K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2018

- Mở bài:
+ Cứ vào dịp nghỉ hè mọi năm, gia đình em lại cùng nhau đi du lịch nhưng năm nay ba mẹ đã đưa em về quê chơi.
- Thân bài: (Cái này mình viết ý, còn bạn tự diễn đạt nhé.)
+ Chuẩn bị đồ đạc về quê như thế nào? (quần áo, bánh kẹo cho ông bà...)
+ Trên đường về quê ra sao? (thấy gì? như: thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, thấy cây đa sừng sững, thấy mái đình cổ kính...)
+ Về tới quê, ông bà đón gia đình như thế nào? (vui mừng đi ra cổng âu yếm hỏi thăm...)
+ Cảnh xung quanh ngôi nhà, bên trong nhà đồ đặc có gì khác ở thành phố? (giản dị, mộc mạc nhưng rất gọn gàng,ngăn nắp...)
+ Bữa cơm tại quê có ngon không ? (tuy đều là những món giản dị nhưng rất ngon chẳng hạn )
+ Nghỉ ngơi xong, buổi chiều đi dạo tình cờ quen được những bạn nhỏ ở quê rồi cùng họ đi chơi như thế nào ? (ra triền đê lộng gió, cùng chăn trâu, bắt châu chấu, thả diều...)
+ Những trò chơi ở quê có khiến bạn thích thú hơn ở thành phố không ?
+ Những ngày còn lại ở quê chơi có khiến bạn thấy muốn ở đó hơn nữa hay không ?
+ Trở về thành phố, tâm trạng bạn ra sao?
- Kết bài: 
+ Mong hè năm nào cũng được về quê chơi,...
Tuy là kể chuyện những cũng nên xen lẫn miêu tả về cảnh ở quê một chút để bài văn không sơ sài, khiến người đọc chán nản khi cứ lặp đi lặp lại.
Mong bạn có thể làm tốt bài tập của mình !

15 tháng 6 2018

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

15 tháng 6 2018

Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "

                 Cụ thể thì dài lắm !!! (-:

Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.



Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bạn sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.



Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo công cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”



Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm giác quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.



Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”
 

3 tháng 5 2018

Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.

Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bác sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.

Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo dụng cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”

Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm thấy quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.

Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”
 

5 tháng 11 2023

 

                                     Dàn ý

1. Mở bài

Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em muốn kể.

2. Thân bài

  • Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ.
  • Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi, điểm đến.
  • Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… ở những nơi em đã đi qua.

3. Kết bài

  • Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
  • Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo.

a)

Trong đợt hè vừa rồi, tôi có được về quê ngoại chơi. Quê ngoại tôi ở tận Nghệ An xa xôi và hẻo lánh. Ở nơi đó, còn có nhiều con người bất hạnh, họ phải sống cuộc sống nghèo đói quanh năm suốt tháng. Gia cảnh bé Na cũng vậy, nhưng chính sự quan tâm yêu thương của hai bà cháu bé Na đã khiến em cảm thấy nể phục cho đến tận bây giờ.

Vừa được sinh ra, bé Na đã bị dân trong làng gắn cho cái tên Na không cha. Bởi mẹ Na đi làm xa, không may bị lừa có thai và người đàn ông đó bỏ đi không chịu nhận con. Nên chị Lan đành ngậm ngùi mang bụng bầu về quê sống cùng với người mẹ già. Sau khi sinh ra bé Na, chị Lan lại vào Sài Gòn kiếm tiền nuôi con và nuôi mẹ già. Na ở nhà với bà ngoại đã ngoài 60. Hai bà cháu sống nương tựa vào nhau cơm cháo nuôi nhau qua ngày. Bé Na nó giống mẹ, khuôn mặt rất xinh xắn, đáng yêu, luôn ngoan ngoãn lễ phép, nên dần rồi dân trong vùng ai cũng mến em.

Một hôm, bà ngoại nhờ tôi mang ít bánh bà mới làm xong sang cho bé Na, tôi mới có dịp biết nhiều hơn về gia cảnh của hai bà cháu Na.

Bước vào căn nhà lụp xụp, tôi gọi nhỏ:

- Bà Năm ơi, bà Năm có nhà không ạ?

Từ trong nhà bà Năm bước ra, miệng nhoẻn cười rồi nói:

- Có phải cháu bà Hạnh ở thành phố mới về không? Có việc gì không cháu?

Tôi nhanh nhảu đáp:

- Dạ, bà cháu vừa làm xong mẻ bánh, bà cháu bảo cháu mang sang biếu bà và em Na ạ.

Bà Năm cảm ơn, đỡ đĩa bánh từ trên tay tôi và mời tôi lại ngồi chơi.

Ngồi với bà Năm tôi hỏi:

- Bé Na đâu rồi bà?

Bà từ từ trả lời:

- Cái Na năm nay lên lớp một, nên nó chạy sang nhà thằng Nam dạy học cho rồi.

Uống ngụm nước chè xanh bà từ từ kể:

- Nghĩ cũng tội con bé cháu ạ. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên thiếu đủ thứ cả tình cảm lẫn vật chất. Bố không có, mẹ thì bươn chải suốt ngày nhưng cũng không đủ ăn. Cuộc sống chỉ dựa vào vài ba sào ruộng. Được mùa thì chớ, không thì lại phải đi hái rau má, măng tre bán kiếm cơm qua ngày. Bà định không cho em nó đi học đâu. Nhưng nghĩ lại, bà thấy cuộc đời bà và mẹ nó khổ thế đủ rồi, bằng mọi cách bà cũng phải cố nuôi nó học. Nói đến đây bà như nghẹn lòng

Tôi cố an ủi bà rồi bà lại nói tiếp:

- Nhưng con bé thế mà lanh lẹn lắm cháu ạ. Thằng Nam nó bảo Na nó học nhanh lắm, nói đâu hiểu đó luôn. Bà chỉ mong nó học tập tốt kiếm con chữ để đổi đời.

Tôi đáp lại:

- Vâng bà ạ, cháu mới chơi được hai lần với Na nhưng em nó thông minh đáo để bà ạ. Bà cố gắng tạo điều kiện cho em được đi học bà nha. Rồi em ấy sẽ là một học sinh giỏi đấy ạ.

Bà Năm nở nụ cười như một niềm hi vọng điều tôi nói sẽ trở thành hiện thực.

Đến buổi cơm trưa, tôi chào bà và ra về. Trong lòng có chút buồn vì thương gia cảnh của bà, nhưng tôi cũng có chút vui thay cho bé Na khi em có một người bà một mực thương em.

Qua câu chuyện trên, tôi thấy được trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh bất hạnh, nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên để tạo mọi điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ và cho con em họ đến trường học tập bằng bạn bằng bè. Và bà Năm cũng là một trường hợp như vậy, đó là những việc làm đúng với pháp luật, đúng với nhân cách của một người làm cha làm mẹ.

b)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo. Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.

Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón,

Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.

Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói.

Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.

Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.

Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa... Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.

Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.

14 tháng 5 2019

Em so với các bạn cùng học, cùng trang lứa thì hoàn cảnh của em có khác hơn. Sự khác hơn đó là em không có cha, mà chỉ có mẹ. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến nay không biết ai là cha mình. Em chưa một lần gọi tiếng cha thiêng liêng đó. Đã nhiều lần em hỏi mẹ em nhưng chỉ được mẹ trả lời qua quýt. Em buồn lắm. Nhưng sống trog tình cảnh đó, em được yêu thương, chăm sóc hết mình. Em được đi học, được ăn ngon mặc đẹp, được mẹ khuyên dạy những điều hay lẽ phải. Lúc nào mẹ cũng lo lắng cho sức khỏe của em. Mẹ thường nói: "Có sức khỏe mới học giỏi được". Rồi mẹ còn dặn em: "Phải chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, các bác, các chú. Với bạn thì con luôn nhớ thân thiện, chân tình".

Cứ như thế, em lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Càng lớn lên em lại càng thương mẹ nhiều hơn vì mẹ vất vả làm lụng nuôi em ăn học. Em cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để mẹ em vui lòng. Em nghĩ như thế và em sẽ làm được điều đó để bù vào khoảng trống cuộc đời của mẹ và của em.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Kì nghỉ hè vừa qua, nhà trường đã tổ chức cho học sinh chúng em đi thăm quan lăng Bác. Đây cũng là lần đầu đầu tiên chúng em được ra Hà Nội và đến thăm lăng nên chúng em ai cũng háo hức. Trên xe chúng em đã đồng thanh hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng", không khí vô cùng hào hứng và vui vẻ. Khi đặt chân đến lăng Bác em đã rất bất ngờ, nơi đây rộng lớn và uy nghiêm hơn rất nhiều so với hình ảnh em đã xem trên báo đài, ti vi. Với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, chúng em được xếp thành hai hàng rồi lần lượt đi vào trong lăng. Chuyến đi đã mang đến cho em rất nhiều những trải nghiệm thú vị, chúng em thêm yêu mến, biết ơn Bác Hồ hơn vì những công lao to lớn của Bác dành cho non sông, dân tộc.

9 tháng 5 2022

tk

Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:

Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.

Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.

Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:

- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?

Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.

Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.

Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:

- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?

Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.

Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:

- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.

Hùng ấp úng:

- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!

Cô mỉm cười và nói:

- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.

Rồi cô ngoảnh sang Hải:

- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.

Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:

- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.

Cô giáo tiếp lời Hải:

- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?

Hùng nhìn cô và đáp:

- Dạ vâng, thưa cô.

Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:

- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?

Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.

Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.

Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: “Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác”. Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.

23 tháng 9 2016
Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trớ lại với nhau.
Nek, bạn ơi phần còn lại bạn tự suy diễn nha mình chỉ giúp được nhiêu đó thui à hihih:D:D!!  
23 tháng 9 2016
  • Bạn dựa vào gợi ý để làm nha:
  • Có thể là hai anh em Thành Thủy viết thư cho nhau (tất nhiên là hai anh em biết nơi ở của nhau) rồi bàn chuyện Thành về thăm mẹ và em, Sau đó thì Thành cố gắng thuyết phục bố cho Thành xuống đó.
  • Diễn biến: Trên đường đi (tâm trạng lẫn lộn)
  • Khi gặp nhau: Trước tiên phải nói về cảm xúc (xúc động, không nói lên lời; Thủy òa khóc nức nở)
  • - Hỏi thăm về gia đình của nhau rồi 2 anh em nói chuyện, ôn lại kỉ niệm xưa
  • (Mình nghĩ nên để người mẹ tí nữa mới về)
  •  Hai mẹ con gặp nhau (tâm trạng)
  •  Đoạn mở đầu trong cuộc nói chuyện (hỏi thăm)
  •  Mẹ nhận lỗi lầm của mình, xin lỗi các con
  •  Ba mẹ con nói chuyện với nhau
  • Lúc Thành về: Kể về thái độ, tâm trạng của các nhân vật
  • Lời hứa của Thành (Chắc chắn trong 1 thời gian ngắn sẽ quay trở lại...)
24 tháng 2 2018

Gợi ý:

1. Nội dung :

–   Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ : Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).

–     Trẻ em thực hiện bổn phận với gia đinh, nhà trường và xã hội, ví dụ : Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3, tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một).

2. Tìm câu chuyện ở đâu ?

–  Câu chuyện em nghe ngưdi thân kể.

–  Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đnh của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan – cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi.

3. Cách kể chuyện:

–  Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ỏ cuốn sách nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì ?).

–  Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bàiề

–  Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.

4. Thảo luận:

–  Cùng các bạn trong lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.

–  Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa cùa câu chuyện hay nhất.