K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2018

Chỉ bằng bốn câu thơ nhưng tác giả đã miêu tả được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về vẻ đẹp của phía trước cổng trời với không gian trải rộng (của triền rừng, của vạt nương, của thung lúa), với màu sắc ấp ủ lên hương (màu mật, màu lúa chín) và vang vang trong đó là một không gian rất đặc trưng và quen thuộc của vùng núi rừng (tiếng nhạc ngựa rung). Bức tranh tĩnh lặng nhưng ẩn chứa một sức sống nội lực, một vẻ đẹp lắng sâu, tinh tế …

23 tháng 11 2018

Chỉ bằng bốn câu thơ nhưng tác giả đã miêu tả được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về vẻ đẹp của phía trước cổng trời với không gian trải rộng (của triền rừng, của vạt nương, của thung lúa), với màu sắc ấp ủ lên hương (màu mật, màu lúa chín) và vang vang trong đó là một không gian rất đặc trưng và quen thuộc của vùng núi rừng (tiếng nhạc ngựa rung). Bức tranh tĩnh lặng nhưng ẩn chứa một sức sống nội lực, một vẻ đẹp lắng sâu, tinh tế …

19 tháng 10 2021

Con Hiền Anh nhá =))))) 

19 tháng 10 2021

Xã hội này chỉ có làm thì mới có ăn thôi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.

19 tháng 2 2022

– Biện pháp nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ là biện pháp nhân hóa (thể hiẹn rõ những từ gnữ chỉ đặc điểm của người: nâng, liếm).

– Nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ: cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươI, náo nức (Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến. 

có người chơi hệ 1 câu hỏi trl 2 lần để buff k kìa ~ !.

15 tháng 3 2020

1) Bài làm:

Đọc bài thơ "Quê hương" sâu sắc với những vần thơ bình dị mà gợi cảm của tác giả tài hoa Tế Hanh, ấn tượng nhất chính là khổ thơ hai trong bài khi gợi lên khung cảnh xao xuyến lòng người lúc đoàn thuyền ra khơi đánh cá.(1) Thật vậy, tác giả mở đầu khổ thơ bằng nét bút hết sức mềm mại :"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng", nổi bật lên thời điểm ra khơi chính là thời tiết vô cùng đẹp, mưa thuận gió hòa, trời trong biển lặng cùng với làn gió nồng mặn mùi biển mà chỉ có làng chài nơi đây mới có đc, vốn dĩ ra khơi vào thời điểm thiên nhiên hòa thuận như vậy mà không phải vào những khi trời giông bão tố, mưa gió hoành hành là bởi họ lo lắng cho tính mạng con người, họ đoàn kết và dũng cảm, có nhau khi gặp trắc trở, cùng nhau vượt khó mà làm nên sức mạnh của dân chài lưới không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn hoạn nạn.(2) Tiếp đến tác giả có câu: "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.", ý chỉ những con người khỏe mạnh kiên cường cùng chiếc thuyền mấp mô trên những con sóng bạc đầu đi bắt các mẻ cá đầy và điều này được thể hiện rõ nhất qua cụm từ "trai tráng" trong câu.(3) Chẳng những thế, Tế Hanh đã vô cùng thành công trong nghệ thuật so sánh ở câu 3 trong khổ.(4) Chiếc thuyền được ông ví như con tuấn mã khỏe đẹp, "phi nước kiệu" nhanh mà nhẹ qua từng con sóng giữa đại dương xanh thăm thẳm.(5) Chao ôi!(6) Khung cảnh sinh động được tác giả gói gọn trong duy chỉ một câu thơ nhưng vẫn giữ được nét tươi sáng, khỏe khoắn và đầy sức sống đã chiếm trọn con tim của các độc giả.(7) Có lẽ Tế Hanh đc biết đến rằng khéo léo trong việc dùng từ hay chăng?(8) Bởi cách sử dụng các tính từ như "trong, nhẹ, hồng, mạnh mẽ" hay vô vàn động từ mạnh như "hăng, phăng, vượt" đều vô cùng sáng suốt.(9)Tác giả tài ba của chúng ta một lần nữa sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ví cánh buồm thâu góp gió, đẩy thuyền đi nhanh, to lớn, vĩ đại y như một linh hồn của làng chài mặn mùi sóng biển.(10) Qua đó, ta thấy Tế Hanh vừa là một thi nhân tài giỏi lại vừa là một đứa con yêu quê hương thắm thiết, nhờ có ngòi bút điêu luyện của ông, khổ thơ thứ 2 trong tác phẩm ý nghĩa cũng như đứa con tinh thần mang tên "Quê hương" đã đem lại cho người đọc cảm giác trong thơ như có họa, bài thơ như nhắc nhở các vị độc giả rằng có đi đâu cũng phải nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của chính bản thân mỗi người.(11) Nói tóm lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, khổ 2 bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài; bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.(12)
*) Chữ in đậm: câu bị động.
Chữ in nghiêng: câu cảm thán.

15 tháng 3 2020

Ở đoạn câu (10) lúc nói về sự so sánh giữa cánh buồm và mảnh hồn làng thêm cho mình 1 câu sau từ "sóng biển":

".....sóng biển, điều đặc biệt ở đây chính là việc ông đã so sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài lại vừa có hình hài mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn.(10)

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

11 tháng 10 2021

tham khảo nha bạn:

nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và  Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)

26 tháng 10 2016

Ca dao,dân ca là một cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam.Những khúc hát tâm tình của quê hương đất nước,của tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào,êm ái của mẹ.một trong những bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long em là bài:
(trích thơ ra nha)
Bài ca dao đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,không gì đo đếm được,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu thơ đầu là lời ru êm ái của mẹ ru con đc nhân dân viết bằng hai câu ca dao theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.đây là một cách nói vừa cụ thể,vừa biểu cảm:công cha đc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. nghĩa mẹ đc so sanh với nước ở ngoài biển đông.đó là một nguồn nước bao la vô tận,không bao giờ cạn.núi,biển,trời,nước là hình ảnh vĩ đại,vĩnh hằng đc so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha,nghĩa mẹ la vô cùng to lớn không thể nao kể xiết.
hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.hai tiếng "con ơi"làm cho lời ru trở nên ngọt ngào,thấm thía.câu ca dao thứ 3 là một hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng. câu ca dao thứ 4 tác giả dân gian đã sử dụng bốn chữ hán "cù lao chín chữ"để nói lên công lao sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.nó như muốn nhắc nhở chúng ta phận làm con phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo lí : có hiếu
bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc động công lao trời biển của cha mẹ ,đồng thời giáo dục chúng ta một bài học về đạo lí làm con vô cung thấm thía và có ý nghĩa

26 tháng 10 2016

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái.

Còn trong hai câu cuối:br /> “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Bé Hồng là một cậy bé đáng thương , có 1 tuổi thơ đầy bất hạnh , đắng cay  không được may mắn như bao đứa trẻ khác .  Chú sống trong cái xã hội phong kiến đầy tủi nhục  cùng với sự ghẻ lạnh của họ hàng vak ng cô  . Người cha thì mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì cùng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực . Đau đớn là thế mà Bà cô độc ác luôn gieo rắc những lời cay nghiệt , những hình ảnh xấu của ng mẹ vào trong cái tâm hồn trong sáng , non nớt của bé Hồng .  Dù thế nhưng chú bé vẫn dành những tình cảm yêu thương dồi dào , trong sáng ấy cho người mẹ , luôn khao khát được gặp , đặt một niềm tin mãnh liệt vào mẹ .  Chú luôn muốn đc ở trong vòng tay ấm êm của mẹ , được mẹ vỗ về , yêu thương  , cái ôm ấy xoá tan đi những lời độc ác , cay nghiệt , những hình ảnh xấu của người mẹ thương yêu .  Những biểu hiện , tình cảm của bé hồng thể hiện Tình mẫu tử thiêng liêng , tình yêu trong sáng của đứa con dành cho người mẹ không bao giờ phai . 
 

8 tháng 8 2020

Bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ"là một con người rất giàu tình yêu thương.Nói như vậy là bởi từ nhỏ ,Hồng đã mồ côi cha,người sinh ra em cũng vì túng quẫn mà đành đi tha hương cầu thực.Tóm lại Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân cưỡng ép,không tình thương.Có lẽ,vì thế,mà Hồng rất nhạy cảm khi có ai đó nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình,đặc biệt là mẹ bé.Hồng đã thiệt thòi là thế nhưng cả họ hàng không ai đứng ra bao bọc,bảo vệ em.Đã thế,bà cô hiểm ác lại còn liên tục truyền vào đầu em những ý nghĩ tồi tệ về mẹ bé Hồng.Nhưng với tình mẫu tử thiêng liêng ,Hồng đã sớm nhận ra bà cô đang cố hại mẹ và em:''Lòng tôi thắt lại,nước mắt..................cổ''.Hồng là con,vì thế hơn ai hết Hồng sẽ luôn tin tưởng vào người mẹ và bản chất của bà,nên chắc chắn Hồng sẽ bảo vệ mẹ của em đén cùng:''Đời nào ....................xâm phạm đến''.Chao ôi,chính tình yêu thương ấy đã biến thành nỗi căm hận trong lòng Hồng.Hồng hận những thủ tục,những lời lẽ mà mọi người đã đầy đọa lên mẹ của em.Nhưng đến khi được gặp lại mẹ mình,thì mọi căm hờn đã dần biến mất.Từ xa,em đã thấy bóng người mẹ yêu quý của mình và thốt lên 2 tiếng;''Mẹ ơi'' nghe mà nhói lòng.Đặc biệt là cảm giác sung sướng đến tột độ khi được sà vào lòng mẹ sau bao nhiêu ngày xa cách.Tóm lại Hồng là một đứa con hiếu thảo và rất giàu lòng yêu thương gia đình.