K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2021

đó là do nhân tài và sự đoàn kết đó bạn

NG
27 tháng 10 2023

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, dân tộc Việt Nam phải liên tục đối diện với các thế lực ngoại xâm, nhưng luôn bất khuất chiến đấu để giữ vững độc lập quốc gia. Các cuộc chiến đó là:

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (939-938): Dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân Việt Nam đã đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập dài hạn.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077): Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt đã phản công và đánh bại quân Tống.

- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1257, 1284-1285, 1287-1288): Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo và các vị tướng khác, quân Đại Việt ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406-1427): Quân Minh xâm lược Đại Việt và thiết lập chế độ đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh và phục hồi độc lập.

- Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (đầu thế kỷ XVIII): Dưới sự lãnh đạo của các nhà Trịnh, Đại Việt đã chống lại các đợt xâm lược của quân Xiêm.

Trong những cuộc xâm lược nêu trên, các thế lực ngoại xâm đều có những âm mưu và thủ đoạn riêng:

- Mục đích chiếm đất: Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Do đó, nhiều nước muốn chiếm lĩnh để mở rộng lãnh thổ và tăng cường ảnh hưởng khu vực.

- Thuận tiện cho việc mở rộng thương mại: Việt Nam có nhiều tài nguyên và là điểm trung chuyển thương mại quan trọng. Việc kiểm soát Việt Nam giúp các nước ngoại xâm tăng cường sức mạnh kinh tế.

- Áp đặt văn hóa và tín ngưỡng: Một số nước ngoại xâm cố gắng áp đặt văn hóa, tôn giáo và quan điểm chính trị của mình lên người Việt, nhằm định hình và kiểm soát dân tộc Việt Nam theo ý muốn của họ.

15 tháng 5 2020

a. Nguyên nhân thắng lợi

  • Được nhân dân nhiệt tình ủng hộ
  • Quang Trung, bộ chỉ huy lãnh đạo tài tình

b. Ý nghĩa:

  • Lật đổ các tập đoàn phong kiến  (Nguyễn – Trịnh – Lê)
  • Lập lại thống nhất đất nước (xóa bỏ chia cắt).
  • Đánh đuổi ngoại xâm (Thanh – Xiêm).

* Đánh giá:

- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.

2 tháng 12 2016

1a) nhà Tống

b)tháng 10-1075,Lý thường kiệt chỉ huy

2)nhà Lý :Lý Thường Kiệt

nhà Trần :Trần Hưng Đạo

7 tháng 12 2016

tự đăng tự trả lời

25 tháng 10 2021

A

30 tháng 8 2019

a, Từ xưa đến nay, Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

12 tháng 5 2021

- Hùng Vương: Quốc tổ của người dân Việt Nam khởi sinh ra thời Hồng Bàng với 18 đời vua trị vì.

- Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) : 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.

- Lý Nam Đế(Lý Bí) : thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.

- Ngô Quyền: vị vua đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Ngô.

- Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh): người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.

- Lê Đại Hành (Lê Hoàn) : vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.

- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) : người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

- Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược, người viết ra Nam Quốc Sơn Hà được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

- Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.

- Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) : vị tướng của Nhà Trần và 3 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.

- Lê Thái Tổ (Lê Lợi) : thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Hậu Lê.

- Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê, người viết ra Bình Ngô Đại Cáo được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần hai của Việt Nam.

- Quang Trung (Nguyễn Huệ) : thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê Chiêu Thống – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp tiến gần đến công cuộc thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược lập ra Nhà Tây Sơn.

- Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.

18 tháng 3 2017

b, Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

   - Sửa: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

26 tháng 7 2021

1.Nguyên nhân thắng lợi

+Nhân dân đoàn kết chống giặc

+Sự sáng suốt,nhanh ý,thông minh trong cách đánh giặc của triều đình phong kiến nc ta bấy giờ.

+Kêu gọi nhân dân chống giặc(nhà Hồ đã không kêu gọi đc nhân dân chống giặc---->thất bại)

Ý nghĩa:

+Cho thấy nhân dân ta có truyền thống yêu nước thiết tha,lòng quyết tâm chống mọi kẻ thù xâm lược.

+Khẳng định Việt Nam(Đại Việt lúc bấy giờ)là nc có độc lập,chủ quyền,là nc tự do(đối với các nước phương Đông như:Hán,Nguyên-Mông,..)

26 tháng 7 2021

Nguyên nhân thắng lợi: -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều. -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc. – Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. -Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động

Theo em nguyên nhân thứ hai là quan trọng nhất bởi không có sự đoàn kết dân ta khó lòng đánh đuổi được quân thù. Đoàn kết đã tạo nên sức mạnh để có thể làm nên kì tích.