K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2018

Ngày xửa, ngày xưa, ở xã Nam Mẫu, thuộc địa phận tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin không rõ từ đâu tới. Bà cụ gầy còm, lở loét như người bị bệnh phong. Đi tới đâu, bà cũng thều thào mấy tiếng nghe thật tội nghiệp:

“ Đói! Đói lắm các ông ơi, các bà ơi !” Thế mà bà đi đến đâu, mọi người cũng đều lảng tránh bà, thậm chí bà còn xua đuổi nữa.

Thật may cho bà cụ. Bà gặp được hai mẹ con một bà góa đi chợ về. Thấy bà cụ tội nghiệp quá, hai mẹ con đưa bà về lấy cơm nguội cho ăn rồi xếp chỗ ngủ cho bà cụ.

Đêm hôm ấy, hai mẹ con thấy chỗ bà cụ nằm bỗng sáng rực lên. Một con giao long to lớn nằm cuộn mình ở đấy. Cả hai rụng rời kinh hãi đành nằm im không động đậy, phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, chỗ nằm vẫn là bà cụ gầy còm, còn giao long thì đã biến mất. Bà cụ sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt hai mẹ con, bà cụ nói: “Vùng này sắp có một trận lụt lớn, ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được tai họa”. Người mẹ thấy lạ, vội hỏi: “ Vậy dân làng sẽ chết hết, làm sao để cứu họ, hở cụ?”. Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra rồi đưa cho hai mẹ con và dặn: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện.” Nói rồi, bà cụ biến mất.

Tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì bỗng nhiên có một dòng nước phun lên kèm theo một tiếng nổ long trời lở đất. Tất cả nhà cửa ruộng vườn đều chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con vẫn bình yên vô sự. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà dâng cao bấy nhiêu. Thấy cảnh dân làng bị nước lũ cuốn trôi, hai mẹ con rất đau đớn, xót xa. Chợt nhớ đến hai mảnh vỏ trấu bà cụ đưa cho, hai mẹ con liền lấy ra thả xuống nước. Kỳ lạ thay, hai mảnh vỏ trâu bỗng hóa thành hai chiếc thuyền lớn. Hai mẹ con mừng quá, vội lên thuyền chèo đi khắp nơi cứu người bị nạn. .

Chỗ đất bị sụt lở ấy đã biến thành cái hồ lớn mà ngày nay ta gọi là hồ Ba Bể. Cái nền nhà của hai mẹ con bà góa trở thành một hòn đảo nhỏ và được gọi là hòn Bà Góa. 

Hok tốt .

# EllyNguyen #

8 tháng 9 2018

Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.

Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.

Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.

Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".

Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".

Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.

Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.

Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.

Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.

Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quẩn áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.

Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.

Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.

Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.

Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Goá.

Tk nhé.

6 tháng 9 2018

Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.

Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.

Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".

Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".

Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.

Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.

Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.

NG
18 tháng 10 2023

Học sinh nghe kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” 

20 tháng 11 2017

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà góa

Chồng tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng đứa con tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Kạn.  

Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đê cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì mọi người đều kinh sợ và xưa đuổi bà. Tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và con thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cSáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. To. cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu được dân làng khỏi chết chìm*. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ, nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Tôi và con còn đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.

Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nổ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy tôi liền cùng con, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cChả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ tôi đã biết là thuỷ thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.ứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ.

Kết quả hình ảnh cho viet lai cau chuyen su h ho ba be theo loi ke cua ba lao

20 tháng 11 2017

Cảm ơn Hoàng Thị Tuyết Nhunh

Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"

Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn

Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng

Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.

Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.

Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".

Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".

Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.

Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.

Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.


 

17 tháng 8 2018

bạn xem thử nhé.:

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

-   Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều  tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

-    Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

17 tháng 8 2018

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

10 tháng 9 2017

Bạn lên mạng ý.

Nhiều lắm

10 tháng 9 2017

ừ lên mạng thấy hết

29 tháng 10 2021

ngày xưa ,ở trong đêm 1 lễ hội nọ có 1 bà lão ăn xin ghẻ lở ,ghớm ghiếc .Bà lão đi đến đâu cũng nói rằng: các ông bà ơi , đói lắm ,nhưng không ai lo cho bà cụ .một mẹ con bà goá thấy thương và cho bà lão ăn và nghỉ .Rồi buổi đêm mẹ con bà goá thức giấc và thấy một con giao long to lớn đang nằm chỗ bà cụ ,hai mẹ con nhắm mắt sợ hãi . sáng hôm sau bà cụ đưa cho mẹ con bà goá 1 cái gì đó quên và nói thứ đó sẽ giúp 2 mẹ con bà ,và bà lão nói sẽ có 1trận lũ lớn nhưng mẹ con bà goá bảo : Làm sao chúng tôi có thể cứu được người dân ? bà lão cắn vỡ một hạt thóc rồi đưa cho mẹ con bà goá .sau đó bà lão rời đi .cuối cùng trận lũ thật sự đã đến ,người dân cố gắng chạy thoát nhưng không kịp .mẹ con bà goá thử ném hạt thcs xuống và hạt thóc biến thành 2 chiếc thuyền to ,mẹ con bà goá lên thuyền và cứu người dân .và hồ Ba Bể đã hình thành như thế và cănnhaf của mẹ con nhà bà goá đã thành Gò Bà Goá 

hếttttttt

3 tháng 7 2018

a)Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.

Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.

Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

b)

Trong một ngôi nhà nhỏ chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Hằng ngày, người mẹ phải làm lụng rất vất vả để nuôi con, người con hiếu thảo biết mẹ khổ nên vô cùng thương mẹ.

Vì làm việc vất vả nên không may người mẹ lâm bệnh nặng, người con đã chăm sóc mẹ hết lòng nhưng bệnh vẫn ngày một nặng thêm. Sợ quá, không biết phải làm sao, người con chỉ còn biết ôm mẹ mà khóc rồi ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, người con mơ thấy một bà tiên bay xuống đứng bên cạnh, ôm người con vào lòng và nói: “ Bé con của bà, làm sao con khóc? Có phải con khóc vì sợ không thể cứu được mẹ đúng không? Con hãy nín đi, bà sẽ giúp con cứu mẹ. Nhưng có thể con sẽ phải hi sinh đến tính mạng của mình đấy vì đường đi lấy thuốc rất xa và nguy hiểm, liệu con có làm được không?..”

Người con vô cùng sung sướng và bừng tỉnh giấc, vội vàng làm theo lời bà tiên trong giấc mơ. Cô chạy vào rừng, qua rất nhiều ngọn núi, đến một thung lũng xa xôi, vượt lên ngọn núi cao. Trên đỉnh núi có một bông hoa cúc tỏa hương thơm ngào ngạt. Cô bé vội vàng chạy tới nói với hoa: “Hoa ơi, hoa đẹp quá, nếu tôi hái hoa thì chắc là hoa sẽ đau lắm! Nhưng hoa đừng trách tôi nhé vì mẹ tôi đang bị ốm nặng ở nhà, tôi phải mang hoa về để chữa cho mẹ tôi”. Rồi cô hái bông hoa và băng băng chạy về nhà tặng hoa cho mẹ. nhưng người mẹ vẫn không tỉnh lại. Chợt nhớ đến lời dặn của bà tiên: “ Con phải tước nhỏ từng cánh hoa, càng tước được nhiều thì mẹ con càng sống lâu hơn”. Cô bé miệt mài ngồi tước thật nhỏ, thật nhỏ từng cánh hoa suốt hai ngày hai đêm. Và điều đó đã trở thành sựu thật. Hai mẹ con vô cùng hạnh phúc, ôm lấy nhau khóc nức nở và sống vui vẻ bên nhau mãi mãi.

c)

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. 
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
 Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký

 Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. 
Phỏng theo Bàn chân kì diệu Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.
Ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.

3 tháng 7 2018

a)Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.

Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.

Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.