhưng tình yêu quê vẫn luôn sâu nặng trong lòng qua giọng nói vẫn không hề thay đổi khiến người đọc vô cùng cảm phục.

- Và rưng rưng xúc động trước cảnh vật thay đổi của quê hương, tác giả nghẹn ngào khi nghe trẻ nhỏ hỏi khách nơi nào đến chơi.

- Đau lòng xót xa nhớ hình ảnh quê hương thuở ấy và bạn bè với độ tuổi này cũng nữa mất nữa còn chẳng biết ở nơi nao.

- Câu hỏi của trẻ thơ hồn nhiên nhưng chạm vào trái tim thi sĩ vốn mang nặng mối tình sâu đậm với quê hương.

- Nếu thi tiên Lý Bạch nhớ quê khi ở xa quê thì Hạ Tri Chương lại nhớ quê khi vừa đặt chân trở về quê cũ.

- Bài thơ ngắn nhưng dạt dào cảm xúc gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua bao thế hế về tình yêu quê hương.

2 tháng 11 2017

Bạn thịnh làm đúng rồi đó 

k tui nha

thanks