K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2019

Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:

“Học thầy không tày học bạn’’

Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh của mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết quả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật... thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.

Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỉ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội...

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:

“Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 - 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.

“Trọng thầy mới được làm thầy”

Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.



11 tháng 1 2019

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng. Vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạnh đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, hai câu trên có mâu thuẫn với nhau hay không? Chúng ta cùng bàn luận để có cách nhìn nhận đúng đắn về ý nghĩa của hai câu tục ngữ này.

Nếu mới đọc qua, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau.

Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Vậy nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này thế nào cho đúng?

Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao của người thầy quả là không nhỏ.

Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy, trò phải hết sức nỗ lực trong học tập thì mới mong đạt được kết quả khả quan. Như vậy, những cố gắng của học sinh cũng góp phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ thiên lệch.

Vai trò người thầy quan trọng như vậy mà lại có ý kiến cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày có nghĩa là không bằng), liệu có rơi vào sự đánh giá thiên lệch khác chăng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của bạn bè đối với sự hiểu biết và tiến bộ của mỗi người. Nghệ thuật dân gian trong câu tục ngữ này là dùng cách nói quá để khẳng định điều muốn nói. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè. Lúc bạn tận tình hướng dẫn cho mình thì bạn cũng đã đồng vai trò người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

Thực tế cho thấy bạn bè tốt hỗ trợ nhau rất nhiều trong học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp của mỗi người. Bạn bè cùng trang lứa có sự thông cảm, gần gũi nên việc tiếp thu cũng dễ dàng hơn.

Vậy nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào?

Mỗi học sinh phải chăm chỉ học tập, cố gắng tiếp thu những kiến thức do thầy truyền đạt, kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Kính trọng thầy thực sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ điều gì, ta mạnh dạn hỏi bạn bè, tránh thái độ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học cả tác phong, đạo đức để trở thành con người toàn diện, hữu ích cho xã hội.

Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Cách học tốt nhất ngày nay là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học ở thực tế đời sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn học tập. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối, vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.
7 tháng 8 2017

Với đề như trên ,bn có thể nêu một số ý như sau để làm thành đoạn văn ngắn nhé :

Nhân vật người em trong câu chuyện '' Bức tranh của em gái tôi '' là cô bé Kiều Phương, qua lời kể của người anh thì cô bé được hiện lên với :

- Là một cô bé đẹp đẽ, nhân hậu và rất gần gũi
- Là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ đáng yêu đó (cô bé không những vui vẻ chấp nhận mà còn để xưng hô với bạn bè). ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương - Mèo rât nhiều trong cuộc sống.
- Có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ,... là một điều phiền toái) ....
- Tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả là tấm lòng nhân hậu, trong sáng: mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá và còn ganh tị với cô nhưng đối với cô bé "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất( biểu hiện rõ nhất là mời anh cùng đi nhận giải và xem bức tranh cô bé vẽ rất đẹp về người anh ,làm thay đổi quan điểm của người anh về cô ...)

~ Chúc bn học tốt!~

7 tháng 8 2017

cam on ban nhung ban tra loi som qua ! Luc ban tra loi thi mk di hoc mat rui ! co giao mk chua bai rui ! Mk vua chi moi biet cau tra loi cua ban thui ! Sorry nha !

11 tháng 2 2019

Phần mở bài trực tiếp : ( lấy cái này tham khảo thui nha tự nghĩ chắc không hay đâu ... )

                                                       " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

      Câu tục ngữ trên mang một triết lí nhân văn sâu xa. Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

31 tháng 1 2018

"Sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. Chỉ có "cháo bẹ rau măng", chỉ có "bàn đá chông chênh" mà vẫn sang. Sang vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại.

31 tháng 1 2018

Câu cuối giúp ta càng hiểu được rằng ở đây sử dụng từ sang không phải là sung sướng, giàu sang mà nói đến lối sống thanh cao hoà nhập gắn bó với thiên nhiên, lo nghĩ cho cảnh dân, vận nuớc của vị lãnh tụ vĩ đại. Cuộc sống đó đối với Bác " là đẹp là sang "

21 tháng 3 2017

viết bài văn ak

8 tháng 5 2017

* Giống: chung 1 luận đề ( nội dung của vấn đề ), đều cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.

* Khác:

-Giải thích:

+ vấn đề ( giả thiết ) là chưa rõ

+ sử dụng lí lẽ là chủ yếu

+ phải làm rõ bản chất của vấn đề.

- Chứng minh:

+ vấn đề ( giả thiết ) đã rõ

+ sử dụng dẫn chứng là chủ yếu

+ phải làm rõ sự đúng đắn của vấn đề.

vui

18 tháng 1 2018

1a: Khi khó khăn đói rách mà có ai tỏ lòng thương cảm,cho mình lót dạ một miếng thì đã thấy cảm động lắm thay .
Khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ < dù chỉ là tài sản nhỏ xíu > .Ý bóng ý thực cũng đều hay cả,khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn .
Câu này cũng gần giống như câu được mùa chớ phụ ngô khoai ,đến khi thất bát lấy ai bạn cùng vậy -tư tưởng giáo dục con người ta phải biết trân trọng sự giúp đỡ khi khó khăn,mang ơn sâu nghĩa nặng những ai đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh gian nan bạn ạ .

18 tháng 1 2018

a)Khi người lâm vào hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn như bị thiên tai bão lũ chẳng hạn , giúp đỡ nhau khi đó tuy rất ít nhưng giá trị bằng rất nhiều khi bình thường.

cam nghĩ: cau c

"Người ta là hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
Nhìn những hạt đất tuy xấu xí nhưng nó lại là nguồn sống của vạn vật, mang lại màu xanh cho thế giới, chẳng thế mà người ta đã gọi là "Đất Mẹ".
Đất cao quý, quan trọng như thế thì hoa đất lại càng đẹp hơn cả. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ.
ĐỌc câu tục ngữ này ta thấy thêm yêu quý giá trị của con người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của mình.
Mình chỉ trình bày sơ qua những hiểu biết của mình về câu tục ngữ này, mong có thể giúp bạn hiểu hơn về nó.
Chúc bạn vui

16 tháng 5 2016

thương người như thể thương thân và lá lành đùm lá rách 

16 tháng 5 2016

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 2 2021

Bạn​ tham khảo

Trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.Đó là ngoại hình của Dế Mèn nhưng bên cạnh đó, Dế Mèn cũng đồng thời cho thấy sự chưa hoàn thiện về tính cách, nhận thức và hành động của tuổi mới lớn. Đó là tính kiêu căng, tự phụ về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, xem thường người khác và hay chọc ghẹo mọi người. Và điều khiến mọi người không hài lòng về Dế Mèn nhất đó là đã gây ra cái chết cho Dế Choắt, đó là điều không thể tha thứ. Nhưng đến cuối văn bản, Dế Mèn đã phần nào lấy lại được cảm tình của người đọc vì ăn năn trước tội lỗi của mình. Tóm lại, con người Dế Mèn vừa có nét đẹp, vừa có nét chưa đẹp, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.

7 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Truyện ngắn "Bài học về đường đời đầu tiên" của tác giả Tô Hoài đã đem đến cho bạn đọc một nhât vật Dế Mèn với một ngoài hình hết sức thu hút nhưng lại có những tính cách ngỗ ngược. Ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm, nhà văn Tô Hoài đã đi vào đặc tả ngoại hình của Dế Mèn "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Chỉ vài dòng ấy thôi đã cho người đọc thấy một ngoại hình hết sức cường tráng và khỏe mạnh của chú. Đó có lẽ là một ngoại hình mà rất nhiều đấng nam nhi mơ ước. Hơn thế nữa, nhà văn còn sử dụng hàng loạt những tính từ để miêu tả tính cách của Dế Mèn "tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình". Phải công nhận rằng, tự tin là tốt nhưng tị tin khác với tị tin thái quá. Và Dế Mèn là một chú Dế như vậy. Chính bởi bản tính ấy mà đã khiến Dế Choắt bị cướp đi sinh mạng. Và cũng bởi chính tính cách ấy mà Dế Mèn một bài học quý giá cho bản thân mình. Qua nhân vật này, chúng ta cũng đã học hỏi được rất nhiều điều. Đó là phải ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt hơn, đó là không được hống hách, ngạo mạn và đừng bao giờ coi thường người khác.

7 tháng 1 2018

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

7 tháng 1 2018

3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

5.Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).