K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2018

Phạm Hổ là một trong những nhà thơ viết cho trẻ em rất có duyên.Hãy đọc lại một trong những bài thơ đó của ông:Gà mẹ hỏi gà con/Đã ngủ chưa đấy hả?/Cả đàn gà nhao nhao/Ngủ cả rồi đấy ạ!(Ngủ rồi)
Lời thơ ngộ nghĩnh,nghe như lời của em bé mẫu giáo .Tác giả dùng biện pháp nhân hóa đạt ra tình huống:Gà mẹ hỏi gà con/Đã ngủ chưa đấy hả?Gà đâu biết nói nhưng trong thế giới của các bé chuyện này hoàn toàn được chấp nhận.Gà mẹ dẫn con đi kiếm ăn,nó liên tục kêu cục cục lũ gà con đáp lại chiếp chiếp.Đó là mẹ con nhà gà đang "nói" chuyện đấy.Mà mẹ con gà trong bài thơ lại còn ngộ hơn cơ.Nghe mẹ gà hỏi cả bọn nhao nhao ngủ cả rồi đấy ạ .Sao mà giống mấy bé thế ,rõ ràng ngủ rồi thế mà vẫn trả lời được .Điều không lô gíc trở thành lôgic trong thế giới trẻ thơ từ tình yêu đối với trẻ,từ sự quan sát tinh tế ,cách kể chuyện nhẹ nhàng ,hóm hinh cuả Phạm Hổ .Bài thơ sẽ đồng hành cùng tuổi thơ của nhiều thế hệ Việt Nam.
đồng hành cùng tuổi thơ của nhiều thể hệ Việt Nam.

14 tháng 11 2018

--Tham khảo--

Lời thơ ngộ nghĩnh,nghe như lời của em bé mẫu giáo .Tác giả dùng biện pháp nhân hóa đạt ra tình huống:Gà mẹ hỏi gà con/Đã ngủ chưa đấy hả?Gà đâu biết nói nhưng trong thế giới của các bé chuyện này hoàn toàn được chấp nhận.Gà mẹ dẫn con đi kiếm ăn,nó liên tục kêu cục cục lũ gà con đáp lại chiếp chiếp.Đó là mẹ con nhà gà đang "nói" chuyện đấy.Mà mẹ con gà trong bài thơ lại còn ngộ hơn cơ.Nghe mẹ gà hỏi cả bọn nhao nhao ngủ cả rồi đấy ạ .Sao mà giống mấy bé thế ,rõ ràng ngủ rồi thế mà vẫn trả lời được .Điều không lô gíc trở thành lôgic trong thế giới trẻ thơ từ tình yêu đối với trẻ,từ sự quan sát tinh tế ,cách kể chuyện nhẹ nhàng ,hóm hinh cuả Phạm Hổ .Bài thơ sẽ đồng hành cùng tuổi thơ của nhiều thế hệ Việt Nam.
đồng hành cùng tuổi thơ của nhiều thể hệ Việt Nam.

10 tháng 10 2017

Những nét đáng yêu, ngộ nghĩnh của Lượm trong hai khổ thơ đầu là : Lượm bé loắt choắt, đeo bên mình cái xắc nhỏ, đôi chân nhanh thoăn thoắt, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, vừa đi vừa nhảy.

3 tháng 1 2022

TK :

Tản Đà – thi sĩ khởi đầu cho nền thơ ca lãng mạn, với một cá tính mới và đầy thi vị mang đến cho thơ ca hơi thở mới của thời đại.. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã bộc lộ rõ tâm trạng chán chường thực tại, khát vọng muốn thoát li thực tại, lên cung trăng cùng bầu bạn với chị Hằng. Đặc biệt, chất sầu và mộng, ngông và đa tình của nhà thơ được thể hiện rất rõ trong bài thơ trên.

 

Ngông có thể hiểu là một tính cách, là những hành động gây nên sự chú ý của số đông, những hành động ngông thường mang tính chất ngang tàng, phóng túng, đùa cợt. Ngông cũng là một cách sống, cách sống ấy vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội đương thời, trở thành một thách thức với xã hội đó. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội tiêu biểu cho cá tính khác biệt của Tản Đà trong thi đàn văn chương lúc đó,

Trước hết, chất “ngông” trong bài thơ thể hiện ở nỗi buồn chán thực tại và muốn thoát li vào cõi mộng. Mở đầu bài thơ là một lời than thở, một nỗi sầu da diết nhưng cũng là một tâm sự rất chân thành:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Trong đêm thu với ánh trăng sáng rọi, tỏa ánh sáng chan hòa khắp nhân gian. Và lòng thi sĩ như muốn thổ lộ những tâm tư, tình cảm chẳng biết nói cùng ai. Tác giả sử dụng cách gọi “chị - em” với chị Hằng trên cung trăng, thể hiện sự thân thiết, gần gũi để có thể giãi bày, chia sẻ. Nỗi buồn ấy được tác giả thể hiện rất cụ thể “buồn lắm – trần thế - chán nửa rồi”. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tìm hiểu về thời thế thực tại mà tác giả đang sống, chúng ta thấu hiểu hơn tâm trạng của nhà thơ. Nước ta những năm đầu thế kỉ XX sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, nhân dân ta chìm đắm trong cảnh lầm than khổ cực. Là một thi sĩ đa sầu, đa cảm, đứng trước thực tại nhưng chẳng thể đổi thay điều gì, vì thế mà tâm trạng thi nhân như bế tắc trước thực tại và chán nản, bất mãn với thời cuộc. Bởi vậy tác giả đành gửi gắm ước mơ lên cõi mộng:

 

Cung quế đã ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Nỗi buồn của nhà thơ bắt nguồn từ đó và vì thế người muốn tìm lối thoát, muốn sống ở một thế giới khác – thế giới của thần tiên và mơ mộng. Lời đề nghị của thi nhân đưa ra thật dịu dàng, duyên dáng và hóm hỉnh. Câu thơ đưa ra để hỏi nhưng cũng là lời đề nghị, lời cầu xin được đưa vào cõi mộng. Lời đề nghị ấy là một ước muốn ngông cuồng, ngạo nghễ bởi thế giới thần tiên chỉ là cõi mộng xa xôi. Ông muốn được lên cung trăng để nhìn xuống thế gian, muốn đứng hơn người để mà trông, mà ngắm, mà suy xét việc đời. Bởi ở nơi ấy, nhà thơ không phải chứng kiễn những nỗi buồn nhân thế, nỗi đau của người con mất nước.

 

Khát vọng lên cung trăng với chị Hằng, thể hiện cuộc sống tốt đẹp, được tự do làm bạn với gió, với mây:

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió, cùng mây thế mới vui

Câu thơ diễn tả niềm vui thích, suong sướng của thi nhân khi nghĩ về cõi mộng. Nơi ấy có bầu bạn, có cuộc sống ngao du chứ không phải là một thực tại đầy bức bối và kìm hãm con người. Tác giả sử dụng điệp từ “có”, “cùng” và cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên giọng thơ vui tươi, rộn ràng. Thi sĩ lên cung quế có bạn, có bè quên đi nỗi ngán ngẩm, chán nản và giải toả được nồi buồn – ông đã vui, đã cười – ông cười tất cả những giành giật, nhố nhăng nơi trần thế, cười sung sướng khi thấy cõi trần không ai được như ông, được hưởng cuộc sông thần tiên thoát tục.

Ước muốn làm thằng Cuội được thể hiện rõ ràng hơn trong hai câu thơ cuối:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám .

Tựa nhau trông xuống thế gian cười .

Chất “ngông” ấy của Tản Đà được thể hiện trong mạch cảm xúc của bài thơ. Từ tâm trạng buồn tủi, chán nản với thực tại ở cõi thực, tác giả gửi gắm mong ước được sống trong cõi mộng. Để từ đó được vui, được cười, được sánh đôi cùng chị Hằng cưỡi trăng lượn gió. Và ước muốn xa hơn là được tựa vai bên chị Hằng để cùng nhìn xuống thế gian. Chữ “cười” được đặt cuối bài thơ như thể hiện rõ nhất ước muốn của nhà thơ. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cổ điển nhưng vẫn để lai dấu ấn của tác giả với cách sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị và thể hiện rõ tâm trạng cá nhân. Tản Đà muốn sống thoải mái hơn bởi thời đại đang chuyển động, khẳng định cái tôi cá nhân một cách mạnh mẽ. Những mong muốn và cá tính riêng được trân trọng. Bài thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ của thi nhân, muốn xa rời cõi tục và mơ mộng gửi hồn vào cõi mơ, để được cười và thoát khỏi những khổ đau trong cõi nhân gian nhỏ bé. Qua đó, cũng thể hiện ước muốn của tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi trần thế.

Bài thơ đã khiến chúng ta hiểu hơn về Tản Đà, nhà thơ của những vần thơ đậm chất ngông. Có lẽ đó là cách mà thi nhân ứng xử với thời cuộc hiện tại. Nó còn gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã bộc lộ tâm sự của tác giả, thể hiện nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa và khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
3 tháng 1 2022

Hơi dài :>

23 tháng 1 2022

TK:

  Nhớ rừng là một bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới.Thật sự, chỉ với bài thơ này,Thế Lữ đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền thơ đang được nước nhà trào đón.Trong nhớ rừng tác giả đã khéo léo để thể hiện nỗi niềm của người con yêu có lòng nước thầm kín thông qua lời của một con hổ trong vườn bách thú, để thể hiện cuộc sông tầm thường giả dối ràng buộc của người dân đương đại.

     Phải, tầm thường, giả dối, ràng buộc, đó chính là những lời hổ ta nói về cuộc sống của mình. Trong cái cũi sắt chật hẹp ấy, chú nằm dài trông ngày tháng dần qua, khinh những con ngươì nhỏ bé láo toét, dám “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”, phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi” và “cặp báo chuồng bên vô tư lự”.Những con người xấu xa kia, những tửơng chú đã bị khuất phục…nhưng không nếu có dùng từ ngữ ầy thì chỉ có thể nói về thể xác của chú mà thôi đâu thể khuất phục được tâm hồn chú, bắt chú thôi nhớ về rừng, cái nơi giống hùm thiêng chú ngự trị.

     Chỉ một câu nói(ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ) thì đã lột tả đươc hết những nỗi niềm của hổ. Chú nhớ những gì ư? Chú nhớ thưở tung hoành hống hách, nhớ những lần bước chân lên dõng dạc đường hoàng. Trong con mắt của vị chua tể sơn lâm kia tất cả những gì chú thấy đều chỉ là tầm thường, kẻ bề tôi.

     Chú nhớ cái gì ư? Chú nhớ bộ tứ bình mỗi ngày hưởng lạc tưởng hổ không có tâm hồn thì thật là 1 sai lầm to lớn, mỗi lúc chú hóa thân vào những ngôi vị khác nhau.

     Có lúc vị chúa tể sơn lâm như một thi sĩ với tâm hồn bay bổng đêm đến say mồi đứng uống những giọt sương tan bên bờ suối lãng mạn, đẹp. Có những lúc hổ ta như 1 nhà hiền triết am hiểu thế giới đứng nhìn giang sơn mình đổi mới và thấy mình to lớn lắm. Rồi quay lại thực tại, quả thực 1 vị chúa sơn lâm cũng phải có lúc trự sung sướng đúng không? Vì thế hổ đã tự thưởng cho mình những giấc ngủ được đưa vào bởi tiếng chim ca. Bức tranh cuối cùng nhuốm toàn 1 màu đỏ, màu đỏ của máu, màu đỏ của hoàng hôn ở giữa đó, 1 vị chúa tể sơn lâm đang gầm gừ giương oai thì quả thực còn gì đẹp hơn. Vẻ đẹp của buổi chiều tà, vẻ đẹp của cái giống hùm thiêng, vẻ đẹp của núi rừng, vẻ bi đát của máu hòa quyện vào nhau.

     Thôi, ra khỏi đó thôi, để làm gì khi cứ nhớ mãi về quá khứ hổ ơi, quay lại đi, quay lại cái cuộc sống tù túng của mi đi, bên cạnh mi chỉ là những mô gò thấp kém, len dưới nách là dòng nước len giả suối. Có buồn không? Chán không? Nhưng nào đâu hổ bị khuất phục cung như những con người Việt Nam kiên cường bất khuất, dù 1 lúc phải chịu 2 vòng xiềng xích, cuộc sống mà không thể làm những gì mình mong muốn thì phải làm sao đây. Phải đứng lên đấu tranh chứ. Vì vậy mới có 2 bà Trưng cưỡi voi ra trận, mới có trận thãng oanh liệt ở Chi Lăng…..

23 tháng 1 2022

Tham Khảo 

  Khổ 2: Trong sự ngán ngẩm khi đang bị tù đày ở khổ 1, đây là khổ thơ thể hiện niềm nuối tiếc về nơi trước đây hổ đã từng một thời "anh hùng hống hách những ngày xưa". Lần lượt cảnh vật hiện lên qua tâm tưởng thật hùng vĩ, âm u và huyền bí "cây cao, bóng cả, cây già", tiến "gió gào ngàn thét núi" rồi cả tiếng rừng khi tấu lên khúc trường ca "dữ dội". Trong khung cảnh đó, hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm hiện lên thật oai hùng:

"Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

.........

Là khiến cho mọi vật đều im hơi"

     Một hình ảnh quả là kì vĩ, lớn lao của chúa sơn lâm. Tác giả đã khéo léo miêu tả những hình ảnh của núi rừng để làm phông nền khắc hoạ một hình ảnh nổi bật: chúa sơn lâm. Những từ ngữ miêu tả rất linh hoạt với hàng loạt động từ thể hiện sự hùng vĩ của chốn thâm sâu: gào, hét, thét và các từ tượng hình khi miêu tả chúa sơn lâm: dõng dạc, đường hoàng, lượn, nhịp nhàng, vờn, mắt thần khi đã quắc...

     Khổ thơ thứ 3 là sự tiếp nối mạch cảm xúc, suy tưởng trong nỗi nhớ của khổ 2. Cảnh vật núi rừng hiện lên thật thơ mộng hiền hòa và gần gũi như bức tranh:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

..........

Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

     Từ nỗi nhớ đã chuyển thành nuối tiếc với điệp từ "nào đâu", "đâu" được lặp lại. Sự nuối tiếc thể hiện qua lời cảm tán trực tiếp "Than ôi!" và kèm theo đó là một câu hỏi tu từ thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của chúa sơn lâm oai hùng một thời...
Có thể nói, 2 khổ 2 và 3 là những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Ông xứng đáng là nhà thơ nổi bật nhất trong trào lưu thơ mới lúc bấy giờ.

13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến. Tám câu thơ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được giãi bày chân thành: “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vị về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy. Đặc biệt nhất là: “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”. Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thơ cũng chẳng thể có để mời bạn. Điệp từ “không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

 

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” - tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, chân chính, đích thực.

5 tháng 4 2019

Đáp án: A

19 tháng 4 2022

tk:

Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là một trong những bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề quê hương, nổi bật trong bài thơ chính là nỗi nhớ về quê hương của tác giả. Cô đọng trong bốn câu thơ cuối chính là nỗi nhớ thương da diết, trong xa cách nhưng tác giả vẫn luôn một lòng hướng về quê hương.

    Là một người con phải xa quê hương, Tế Hanh là một người yêu quê hương, ngôi làng chài của mình và trong lòng luôn canh cánh một nỗi nhớ về quê hương. Quê hương ở trong ông là hình ảnh mái làng chài ven biển “cách biển nửa ngày sông”, là những con người mặn mòi vị biển cả, là hình ảnh con thuyền và cánh buồm rẽ sóng chạy ra khơi. Nhưng tất cả những hình ảnh đó chỉ còn trong kí ức, trong nỗi nhớ của tác giả, mà tác giả đã buộc phải thổ lộ trong khổ cuối bài thơ:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ…

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

    Ngay câu đầu tiên tác giả đã khẳng định nỗi nhớ của mình khi ở một nơi xa hướng về quê hương. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Màu nước biển trong xanh nơi những con thuyền giương cánh buồm vôi trắng thâu góp gió rẽ ra biển khơi, tìm đến những mẻ cá bạc sau bao gian lao mưa nắng và hiểm nguy, vất vả. Đó là màu của thiên nhiên, màu nước xanh, màu cá bạc và màu trắng vôi của cánh buồm. Tất cả đã được in sâu trong trí nhớ và tâm hồn của tác giả. Thấp thoáng đâu đó ta vẫn thấy hình ảnh người dân chài, bởi không thể thiếu con người trong hình ảnh “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”. Đâu đó trong tiềm thức của nhà thơ, vẫn mường tượng ra cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả, đương đầu với sóng gió và thử thách của đại dương mênh mông để rồi từ đó thu về những mẻ cá nặng trong niềm vui hân hoan. Dù ở một nơi xa, không tham gia vào hoạt động của dân làng chài nhưng tác giả vẫn cảm nhận rất rõ sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Cuối cùng, nỗi nhớ của tác giả đã trào dâng niềm xúc động bằng câu thốt lên “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Phải có sự gắn bó sâu sắc và tình yêu sâu đậm với ngôi làng chài này lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế, cách miêu tả đầy sống động và lãng mạn như thế. “Cái mùi nồng mặn” ấy chính là mùi của biển cả, của vị xa xăm nồng thở trong thân hình người dân trai tráng, của chất muối thấm trong thớ gỗ con thuyền. Tác giả nhớ tất cả những thứ đó chính là đang thốt lên nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương.

    Qua đoạn thơ cuối của bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.

19 tháng 4 2022

lần sau bn viết rõ Tham khảo ra nhé