K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2018
Từ ngày khánh thành đến nay đã trở thành điểm tham quan của đông đảo nhân dân và khách du lịch thập phương. Mỗi năm ước tính có trên 500.000 lượt khách du lịch đến tham quan quảng trường, chưa kể hàng triệu lượt người Vinh và phụ cận tối tối tới quảng trường vui chơi thư giãn.

Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh. Đến tham quan Quảng trường Hồ Chí Minh, du khách như được trải lòng vào một không gian mênh mông, cảnh sắc tươi đẹp, rực rỡ cờ, hoa và không khỏi bùi ngùi, xúc động khi được nghiêng mình trước tượng đài Bác Hồ, xao xuyến con tim khi được nghe câu hát “Nghĩ về Bác, lòng ta trong sáng hơn, đứng nơi đây mà rộng mở tâm hồn” và như còn nghe ấm áp đâu đây lời nói của Người khi về thăm quê “Người ta đi lâu ngày về thăm quê thì mừng mừng, tủi tủi, còn tôi thì chỉ thấy mừng mừng… Quê hương nghĩa trọng tình cao/ Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”.

Quảng trường là điểm nhấn, là nét đẹp hài hòa với không gian, kiến trúc của quê hương xứ Nghệ. Tổng khuôn viên Quảng trường rộng gần 12ha, trong đó có các hạng mục chính: Lễ đài chính là nơi dặt tượng đài Bác Hồ, đường Hành lễ, sân Hành lễ, sân Bán nguyệt, còn phía sau tượng đài Bác Hồ là ngọn núi Chung mô phỏng.

Tượng đài Bác cao 18m, riêng phần tượng cao 12m, nhìn về hướng Đông Bắc, thuận theo ánh sáng tự nhiên để tôn thêm vẻ đẹp hoành tráng của tượng, phía trước là núi Hồng - sông Lam, xa nữa là biển Đông, cửa ngõ nhìn ra thế giới… Với bộ quần áo Kaki, chòm râu bạc, đôi dép cao su giản dị, dáng đi khoan thai, ung dung hình ảnh Bác toát lên tình cảm rất gần gũi với mọi người. Phía trước Lễ đài là đường hành lễ dùng để diễu binh, diễu hành và duyệt binh trong các ngày lễ lớn. Tiếp theo là hạng mục sân hành lễ, giữa sân hành lễ là 99 ô thảm cỏ, với kích thước 9,8m x 9,8m mỗi ô. Theo một số nhà chuyên môn, đường hành lễ phía trước tượng đài và những ô thảm cỏ tượng trưng cho dòng sông Lam và 99 ngọn núi Hồng Lĩnh điệp trùng, biểu tượng của quê hương xứ Nghệ. Con số 99 cũng là một hằng số văn hóa truyền thống của Phương Đông, tượng trưng cho sự hùng vĩ, trường tồn của công trình, của Bác Hồ kính yêu, những ô cỏ này tạo màu xanh tươi mát cho Quảng trường làm giảm đi sức nóng của mùa hè xứ Nghệ. Phía trước sân Hành lễ là sân bán nguyệt. Giữa sân Bán nguyệt là hồ Elip có đài phun nước nhạc màu, một công trình hiện đại được lắp đặt theo công nghệ ở Anh và Singapo. Đài phun n¬ước có 16 chương trình phun nghệ thuật khác nhau, đó là sự kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng, tạo nên sự rực rỡ, vui tươi, hoành tráng cho Quảng trường vào ban đêm.

Để Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ trở thành điểm đến thật sự hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn, cần nâng cao chất lượng tuyên truyền về điểm đến, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sản phẩm, ấn phẩm quảng bá du lịch. Đặc biệt, cần xây dựng, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên giỏi, chuyên nghiệp. Thuyết minh viên là người trực tiếp tiếp cung cấp, truyền đạt những thông tin cho du khách, góp phần quảng bá, lôi cuốn, thu hút du khách cũng như giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hoá của công trình. Bố trí, sắp xếp lại các ki ốt trưng bày ấn phẩm, sản phẩm lưu niệm tại Quảng trường phù hợp hơn, mang tính đặc thù, hấp dẫn hơn (có thể làm các Ki ốt theo kiểu nhà tranh tại Kim Liên-Nam Đàn, hoặc nhà sàn dân tộc, hoặc bằng các chất liệu truyền thống, nên tránh bê tông hóa, tôn hóa…), bố trí “Bảo tàng ngoài trời” là những tác phẩm nghệ thuật, các bức tranh vẽ, tượng điêu khắc tiêu biểu, mang nét đặc trưng di sản văn hóa của Nghệ An.n

24 tháng 10 2018

I. Mở bài: giới thiệu lăng Bác
Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác đã hi sinh cả đời mình để mang lại độc lập, tự docho dân tộc Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam luôn biết ơn sự hi sinh cao cả của Bác. Chính vì thế mà khi Bác mất, nhà nước đã xây lăng cho Bác gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình.

II. Thân bài: thuyết minh về lăng Bác
1. Nguồn gốc của lăng:

- Lăng Bác được khỏi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973
- Lăng Bác được xây dựng tại quang trường Ba Đình, nơi Bác đã đưa ra các quyết định và tuyên ngôn.
- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975
2. Kết cấu của lăng:
- Lăng có chiều cao 21,6m
- Lăng được cấu tạo 3 lớp:
+ Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp
+ Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài
+ Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp
- Quanh bống mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương
3. Miêu tả khái quát lăng Bác:
- Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" , dòng chữ này được làm từ đá ngọc màu đỏ thẫm được lấy từ tỉnh Cao Bằng
- Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng.
- 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân và bộ đội miền Trung gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện
- Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại.
- Quanh lăng có 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch.
- Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.
- Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.
4. Thời gian mở cửa:
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.
- Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lăng Bác
- Lăng Bác như tấm lòng của người dân Việt nam dành cho Bác
- Ai vào lăng cũng có một cảm giác bồi hồi khó tả

học tốt

#baohan#

24 tháng 10 2018

hồ chí minh bình thường

3 tháng 1

quảng trường Hồ Chí Minh ban đêm là chủ ngữ

rất đẹp là vị ngữ 

ko có trạng ngữ nhé

tick cho mik nha

3 tháng 1

Quangr trường Hồ Chí Minh // ban đêm rất đẹp.

Cho mình 1 like

4 tháng 11 2018

Đặt tại Công viên trung tâm thành phố Vinh, Quảng trường Hồ Chí Minh là nơi hội tụ sắc trời thành Vinh và hương biển Cửa Lò, với gió từ núi Hồng, núi Quyết và sông Lam, Bến Thủy, đồng thời lại tạo được vẻ hài hòa với không gian, kiến trúc của thành phố. Tượng đài Bác Hồ cao 12m bằng đá hoa cương dựng theo mẫu của nhà điêu khắc Đỗ Như Cẩn gây ấn tượng sâu sắc đã được lựa chọn trong nhiều mẫu dự thi. Tượng đài được đặt trên đế, bệ và khán đài cao gần 6m ốp đá hoa cương. Hình ảnh của Bác uy nghi mà giản dị, vẫn phong thái ung dung tự tại, chiếc áo đại cán đã phai màu, đôi dép cao su quen thuộc như ngày nào Bác về thăm quê giữa cánh đồng vàng trĩu bông. Với hai cây hoa đại bên chân tượng, 35 cây cau vua, gần 100 cây cau, 14 cây vạn tuế, 11 chậu hoa sứ, kiến trúc tượng đài càng thêm phần trang trọng, hài hòa, hoành tráng mà gần gũi với nhân dân.Đặc biệt hơn cả, toàn bộ tượng đài dựa lưng vào dãy núi Chung (mô phỏng từ núi Chung ở huyện Nam Đàn), một địa danh đã gắn bó với Bác Hồ từ thuở ấu thơ. Nơi đây, thời niên thiếu, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng với bạn bè đã từng mải mê với cánh diều trong những chiều hè lộng gió. Ban đầu, việc đắp núi giữa lòng thành phố gặp không ít lời phản đối, nghi ngờ cho là chuyện ảo tưởng, nhưng cuối cùng ý tưởng vừa thiết thực vừa lãng mạn ấy đã được triển khai. Người ta lấy đất từ Nam Đàn để đắp nên thành núi. Cây tre, trúc, cỏ lấy từ 61 tỉnh, thành phố trong cả nước tạo cho núi một màu xanh bao phủ. Du khách có thể dễ dàng lên núi Chung để ngoạn cảnh bằng những lối mòn được lát đá đỏ từ mỏ đá Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An). Đứng trên mỏm núi cao 11m có thể nhìn bao quát cả quảng trường. Sân hành lễ dài 100m, rộng 80m, có sức chứa khoảng 30.000 người được chia thành 99 ô cỏ. Dưới sân hành lễ được bố trí một hệ thống thoát nước, hệ thống ống và vòi phun để tưới nước cho cỏ. Phía ngoài cùng giáp bùng binh là sân bán nguyệt có thể làm một sân khấu khổng lồ. Hồ nước với đài phun nước nghệ thuật nhạc và nước màu hiện đại không chỉ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người tham quan mà còn làm dịu mát không khí nắng nóng trong những ngày hè. 
Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân xứ Nghệ, một điểm đến của du khách muôn phương mỗi khi hành hương về quê Bác và sẽ là chốn dừng chân thật ý nghĩa vào mỗi dịp sinh nhật của Người khi không gian nơi đây ngập trong hương sen thơm ngát. 


Khu nhà của Ban quản lý quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh (BQL) nép mình dưới chân tượng đài, giữa một vườn ươm tốt tươi hoa lá. Anh Thái Huy Phú, trưởng phòng Nghiệp vụ và là một trong số 27 cán bộ BQL, đang “cộng sổ” - không phải là những con số thu - chi mà là số lượng người đã tới thăm quảng trường kể từ ngày khánh thành. Chuyển cho khách bản báo cáo kết quả hoạt động của BQL trong năm 2003 và 4 tháng đầu năm 2004, anh nói: “Ngay cả chúng tôi cũng không ngờ được số lượng người đến dâng hoa, thăm tượng đài nhiều đến vậy. Anh tưởng tượng xem, không tính số khách lẻ thì 7 tháng cuối năm 2003 đã có khoảng 3.500 đoàn tới đây, trong đó có 11 đoàn nguyên thủ quốc gia và hàng chục đoàn của lãnh đạo các bộ, ngành. Chúng tôi cũng đã được đón nhiều đoàn khách quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài”. Nếu tính chi li, kể từ ngày Quảng trường Hồ Chí Minh khánh thành tới hết năm 2003, BQL đã phục vụ gần nửa triệu khách từ xa tới, chưa kể 2,5 triệu lượt người Vinh tối tối tới quảng trường vui chơi thư giãn. Còn trong 4 tháng đầu năm 2004, người ta tính được đã có 1.500 đoàn khách (200.000 lượt người) và hơn 1 triệu lượt khách lẻ đã tới thăm tượng đài Bác - một con số ấn tượng bởi đó là khoảng thời gian mà mùa du lịch ở Nghệ An chưa bắt đầu.

Đối với nhân dân thành phố Vinh, Quảng trường Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa - kiến trúc đáng tự hào. Ý tưởng xây dựng quảng trường hình thành cách nay 7 năm. Công trình được khởi công từ năm 2000 và hoàn thành sau 3 năm thi công - khoảng thời gian không dài lắm so với tầm cỡ một công trình văn hóa cấp quốc gia có vốn đầu tư hơn 50 tỷ đồng và tính sơ sơ có tới 30 hạng mục lớn nhỏ. Những người theo sát quá trình thi công Quảng trường giờ vẫn còn nhớ cảnh tượng hàng đoàn xe tải nặng vận chuyển 180.000 khối đất từ ngọn núi Dơi ở Nam Đàn (gần khu mộ bà Hoàng Thị Loan) về Vinh để tạo ra ngọn núi Chung mô phỏng. Người Vinh nhận xét rằng ngọn núi ấy không chỉ là điểm tựa cho dáng đứng tượng đài Hồ Chí Minh thêm vững chãi, mà còn thể hiện vòng tay yêu thương ôm ấp cả dân tộc của Người. ở Quảng trường Hồ Chí Minh, ngoài núi Chung thì sân hành lễ rộng mênh mông với 99 ô cỏ và đài phun nước nhạc màu là những hạng mục gây ấn tượng đặc biệt.

Sau lễ khánh thành quảng trường tổ chức vào ngày 19-5-2003, có khoảng 5 vạn người tới dự, một năm nay, người dân địa phương thực sự coi Quảng trường Hồ Chí Minh là “điểm đến” của mình. Họ đến đây dâng hoa trước tượng đài Bác, thả bộ thư giãn giữa 79 ngọn đèn nến thắp sáng hằng đêm trên ngọn núi Chung mô phỏng. Vào những ngày lễ tết, quảng trường là cả một biển người. 

Quảng trường Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân dân Nghệ An, mà còn là địa chỉ quan trọng của du khách trong và ngoài nước trên Con đường di sản miền Trung.
Xây dựng cùng bức tượng là quảng trường Hồ Chí Minh với tổng diện tích trên 11 ha, kể cả khu vực 4 ha mô phỏng Núi Chung nằm phía sau.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng bí thư ghi nhận những cố gắng của Nghệ An trong việc giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân của cả nước. Các lĩnh vực xã hội, khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đã có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Tổng bí thư nhấn mạnh: "Nghệ An vẫn đang là một trong những tỉnh nghèo, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Kinh tế phát triển chưa mạnh, thu ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên. Lao động thiếu việc làm còn nhiều. Các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, chưa được ngăn chặn và đẩy lùi một cách cơ bản...".

Tổng bí thư lưu ý lãnh đạo và nhân dân tỉnh Nghệ An cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất của quê hương phong trào Xô Viết, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực tự nhiên và xã hội của địa phương. Tỉnh cần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất để có tốc độ tăng trưởng cao hơn...

(TỰ KẾT BÀI NHA)
__________________

30 tháng 3 2021

bạn tìm trên mạng chưa ạ

 

mình tìm rồi nhưng nó toàn dài à mà thời gian thi chỉ có 60' mà có câu này sẽ ko đủ thời gian để làm

26 tháng 11 2017

Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?

 

26 tháng 11 2017

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-canh-khuya-cua-ho-chi-minh-c34a1518.html#ixzz4zX7Ky39e

Bình minh là khoảnh khắc đẹp nhất trong một ngày đối với em. Vì vậy, em luôn thức dậy sớm để chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp này trên quê hương mình.

Vào mùa hè, khoảng 5 giờ sáng là trời đã bắt đầu chuyển cảnh. Ông mặt trời tích cực đến từ sớm, tưới đỏ rực cả khoảng trời, nhuộm sang cả vòm cây, con đường và nhà cửa. Nhưng tất cả chỉ thoáng qua mà thôi. Ngay khi những chú gà trống nhận ra ngày mới đã đến và cất tiếng gáy, thì sắc đỏ ấy cũng tàn phai nhanh chóng. Để lại nền trời xanh trong veo như mặt nước mùa thu. Không khí lúc này còn chút se lạnh và ẩm ướt của màn đêm, kết hợp với những làn gió dìu dịu khiến con người ta cảm thấy dễ chịu vô cùng. Cỏ cây, hoa lá sau một đêm say sưa với trăng thanh trở nên càng thêm tươi xanh. Chúng sung sướng vẫy những chiếc lá non, rung rinh những nụ hoa xinh để chào đón bầy ong, đàn bướm ghé chơi. Trên các cành cây, bầy chim non ríu ra ríu rít chuyền cành, náo nhiệt chẳng thua kém gì các bà các mẹ đi chợ sớm. Trên đường, dòng người ngày càng đông hơn. Đó là những người đi học, đi làm, là những người ra đồng, ra chợ. Ai ai cũng vui vẻ cười nói, tràn ngập niềm vui và sự phấn khởi cho một ngày mới bắt đầu.

Ngắm nhìn cảnh bình minh trên quê hương, em luôn cảm thấy tâm hồn mình được tiếp thêm những năng lượng tích cực. Và lại càng thêm yêu quý quê hương của mình.

26 tháng 10 2023

loading...  loading...  

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây.

Dòng sông tức giận đã dâng nước lên. Trong khu vườn mội vật đang tắm mát. Chị na rung rinh những chiếc lá rơi. Mỗi khi chị gió thoảng qua cô hồng đung đưa như vẫy chào. Bà chuối nhân hậu bế lũ con nhọn hoắt trên tay. Trong nhà những đứa trẻ đùa nghịch chạy quanh. Chú mèo Mi bước ra sàn. Chắc chú đói lắm đấy. Cô gà mái mơ ôm ấm những đứa gà con bé bỏng vào lòng. Ngoài đường những chiếc ô tô đi qua bắn nước tung tóe. Một lúc sau, mưa ngớt. Bầu trời rạng dần. Cô hồng nhung đung đưa uyển chuyển. Chị hoa cúc giản dị. Mọi cây côi trong vướn như được tắm mát. Những đứa trẻ con nghịch ngợm đi lội nước ngoài đường. Cổng trường đông nghịt người. Phía kia có hai em be chơi nhảy dây với nhau. Các ông bà rủ nhau đi tập dưỡng sinh. Cửa hàng quần áo đông nghịt người. Em rất yêu cơn mưa. Vì nó làm cho sự vật được thêm sức sống. Được tắm mát vui tươi lạ thường. Các cây cối xanh tươi. Cơn mưa như một phép màu lạ vậy.

 Sau khoảng một giờ, mưa tạnh dần. Vòm trời xanh biếc, những tia nắng vàng hắt xuống.Cây cối hai bên đường ướt đẫm, bừng tỉnh sau trận mưa dài. Cây cối xanh tươi như vừa được tắm gội xong. Ở chân trời cầu vồng đủ màu sắc rất đẹp. Mọi người túa ra đường hòa vào dòng xe cộ đông đúc. Đường phố trở lại tấp nập.
Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.
-văn không được hay cho lắm- 
~hok_tốt~