K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2019
Thời gian Phong trào đấu tranh Mục đích Địa điểm Lãnh tụ Kết quả
1840-1842 Kháng chiến chống Anh xâm lược Chống thực dân Anh Quảng Tây Lâm Tắc Tử (phong kiến) Thất bại
1851-1864 Phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc Chống các đế quốc xâu xé Trung Quốc Miền Nam Hồng Tú Toàn (nông dân) Thất bại
1898 Cải cách Duy Tân Cải cách chính trị Cả nước Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (nho sĩ) Thất bại
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Phong trào Nghĩa Hoàn đoàn Chống đế quốc, phong kiến Bắc Kinh Phong trào của nông dân Thất bại
1911 Cách mạng Tân Hợi Chống phong kiến Cả nước Tôn Trung Sơn Thành lập Nhà nước Cộng hòa - Trung Hoa dân quốc
12 tháng 6 2021

Tham Khảo !

* Niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911:

12 tháng 6 2021

tk ạ:

11 tháng 3 2016

* Khái quát phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trước và trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Nguồn gốc chủ yếu của giai cấp công nhân là từ nông dân bị phá sản. Số lượng công nhân không ngừng tăng lên.

+ Trước chiến tranh có khoảng 10 vạn người (1914) với khoảng 5 vạn công nhân chuyên nghiệp. Trong những năm chiến tranh công nhân Việt Nam không ngừng phát triển thêm về số lượng.

- Quá trình đấu tranh của công nhân:

+ Trước chiến tranh: Cả nước có 61 cuộc đấu tranh công nhân với các hình thức bỏ việc, phá giao kèo, đánh bại bọn cai lí, đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của toàn bộ công nhân viên chức của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương ở Hà Nội (1905); cuộc bãi công của xưởng sửa chứ tàu Ba Son (1912); công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng – 7-1914).

+ Trong chiến tranh: Các cuộc đấu tranh của công nhân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (2-1916); cuộc khởi nghĩa của công nhân mỏ than Phấn Mễ - Na Lương (1917) do Đội  Cấn lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa của 700 công nhân mỏ than Hà Tu (1918).

- Ý nghĩa:

+ Phong trào công nhân Việt Nam trước và trong thời  kì Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tiếp nối của phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XX.

+ Tuy còn mang tính tự phát song đây là phong trào đấu tranh của một lực lượng xã hội mới, đang trưởng thành nhanh chóng ở Việt nam.

* Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp, vỉ:

- Giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

- Công nhân Việt Nam phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị tư bản Pháp áp bức, bóc lột nặng nề, giá lao động rẻ mạt, đời sống khó khăn.

- Thời kì trước và trong chiến tranh phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát, sau chiến tranh công nhân bắt đầu tiếp nhận chủ nghĩa Mác –Leenin và chuyển dần sang đấu tranh tự giác.

14 tháng 9 2018

Đáp án D

Từ năm 1919 đến năm 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

Chọn: D

Chú ý:

Các đáp án A, B, C: thuộc phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản

22 tháng 7 2019

Đáp án D

Từ năm 1919 đến năm 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

Chọn: D

Chú ý:

Các đáp án A, B, C: thuộc phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản

19 tháng 1 2022

A

14 tháng 3 2016

* Khái quát quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884:

- Ngày 1-9-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Triều đỉnh cử Nguyễn Tri Phương vào làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Dưới sự chỉ huy của ông, suốt 5 tháng, giặc bị giam chân tại chỗ, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại, buộc chúng phải thay đổi kế hoạch.

- Tháng 2-1859, Pháp kéo quân vào tấn công Gia Định. Đến năm 1867, Pháp chiếm gọn 6 tình Nam Kì. Trái ngược với sự chiến đấu yếu ớt, thiếu kiên quyết của triều đình, nhân dân Nam Kì đã nêu cao ngọn cờ chống giặc cứu nước. Các đội quân nông dân do các văn thân, sĩ phu yêu nước đứng đầu xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động mạnh làm cho giặc Pháp vô cùng khốn đốn. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và chiến công của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm cỏ Đông (12-1861). Tuy nhiên, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và ra lệnh lui binh, giải tán phong trào kháng chiến ở Nam Kì.

- Mặc dù vậy, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Nhân dân Nam Kì đã đẩy mạnh thêm một bước cuộc chiến đấu chống Pháp. Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận (Trung Kì) xây dựng cơ sở chống giặc lâu dài. Một số bám đất, bám dân quyết liệt chống lại kẻ thù như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...; cũng có người đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu như Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Phan Văn Trị...

- Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Kì, Pháp hai lần tấn công ra Bắc Kì vào các năm 1873 và 1882-1883. Cuộc chiến đấu của triều đình nhanh chóng tan rã. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đã tự tổ chức kháng chiến, kiên quyết chống trả địch. Tiêu biểu là chiến thắng trong hai trận Cầu Giấy (1873 và 1883) làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, giặc Pháp hoang mang. Nhưng, nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng triều đình với Pháp. Đó là cơ sở để Pháp tiếp tục gây áp lực, buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884) sau khi chiếm được Thuận An.

- Triều đình đầu hàng, nhưng phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển sang một giai đoạn mới.

* Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp thời kì này:

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.

- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.

- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.

24 tháng 1 2017

hay