K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2021

Em sẽ nói lời chào thân thiện khi gặp bạn bè

15 tháng 4 2016

Cách suy luận của em như vậy là đúng rồi.

Nếu cảm ứng từ tạo với pháp tuyến khung dây 1 góc 300 thì ta lấy \(\varphi = \pm\dfrac{\pi}{6}\)

Thông thường, các bài toán dạng này thì người ta sẽ hỏi theo hướng ngược lại, là biết \(\varphi\) rồi tìm góc tạo bởi giữa véc tơ \(\vec{B}\) với véc tơ pháp tuyến \(\vec{n}\), như thế chỉ có 1 đáp án duy nhất.

V
violet
Giáo viên
15 tháng 4 2016

Nếu cảm ứng từ cách pháp tuyến của khung góc 30 độ  thì lấy phi = +- pi/6 thôi.

Xin chào !!! em tên là Linh .Em rất thích chương trình tiếng anh 123 giúp em tốt hơn về khả năng nói và đọc ,nghe  .Em được học những bài học rất bổ ích nó khiến em chở nên học tốt hơn với các thầy Nick Veinot cô Renee Myers ,Vũ MInh thương,... còn cô giáo có nick giaovien3.tienganh123 luôn hỗ trợ khi em không biết làm bài hay giải cách đọc .Em rất quý các thầy cô!!! Em cảm ơn người đã sản xuất...
Đọc tiếp

Xin chào !!! em tên là Linh .Em rất thích chương trình tiếng anh 123 giúp em tốt hơn về khả năng nói và đọc ,nghe  .Em được học những bài học rất bổ ích nó khiến em chở nên học tốt hơn với các thầy Nick Veinot cô Renee Myers ,Vũ MInh thương,... còn cô giáo có nick giaovien3.tienganh123 luôn hỗ trợ khi em không biết làm bài hay giải cách đọc .Em rất quý các thầy cô!!! Em cảm ơn người đã sản xuất ra Tiếng Anh 123 cảm ơn nhiều lắm !!!Tiếng anh 123 đã giúp em được những bông hoa điểm 10 nghững lời khen của thấy cô trên lớp và các bạn em tự hào lắm . Em cũng đã giới thiệu chương chình này với thấy cô và bạn bè cách em học tập để giỏi môn tiếng anh thê nên mọi người đều xin bố mé cho mua thẻ để học em sẽ loan tin cho tất cả mọi người biết để học hỏi trong Tiếng Anh 123.Em yêu tiếng anh 123 lắm.Cảm ơn chúc các thầy cố có sức khỏe tốt để giúp chúng em học những bài học bổ ích hơn.Em tự hào vì là 1 học sinh của tiếng Anh 123

5

me too

You can send my good words to teachers you and I also study in the same program

7 tháng 11 2017
  1. ồ vậy sao ??
     
31 tháng 7 2016

vs lại cho em hỏi thầy Phynit là sao cô violet hôm nay k on

31 tháng 7 2016

Cảm ơn em, để thầy xem lại nhé.

10 tháng 3 2016

Đây là vấn đề mà đã gây ra nhiều tranh cãi, là vấn đề nhạy cảm chắc sẽ ko thi đâu haha

Mà nếu đề thi có hỏi quang phổ mặt trời thu được ở trên mặt đất là gì thì mình chọn là quang phổ vạch hấp thụ, là quang phổ của khí quyển xung quanh mặt trời em nhé. Trong SGK có viết: Nhờ có việc phân tích quang phổ hấp thụ của Mặt Trời mà người ta phát hiện hêli ở trên Mặt Trời, trước khi tìm thấy nó ở Trái Đất. 
Như vậy có thể hiểu là quang phổ của Mặt Trời là quang phổ liên tục nhưng đó tính là quang phổ tại mặt trời, còn quang phổ của nó khi con người phân tích thì là ở trên Trái Đất, và khi đó thì là quang phổ vạch hấp thụ.

10 tháng 3 2016

hớ

20 tháng 7 2016

vậy cô cho em hỏi cô có biết thầy phynit ko ạ

thầy ấy có thể giúp cô 

20 tháng 7 2016

E đưa link của thầy ấy cho cô đcj ko cô mới đawng ký

Với tôi thầy đã chắp cánh tuổi thơ sớm chiều, dù năm tháng dần trôi qua, thầy cô như những người cha mẹ hiền..”.Một chút bồi hồi,bâng khuâng,xao xuyến trong tôi dâng trào khi lời ca ấy được cất lên dịu dàng du dương trong tiết trời hơi se lạnh cuối thu. Đó là những lời ca quen thuộc, trong sáng, đầm ấm và cũng là những lời từ tận đáy lòng của học sinh chúng tôi viết lên nhân...
Đọc tiếp

Với tôi thầy đã chắp cánh tuổi thơ sớm chiều, dù năm tháng dần trôi qua, thầy cô như những người cha mẹ hiền..”.Một chút bồi hồi,bâng khuâng,xao xuyến trong tôi dâng trào khi lời ca ấy được cất lên dịu dàng du dương trong tiết trời hơi se lạnh cuối thu. Đó là những lời ca quen thuộc, trong sáng, đầm ấm và cũng là những lời từ tận đáy lòng của học sinh chúng tôi viết lên nhân ngày “ Nhà Giáo Việt Nam 20/11” Thầy cô – Tiếng gọi thiêng liêng cao quý đối với mỗi người học sinh.Những người thầy, người cô – những con người tần tảo sớm khuya đưa những chuyến đò chở những “ hành khách” đặc biệt tới bến bờ tương lai tươi sáng. “ Thầy cô là những chuyến đò Chở em đến những bến bờ tương lai” Thầy cô là những người cha,người mẹ thứ hai đang dạy cho những đứa con yêu quý của mình bài học làm người,cho chúng những hành trang vững vàng,chắp cánh cho chúng để một ngày chúng có thể tự tung bay trên bầy trời trong xanh rộng lớn.Thầy cô là ngọn đuốc khai sáng con đường tri thức và thầy cô nắm chặt bàn tay bé nhỏ của những đứa con yêu của mình dịu dàng,ân cần dìu dắt chúng tới tận cuối con đường.Nhà thơ Bùi Đăng Sinh đã từng viết: “Đồi cao thắm sắc ti gôn Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người” Đúng vậy, thầy cô không chỉ cho ta kiến thức mà thầy cô còn dạy cho ta cách làm người,dạy ta cách sống,cách đối xử tốt đẹp với tất cả mọi người.Thầy cô đã trồng và ươm mầm những nhân cách tốt đẹp của con người và chăm sóc, nuôi nấng nó lớn lên từng ngày,từng tháng và rồi mai sau nó sẽ lớn,trở nên đẹp đẽ vô cùng. Công ơn thầy cô đối với chúng ta bao la như trời bể. Cái nghề giáo đâu phải ai cũng làm được.Có mấy ai có thể kiên nhẫn cầm tay một đứa trẻ kiên trì dạy chúng viết những con chữ đầu tiên trong đời.Có mấy ai có thể ngồi hàng giờ để hướng dẫn một đứa trẻ đọc tròn câu chữ.Có mấy ai có thể thức trắng khuya để hoàn thành giáo án cho buổi dạy hôm sau.Có mấy ai trên đời này có thể làm được những điều cao cả đó nếu không có tình yêu nghề tha thiết.Thầy cô đã dạy chúng ta bằng cả tấm lòng và tình yêu thương vô bờ,cả những tri thức cả đời của mình. Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim,đau xót biết chừng nào,làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Ngày 20-11 – ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam đã sắp đến, chúng em- những người học trò,những người mang ơn cô thầy chỉ biết dành những lời cảm ơn nho nhỏ để cảm ơn nhữn gì mà thầy cô đã dành cho chúng em bao năm học qua. Cảm ơn thầy cô – những con người tuyệt vời, những tấm gương mẫu mực và chu đáo để chúng em noi theo. Cảm ơn thầy cô –những người đã cho chúng em những kiến thức vững vàng để tiên bước vào đời. Cảm ơn thầy cô – những người cha, người mẹ thứ hai luôn chăm sóc, lo nghĩ cho những đứa con của mình. Cảm ơn thầy cô- những người luôn đứng sau cổ vũ, động viên chúng em bước tới ước mơ của mình. Cảm ơn thầy cô- những người luôn quan tâm, lo lắng,giúp chúng em kiên cường đứng dậy sau những vấp ngã của cuộc đời. Cảm ơn thầy cô- những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền giáo dục nước nhà. Và cuối cùng,cám ơn thầy cô vì đã chọn trở thành … một người thầy!

0
18 tháng 11 2016

Ôi :( tui bị cảm, mai lại phải làm lễ dâng hoa, mệt quá :(

18 tháng 11 2016

đang dâng hoa cái ho kkkkk

29 tháng 6 2016

Bước 1 : Xác định luận điểm chính xác, minh bạch

Xác định luận điểm thực chất là một quá trình vận động của tư duy qua đó làm nảy sinh hoặc tái hiện trong đầu những phán đoán, những tư tưởng, những ý kiến liên quan trực tiếp tới luận đề do chính đề bài gợi ra.

Trong quá trình xây dựng lập luận, việc xác định các luận điểm chính là việc xác định các kết luận cho lập luận. Những kết luận này có thể xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều vị trí khác nhau trong bài.

Đó là những ý kiến xác định được bảo vệ và chứng minh trong bài văn nghị luận. Việc xác định các luận điểm một cách chính xác, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng.

Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc tòa nhà, như xương sống của cơ thể con người.

Khi xác định luận điểm cho bài văn nghị luận, người viết phải lưu ý đến những yêu cầu của một luận điểm. Đó là luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe.

Đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn.

Tập trung là các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. Mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất.

Luận điểm của bài văn nghị luận còn cần có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống.

Để xác định luận điểm, người viết có thể vận dụng một số biện pháp như: Xác định luận điểm từ việc khai thác những dữ liệu của đề bài; xác định luận điểm bằng cách đặt câu hỏi; xác định luận điểm dựa vào cách thức nghị luận; xác định luận điểm từ những ý tưởng bất ngờ...

Việc trình bày, luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề lại vừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.

Chẳng hạn: Từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm này vừa tự nhiên, hợp lí, vừa gợi ra được nhiều suy nghĩ);

Kể một câu chuyện rồi từ đó nêu luận điểm (làm cho luận điểm được nêu ra có lí do, ngọn nguồn, có phương hướng để chứng minh, trong đó, phần trước là sự thực, phần sau là kết luận, theo lí mà thành chương bài, không hề khiên cưỡng);

Từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm như vậy tỏ ra chắc chắn, mạnh mẽ, tự nhiên);

Từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm (vừa làm cho sự xuất hiện của luận điểm có bối cảnh của nó, lại vừa làm cho luận điểm này có được ý nghĩa hiện thực, nhờ đó mà luận điểm nêu ra được nhấn mạnh ở mức độ cao hơn), …

Bước 2: Tìm các luận cứ thuyết phục

Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luân cứ có sức thuyết phục cao.

Luận cứ chính là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. Muốn có luận cứ để sử dụng thì người làm văn nghị luận phải tích lũy, phải chuẩn bị cho mình một vốn luận cứ giàu có, đa dạng.

Đó là: Các sự thật lịch sử và đời sống, bao gồm các sự kiện lịch sử, cuộc đời các nhân vật kiệt xuất, các nhà văn hóa của dân tộc và của thế giới, những nhà phát minh vĩ đại, các sự kiện đời sống được nhiều người biết,…

Các tư tưởng, lý luận của những nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Các Mác, Hồ Chí Minh,…

Các số liệu khoa học được công bố trên các báo, tạp chí về dân số, về số lượng HS trong cả nước, về thu nhập quốc dân, về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật,… Các định lý, định luật khoa học,…

Các câu tục ngữ, thành ngữ, cách ngôn,… kết tinh trí tuệ của dân gian và nhân loại, … Khi phân tích, bình luận tác phẩm văn học thì các câu thơ, câu văn, các hình ảnh, chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm là luận cứ không thể thiếu. Việc học thuộc lòng các câu thơ, câu văn sẽ tạo thành một cái vốn quan trọng đối với người viết văn nghị luận.

Muốn lập luận thuyết phục, người viết phải biết lựa chọn luận cứ. Theo SGK Ngữ văn 10 (nâng cao) thì luận cứ phải được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm.

Chẳng hạn: muốn bình bài thơ hay, cần chọn được bài thơ hay, câu thơ hay. Muốn bàn về vấn đề tự học, cần biết về các tấm gương tự học thành đạt.

Thứ hai, luận cứ phải xác thực. Khi nêu luận cứ, người viết cần biết chính xác về nguồn gốc, các số liệu, các sự kiện, tiểu sử nhân vật,… Biết không chắc chắn thì chưa vội sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ.

Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu. Nếu nhà thơ có nhiều câu thơ hay thì chọn câu thơ tiêu biểu cho phong cách độc đáo của nhà thơ ấy. Nếu chọn chi tiết về nhân vật thì chọn chi tiết tiêu biểu nhất cho tính cách của nhân vật ấy.

Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm. Nếu muốn chứng minh nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước thì cần lấy luận cứ từ thực tế cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, trong quá khứ và trong hiện tại, trong hiện tại, trong thời chiến cũng như trong thời bình.

Cuối cùng, luận cứ cần phải mới mẻ. Những luận cứ mà người đi trước đã sử dụng thì không nên dùng lại, nếu muốn dùng thì cố gắng khai thác khía cạnh nội dung mới của nó.

Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận, người viết cần lưu ý: Trước hết phải giới thiệu luận cứ, có trường hợp cần chỉ ra nguồn gốc của luận cứ (chẳng hạn số liệu lấy ở đâu, câu thơ của ai, ở tác phẩm nào).

Cần trích dẫn chính xác. Nhớ nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp. Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật. Cần sử dụng thao tác lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí

Trong văn nghị luận, luận chứng bày tỏ mối quan hệ logic giữa luận cứ và luận điểm, là sợi dây liên kết luận điểm, luận cứ, khiến cho ba yếu tố của bài văn nghị luận trở thành một bài văn hoàn chỉnh, hài hòa.

Luận chứng còn là biểu hiện ý thức tự biện mạnh mẽ và đào sâu của văn nghị luận. Tính thuyết phục của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiều vào cách luận chứng. Vì vậy, để lập luận thuyết phục và chặt chẽ, người lập luận còn phải biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.

Ở bậc THCS, HS đã được học một số thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. Đến bậc THPT, các em được củng cố thêm về thao tác lập luận phân tích và được học thêm những thao tác lập luận khác như: so sánh, bác bỏ, bình luận. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt các thao tác lập luận mà HS được học trong chương trình Làm văn bậc THPT.