K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2018

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta, có một vật dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày nhưng lại không để ý nhiều đến nó. Đó chính là cây bút bi. Hôm nay, tòi sẽ giới thiệu với các bạn vật dụng này.

Chúng ta đều mua và sử dụng bút bi như thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc, xuất xứ của nó. Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là Laszlo Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế của Anh Quốc. Từ khi ra đời đến nay, bút bi không ngừng được cải tiến để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với các thương hiệu nổi tiếng như “Ba”, “Hoover", “Xeros” và đặc biệt là thương hiệu “Bic Cristal”. Từ năm 1940. ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi. Bây giờ thì các bạn đã biết ai là người phát minh ra bút bi và được ra đời vào năm nào rồi chứ?

Để hiểu rõ hơn về bút bi, tôi sẽ nói qua về cấu tạo của nó. Nếu cây bút bi của bạn tháo ra được, bạn sẽ thấy được bên trong có một ống ruột. Trong ống ruột có một đoạn mực đặc. Phần dưới đầu bút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,...và nhiều nguyên liệu khác. Loại làm bàng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ. Còn loại kim loại màu có giá thành cao hơn nhưng lại được thay mực và sử dụng lại nhiều lần. Nắp bút hi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong. Bên cạnh đó, bút bi còn có rất nhiều kiểu khác, như là nắp bút xoay,...

Mỗi năm, vào dịp chuẩn bị cho năm học mới, các hãng sản xuất bút bi ớ Việt Nam như “Thiên Long”, “Bến Nghé" lại đưa ra nhiều mẫu mã mới từ đơn giản đến cầu kì để đáp ứng cho người tiêu dùng.

Muốn sử dụng bút bi bền lâu, ta cần phải biết cách sử dụng và bảo quản bút bi. Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40 đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết. Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đầu bi. Vì đầu bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống. Tôi sẽ chỉ cho các bạn một mẹo nhỏ để sử dụng bút bi. Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đến mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

Như chúng ta đều biết, bút bi đã đi vào cuộc sống của ta một cách quen thuộc. Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Chúng ta có thế thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi,... Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi. Ngoài ra. bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo. Gần đây, còn xuất hiện hình xăm bằng bút bi,...

Ý nghĩa của cây bút bi rất quan trọng đối với học sinh chúng ta, chúng ta dường như sử dụng nó mỗi ngày. Bút bi là một vật vô tri, nó không những tạo ra những con chữ đầy ý nghĩa mà còn, nếu chúng ta sử dụng một cách chuyên cần, bút bi sẽ tạo ra những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ "tài hoa" của bút bi, học sinh chúng ta cần phải giữ vở sạch, rèn luyện chữ đẹp, trao đổi kiến thức. Hãy biến bút bi - cây bút vô tri của bạn trở thành một công dụng cần thiết, một trợ thủ đắc lực trong công việc học tập bạn nhé!

 

2 tháng 12 2018

Bút bi có thể được xem là người bạn thân thiết nhất đối với các bạn học sinh. Nó góp phần không nhỏ trong việc dẫn ta đến thành công trên con đường học vấn qua những nét chữ thơm mùi mực trên từng trang giấy.

Không ai biết chính xác thời gian ra đời của bút viết. Chỉ biết rằng khi con người phát minh ra chữ viết thì bút viết cũng từ đó mà có mặt trên đời. Thời xưa, người ta thường dùng lông ngỗng hoặc lông chim để chấm mực viết, tuy nhiên việc này đã gây ra không ít rắc rối. Mãi đến năm 1938, sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhà báo Lazo Biro người Hungary đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.

Bút bi gồm hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút. Phần vỏ bút được làm từ chất liệu nhựa hoặc kim loại, chiếm 80% vẻ đẹp của cây viết. Để thu hút tầm nhìn khách hàng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, phong phú với các kiểu dáng và màu sắc khác nhau, làm tăng thêm tính thẩm mỹ của cây bút. Bộ phận này dùng để chứa các vật nhỏ bên trong như lò xo, ruột bút,… vỏ bút dạng hình ống, có kích thước vừa với cỡ tay mỗi người. Bộ phận thứ hai cũng không kém phần quan trọng là ruột bút, được làm từ nhựa dẻo, có khả năng giữ mực nên gọi là ống mực. Phần đầu ruột có gắn viên bi nhỏ xinh xinh, có đường kính khoảng 0,7 – 1 milimet được coi là ngòi bút. Khi ta viết, viên bi lăn đầy mực ra tạo thành những dòng chữ tròn trịa, thanh thoát. Loại mực dành cho bút này khô rất nhanh. Ngoài ra, đế tạo nên một cây bút bi thì không thể thiếu các vật dụng phụ như lò xo có tác dụng đẩy ngòi viết ra vào, nút bấm, nắp viết…

Bút bi có nhiều loại, có hàng nhập từ nước ngoài (hàng ngoại) hoặc sản xuất trong nước (hàng nội). Có ý kiến cho rằng hàng ngoại tốt hơn hàng nội nhưng trên thực tế thì điều này chưa hoàn toàn đúng. So về mặt giá cả thì hàng ngoại mắc hơn nhưng nếu xét về dung tích mực hoặc độ bền thì cả hai đều như nhau. Vì vậy, các bạn học sinh yêu thích hàng nội và dùng nhiều hơn. Mực bút bi rất đa dạng, có nhiều màu như xanh, đỏ, đen, tím,… các loại bút bi phổ biến là bút bấm, bút có nắp, bút xoay thân… Trên thị trường ngày nay có loại viết bi nhiều ruột, mỗi ruột là một màu, rất tiện cho người tiêu dùng.

Để bảo quản một cây bút bi cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên có nhiều người không biết cách bảo quản nên bút dễ hư hỏng. Muốn bút giữ được độ bền thì sau khi viết ta nên đóng nắp hoặc bấm nút để ngòi thụt vào trong, tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống thì ngòi bút không bị hư. Nấu bút bị khô mực thì ta bỏ vào nước ấm trong 15 phút, sau đó lấy ra và tiếp tục dùng. Tóm lại bút dùng được lâu hay không là tùy vào cách bảo quản của người sử dụng như câu nói “của bền tại người”.
Bút bi rất có ích cho con người vi nó nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mang đi mọi nơi mà vẫn tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút. Mặc khác bút còn có một đặc điểm nhỏ mà ít ai để ý là có thể biến những cây bút bi thành món quà nhỏ nhỏ xinh xinh, dễ thương, vô cùng ý nghĩa để tặng thầy cô, bạn bè hoặc người thân và so với thời xưa khi ta còn dùng viết mực chấm thì bút bi bây giờ là một bước tiến đáng kể.

Bút bi rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Bút bi đã làm thay đổi lịch sử về chữ viết loài người. Và nó sẽ mãi là người bạn nhỏ đồng hành với con người cả hôm nay và mai sau.

28 tháng 2 2021

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.

Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

Tham khảo:

Bài văn thuyết minh về cục tẩy:

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.

Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

Chúc bạn học tốt!#Yuii

12 tháng 9 2023

mình tham khảo nha

Năm học mới sắp đến, em cần sắm sửa đồ dùng học tập. Cuối tuần, mẹ đã đưa em đi hiệu sách. Em đã mua được nhiều món đồ. Nhưng em thích nhất là chiếc thước kẻ. Nó được làm bằng nhựa dẻo trong suốt. Thước có chiều dài là ba mươi xăng-ti-mét. Còn chiều ngang là năm xăng-ti-mét. Mặt thước có các vạch đo đơn vị màu đen. Phía góc trái của thước in hình những bông hoa đào nhỏ rất đẹp. Chiếc thước khá nhỏ gọn. Em dùng thước kẻ để vẽ tranh, kẻ bài. Em sẽ giữ gìn chiếc thước thật cẩn thận.

 

27 tháng 9 2023
Mặc dù nhỏ gọn, cây bút chì ngắn vẫn mang trong mình sức mạnh để biến những ý tưởng trừu tượng thành những dòng chữ thực tế trên giấy. Nó là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.văn hơi ngắn
24 tháng 5 2016

Tỉ số giữa số tiền của em và số tiền của chị là:

           1/7 : 1/6=6/7

Tổng số phần bằng nhau là: 

            6+7=13 phần

Số tiền chị dùng để mua đò dùng học tập là :

            52000 : 13 = 4000

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 11 2023

Xem trước bài học:

Bước 1: Lấy sách.

Bước 2: Đọc bài.

Bước 3: Trả lời câu hỏi sau mỗi bài.

Chuẩn bị đồ dùng học tập:

Bước 1: Lấy đồ dùng học tập.

Bước 2: Cho đồ dùng học tập vào hộp bút.

Bước 3: Cho đồ dùng học tập vào cặp sách.

Soạn sách vở theo thời khóa biểu:

Bước 1: Xem thời khóa biểu.

Bước 2: Lấy sách, vở theo thời khóa biểu.

Bước 3: Cho sách, vở vào cặp sách.

15 tháng 9 2023

- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền.

- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.

- Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc

- Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ

-         “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.

- Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

- Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.

- Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.

- Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”

- Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.

31 tháng 7 2018

Đáp án C

15 tháng 6 2021

C nhá bạn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:

- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.

+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.

- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.

+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.

+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

21 tháng 12 2018

Nhà em có một cây đèn. Đó là cây đèn mà bố em đã mua về dành riêng cho em học tập.

Đế đèn là một khối thủy tinh hình tròn, màu xanh lớn, dày dặn giúp cho cây đèn luôn dứng vững trên bàn. Trên mặt đế có một nút bấm nhỏ để tắt mở đèn. Từ giữa đế mọc lên một thân đèn cao chừng ba mươi centimet, làm bằng thép không gỉ. Ống thép đứng thẳng, bên trong ruột rỗng có lồng dây điện. Trên đầu ống có gắn một đoạn ống kim loại nhỏ hơn. Ống nhỏ này nằm nghiêng. Phía đầu ống nhỏ là một đui đèn bằng nhựa màu nâu và một bóng đèn tròn 25 oát (bạn có thể thay bằng bóng đèn chữ U để tiết kiệm điện). Bao quanh bóng đèn là chiếc chao đèn hình nón cụt làm bằng nhựa màu vàng.

Chiếc đèn bàn quả là tiện lợi. Em luôn cắm sẵn dây vào ổ diện nên mỗi khi ngồi học vào bàn, em chỉ cần đưa tay bấm nhẹ một cái là bàn học đã sáng trưng.

21 tháng 12 2018

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng  – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến  bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế  bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách  bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

Thuyết minh về chiếc bàn học của em – Bài làm 2

Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta.

Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa.

Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc – ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn góc, kéo hẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên. Không những thế, bạn cò giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc.

Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ ngĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!

Trải qua đã bao năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.



 

7 tháng 5 2021

Mua 2 hộp bút và 2 quyển vở cùng 1 cái cặp