K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2020

Dàn ý cho bạn tham khảo nhé:

1. Mở Bài

Để có thể tự đứng vững trên đường đời lắm chông chênh, chúng ta cần có đức tính tự lập và lối sống chủ động hoà nhập với cộng đồng ngày từ nhỏ.

2. Thân Bài

- Tự lập là việc thực hiện công việc, nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả bằng khả năng của mình

- Chủ động sống hoà nhập là sống gần gũi ,thân thiện, tương thân tương ái với mọi người, với cộng đồng

- Tính tự lập giúp chúng ta dễ dàng thích nghi được với mọi hoàn cảnh

- Tính tự lập góp phần khẳng định bản thân trong mọi việc, giúp vươn tới thành công

- Sống chủ động, hoà nhập với cộng đồng giúp chúng ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội

- Con người sẽ hạnh phúc, phát triển hơn khi được hoà nhập với cộng đồng và xã hội

- Để sống tự lập và chủ động hoà nhập với mọi người, chúng ta cần phải có bản lĩnh, sống có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình và xã hội.

3. Kết Bài

Chúng ta hãy sống hết mình, tự lực cánh sinh trong gian khó để tạo ra thành quả mai sau, hãy sống rộng lượng và thứ tha, vui vẻ và kết tình thân ái với mọi người để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

28 tháng 8 2020

May mắn cuộc đời cho ta hình hài, lớn lên trong vòng tay chở che và yêu thương của ba mẹ khiến ta cảm thấy an tâm, được đong đầy hạnh phúc. Nhưng rồi một ngày, mình cũng phải lớn lên và tự đi trên đôi chân của mình, khi gặp những khó khăn và vấp ngã trong cuộc đời, ta không thể để bố mẹ gánh thay ta, mà phải tự nỗ lực, mạnh mẽ vượt qua. Để có thể tự đứng vững trên đường đời lắm chông chênh, ngày một trưởng thành và sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc thì chúng ta cần có đức tính tự lập và lối sống chủ động hoà nhập với cộng đồng ngày từ nhỏ.

Vậy, tự lập là gì? Tự lập là việc thực hiện độc lập công việc, nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả trong khả năng của mình mà không nhờ đến sự giúp đỡ hay phụ thuộc vào người khác. Chủ động là mức cao hơn tự lập, khi chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh là khi chúng ta được sống trong các mối quan hệ của cộng đồng và xã hội, được tham gia các hoạt động của tập thể cộng đồng. Chủ động sống hoà nhập là sống gần gũi, thân thiện, tương thân tương ái với mọi người, với cộng đồng, thích nghi và hành động phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Sự tự lập có vai trò rất quan trọng đối với bản thân mỗi người.

Khi tự lập, bạn sẽ rèn luyện cho mình khả năng tự giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo. Tính tự lập giúp chúng ta dễ dàng thích nghi được với mọi hoàn cảnh, ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Tính tự lập góp phần khẳng định bản thân trong mọi việc, giúp vươn tới thành công xứng đáng với sự nỗ lực phấn đấu của mình. Ví dụ khi làm một bài kiểm tra, bạn tự mình chủ động học tập, nghiên cứu, hiển nhiên bài làm của bạn sẽ được điểm tốt, chứng minh cho công sức mà bạn bỏ ra chứ không phải là quay cóp hay phụ thuộc vào bài của đứa bạn cạnh bàn. Khi bạn vấp ngã, không ai đứng đó kéo bạn dậy, bạn phải tự mình đứng lên, hiên ngang và đi tiếp, thậm chí là phải chạy trên đường băng của mục tiêu đời mình. Đừng trông chờ vào người khác, cái gì mình tự làm ra, kết quả gì mình nỗ lực có được, đều xứng đáng với sự nỗ lực đó. Bởi vậy, tính tự lập như một đức tính cần phải có, là yếu tố quyết định để chúng ta vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh, suy nghĩ độc lập, vững vàng, và tin tưởng chính mình là chìa khoá cho mọi thành công của bạn.

Sống chủ động hoà nhập với cộng đồng giúp chúng ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Sức mạnh cộng đồng là rất lớn, khi chúng tay làm việc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Khi sống trong cộng đồng, ta có dịp được thể hiện năng khiếu, khả năng của bản thân, góp phần khẳng định mình và góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển cộng đồng. Sống trong một xã hội ngày càng phát triển, văn minh, con người chúng ta sẽ hạnh phúc, phát triển hơn khi được hoà nhập với cộng đồng và xã hội, niềm vui sẽ được nhân lên trong mối quan hệ hoà hợp giữa cá nhân với tập thể cộng đồng. Để sống tự lập và chủ động hoà nhập với mọi người, chúng ta cần phải có bản lĩnh, sống có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình và xã hội. Lập ra những kế hoạch, mục tiêu với định hướng rõ ràng, tự nỗ lực, phấn đấu hết mình, có chính kiến và kiên trì với mục tiêu. Chúng ta phải tự đứng vững và đi lên phía trước bằng chính con người, tinh thần và trí tuệ của bản thân, tự lập, kiên cường trong cuộc sống. Đừng quá phụ thuộc vào bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai, tự chọn cho mình lối đi riêng. Cần có thái độ yêu thương, chan hoà với mọi người trong xã hội, tránh gây ra những mâu thuẫn xích mích không đáng có, hoà nhập nhưng không hòa tan, hãy là một cái tôi độc đáo và riêng biệt với cộng đồng. Tích cực tham gia những công việc tập thể, tình nguyện, từ thiện để làm đẹp cho đời, thanh lọc tâm hồn giữa cuộc sống đầy rẫy những bon chen, tính toán.

Thực tế, đâu đó, vẫn còn gặp rất nhiều tình trạng người trẻ quá phụ thuộc vào gia đình, không dám tự đi trên đôi chân của mình. Một số có lối sống ích kỉ, hẹp hòi, sống xa lánh thầy cô, bè bạn, không quan tâm đến thế giới xung quanh, chỉ sống trong một thế giới ảo rồi dần trở nên vô cảm. Điều này thật đáng phê phán.

Vì thế chúng ta hãy sống hết mình, tự lực cánh sinh trong gian khó để tạo ra thành quả mai sau, hãy sống rộng lượng và thứ tha, vui vẻ và kết tình thân ái với mọi người để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chúc bn hok tốt~~

3 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D

21 tháng 11 2019

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.

22 tháng 12 2021

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

30 tháng 7 2017

Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề:

   - Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.

   - Chủ đề là vấn đề cốt lõi được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.

   - Sự kiện sắp xếp theo trình tự, nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

19 tháng 7 2019

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

     + Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

     + Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

     + Vua lập đền thờ Gióng

5 tháng 3 2023

- Trong văn bản, phương thức tự sự và miêu tả có vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin. Nó có tác dụng làm rõ, mang tính xác thực, mang đến lượng thông tin lớn, chi tiết về lễ hội Ka-tê đến với người đọc.

- Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự, văn bản sẽ trở nên khô khan, nghèo nàn thông tin => không có sự hiệu quả trong truyền đạt thông tin.

22 tháng 3 2016

a) Bởi tôi ăn uống điều độ.... cả hai chân lên vuốt râu

Hình ảnh cụ thể về ngoại hình tính cánh của nhân vật

Tôi đi đúng oai vệ đến sợ tôi lắm

Đã kể lại sự việc đã diễn ra

Buổi học cuối cùng

Tôi bước qua hàng ghế dài đến phát phần thưởng

hình ảnh cụ thể về ngoại hình của nhân vật

Buổi sáng hôm ấy đến lại có chuyện gì nữa đây

Kể lại một sự việc đã diễn ra

b)Trong đoạn trích Cô Tô đã tạo nên cái hay cái độc đáo cho đoạn văn là Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn ngữ điêu luyện sự miêu tả tinh tế chính xác giàu hình ảnh và cảm xúc thông qua sử liên tưởng, tưởng tượng phong phú

28 tháng 3 2017

Hay !Very very good?hehehehehehe

2 tháng 10 2016

Bư­ớc 1: Trư­ớc khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

 

B­ước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, ngư­ời viết phải t­ưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

Bư­ớc 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…

B­ước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

 

2 tháng 10 2016

Ví dụ:

  Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

       Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

+         Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào ? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu ? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào ?…).

+         Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?…).

       Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

b. Trường hợp 2

       Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

       Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

+         Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?

+         Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…).

       Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.