K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2019


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh


II. Thân bài
1. Vị trí địa lí và diện tích

a. Vị trí địa lí

  • Trung tâm quận Hoàn Kiếm
  • Tả ngạn song hồng
  • Phía Đông Bắc: Đinh Tiên Hoàng
  • Phía Nam: Hàng Khay
  • Phía Tây: Lê Thái Tổ

b. Diện tích
Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
2. Tên gọi

  • LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
  • THỦY QUÂN: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
  • HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
  • TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.

3. Lịch sử

  • Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
  • Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa
  • Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi
  • Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội

4. Vẻ đẹp của Hồ

  • Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
  • Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
  • Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc

5. Các công trình gắn liền với hồ

  • THÁP RÙA
  • ĐỀN NGỌC SƠN
  • ĐỀN BÀ KIỆU (Thiên Tiên điện)
  • TƯỢNG ĐÀI CẢM TỬ
  • CHÙA BÁO ÂN- THÁP HÒA PHONG
  • TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ

6. Vai trò của hồ

  • Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
  • Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
  • Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
  • Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc


III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm

2 tháng 2 2019

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

2 tháng 2 2019

Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ
Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay.​
Hồ Hoàn Kiếm, hay còn thường được gọi là Hồ Gươm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Để rồi, bùng mình ngay giữa trung tâm phồn hoa, nhộn nhịp, Hồ Gươm trở thành một thắng cảnh tự hào của người Hà Nội – một lẵng hoa giữa lòng thủ đô.
Hồ đã có từ rất lâu, từ cái thuở song Cái còn nằm sâu trong lòng đất vài nghìn năm trước. Vào thời gian đó, hiện tượng song lệch dòng rất thường hay xảy ra. Sông Hồng cũng chuyển hướng chảy qua các phố mà ngày nay thường thấy như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt…rồi hình thành các phân lưu. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Ban đầu, hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được gọi vào khoảng thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết rùa thần đòi gươm. Tương truyền lại rằng, trong cuộc chiến chống quân Minh (1417 – 1427), khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông tình cờ bắt được thanh gươm có niên hiệu là Thuận Thiên. Gươm này đã theo ông suốt mười năm trinh chiến, giành lại nền độc lập. Lên ngôi vua đầu năm 1428, Lê Lợi – bấy giờ là vua Lê Thái Tổ trong một lần đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào thì rùa liền ngậm gươm mà lăn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa đến đòi gươm nên hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Có thời gian vào khoảng cuối thể kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Hồ Hữu Vọng sau này bị Tây lấp mất còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm mà giờ được phổ biến với tên gọi Hồ Gươm.
Cách đây 6 thế kỉ, dựa vào bản đồ thời Hồng Đức, Hồ Hoàn Kiếm gồm hai phần chạu từ phố nơi song Hồng chảy qua tới phố Hàng Chuối nối tiếp với nhánh chính của sông Hồng. Ngày nay, Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài, Hàng Khay,…
Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. Nhờ vị trí thuận lợi, lại nằm chính giữa trung tâm thành phố nên dù không phải là hồ lớn nhất song Hồ Gươm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong du lịch, đời sống và sinh hoạt văn hóa thủ đô. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc,…
Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886. Nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa (Quy Sơn), tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng đầu có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tầng ba chỉ có một cửa hình vòm. Tháp Rùa ngoài giá trị là một công trình thẩm mỹ còn là nơi cho rùa phơi nắng và đẻ trứng. Đặc biệt hơn, đây là loài rùa lớn sống trong Hồ Gươm, hiếm khi nổi lên mặt nước. Tương truyền rằng hễ thấy rùa nổi lên thì tức là liên quan đến việc quốc gia đại sự. Năm 2011, loài rùa này được biết chỉ còn một cá thể sống sót, được gọi là Cụ Rùa đã được trục vớt và chữa trị vết thương. Rùa Hồ Gươm thuộc diện động vật quý hiếm đang được Nhà nước bảo vệ.
Hồ Gươm có hai đảo nhỏ, ngoài Quy Sơn thì đảo còn lại là đảo Ngọc – nơi được biết là vị trí tọa lạc của đền Ngọc Sơn. Đền nằm ở phía Bắc hồ, xưa kia có tên là Tượng Nhĩ, nghĩa tức tai voi. Sau này, đền được Lý Thái Tổ đổi là Ngọc Tượng khi rời đô ra Thăng Long và đến đời Trần mới được gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác của cây cầu cong màu đỏ rực. Đó là Cầu Thê Húc, nghĩa là nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865.
Ngoài những công trình trên, hồ còn có nhiều công trình đặc biệt khác như: Tháp Bút, Đài Nghiên,… Vì vậy cũng có thể hiểu được lý do Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ và văn nghệ sĩ. Trên tất cả, hồ gắn liền với huyền sử một thời, là biểu tượng khát vọng hòa bình và đức văn tài võ trị của toàn dân tộc.
Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng nên vô vàn những kiệt tác kì vĩ. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn cốt thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồn nước mênh mang, mơ màng ấy. Dạo quanh hồ là những thảm cỏ cắt tỉa công phu, những kè đá quanh hồ, hàng cây bố trí, chăm sóc khéo léo cho ta thấy được vị trí của Hồ Gươm trong lòng nhân dân thủ đô. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo tồn những di tích ấy để giá trị của chúng còn mãi với thời gian.

5 tháng 1 2019

Bài viết cung cấp cho người đọc:

    + Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)

    + Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.

    + Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn

    + Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.

25 tháng 11 2016

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

26 tháng 8 2017

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Tham khảo :

Dàn ý bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như sau:

Mở bài: 

- Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)

Thân bài: 

- Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa và trò)

- Giới thiệu về đền Ngọc Sơn (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa vai trò)

- Giới thiệu chung về khu vực bờ Hồ.

Kết bài: 

Cảm nghĩ bản thân về các công trình trên. 

3 tháng 3 2022

tk

A, MB

- giới thiệu danh lam thắng cảnh: Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.

- giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

B, TB

1, Hồ Hoàn Kiếm

- Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

- Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

2, Đền Ngọc Sơn.

- Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật.

- Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

- Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào.

- Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền.

- Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng.

- Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

C, KB

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

BÀI LÀM

Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

11 tháng 8 2018

I. Mở bài
Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.

II. Thân bài
Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.

III. Kết bài
- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời Sơn Tinh:
Sau hàng ngàn lần dâng nước đánh tôi, Thủy Tinh đều thất bại, đành lui về ẩn mình trong thủy cung, uống rượu suốt ngày để cố quyên đi mối hận. Được tin ấy, tôi vừa hả hê, vừa thỏa mãn nghĩ có lẽ đã đến lúc mình có thể xả hơi.
Đặc biệt tui đi đến đâu cũng nghe những lời ca tụng về mình. Họ còn viết cả một câu chuyện về tôi để đưa vào chương trình học phổ thông dạy cho các em như nêu một tấm gương sáng để răn dạy chúng. Tôi trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nghe những lời ngợi ca xưng tụng về mình, lúc đầu tôi hơi ngượng, nhưng sau đó, tôi đã quen với những lời tán dương. Trí tự mãn, tự đại ngấm dần vào người tôi như một căn bệnh.
Tôi tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Suốt ngày tôi mên mẫn bên nhan sắc của Mị Nương. Thậm chí, tôi còn tuyển thêm vào trong vương phủ biết bao nhiêu mĩ nữa để cùng bọn họ thong dong dạo chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.
Một hôm, vừa tỉnh dậy buổi sáng, đã có mấy Sơn thần chầu chực chờ vào yết kiến. Họ hốt hoảng:
- Bẩm Đại Vương, dân đốt rừng làm nương rẫy nhiều lắm. Xin Đại Vương hãy ban lệnh cấm ngay ạ.
Tôi mỉm cười bảo họ:
- Ồ tưởng chuyện gì. thần dân của ta chăm chỉ, sáng tạo như vậy, tất đời sống sẽ được ấm no. Dân cường thì nước thịnh mà.
Mấy vị Sơn Thần càng hốt hoảng hơn:
- Bẩm Đại Vương thế này thì chẳng mấy mà hết rừng ạ. đất sẽ bị sói mòn mà sụp lở, nguy hiểm lắm ạ. Nếu Thủy Tinh đánh lên thì sao? Làm sao chống nổi.
Tôi cười khẩy:
- Các ngươi thật to gan dám coi thường cả ta. Các ngươi không biết ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi để dựng thành lũy chặn Thủy Tinh là gì? Hàng nghìn năm nay có bao giờ ta thua?
Mấy vị Sơn thần bị tôi quở trách, mặt cứ tái xám, miệng lắp bắp điều gì không rỏ rồi cáo lui.
Từ đó, chẵng có ai bẩm báo điều gì?
Một hôm, Tôi nghe phong phanh cả bọn Lâm tặc chặt phá các cánh rừng đại ngàn rất dữ. Thế nhưng, khi ta hỏi đến thì lại nhận được những lời tán dương:
- Dạ muôn tâu Đại Vương, hạ thần được Đại Vương tín nhiệm, đâu có dám lơ là nhiệm vụ ạ. Đại Vương anh minh lỗi lạc trong giang sơn của Người cai quản, có kẻ nào lại dám to gan làm bậy? Dạ xin Đại Vương đừng tin những lời đồn tấu của những kẻ ghen ăn ghét ở ạ. Dạ, họ là những người lương thiện số một ạ.
Mọi người tiếp tục phỉnh nịnh tôi với những lời tâng bốc khiến tôi như đi trên mây, cái gì hắn nói tôi cũng tin là thật.
Mấy ngàn năm trôi qua, tôi mãi mê vui thú đến nỗi những cánh rừng đại ngàn ven biển đã mất, cả những khu rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng không còn, mà tôi cũng không hay biết gì.
Một đêm, tôi đang say sưa trong giấc nồng thì có tiếng gõ cửa gấp:
- Bẩm Đại Vương, nguy rồi! Một giộng kinh hoàng vang lên - Bẩm … lũ quét ạ.
Tôi vùng dậy thét:
- Tại sao thế? Hắn từ mặt biển khơi luồn theo đường sông lên tận đầu nguồn đánh xuống mà các ngươi không biết gì à?
- Bẩm, rừng không còn, hắn tiến quá nhanh chúng thần không chặn kịp ạ.
Tôi ra lệnh rồi thần thông ba bước tôi đã tới thượng nguồn sông Đà, chặn trước mặt Thủy Tinh. Tôi vội bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi chặn Thủy Tinh lại. Nhưng Thủy Tinh cùng bầy tôi tớ vẫn lao tới như những dòng thú không gì chặn lại nổi. Hắn phóng qua tôi rồi lao nhanh về phía biển.
Trước mặt tôi là một thảm cảnh kinh hoàng: Phố xá, làng mạc bị cuốn trôi; xác người và xác súc vật nổi lềnh bềnh. Số sống sót thì chịu cảnh màn trời chiếu đấu, không còn gì để ăn, kêu khóc thảm thiết.
Tôi chết lặng người Ngọc Hoàng trao tôi sứ mệnh trong coi vùng thượng nguồn Sông Hồng tươi đẹp. Thế mà giờ đây…! Tôi đưa mắt nhìn quanh, cả một vùng đồi trọc trơ trọi, thảo nào quân của Thủy Tinh dễ dàng vượt qua!
Tội tôi quá lớn, không biết liệu Ngọc Hoàng có khoan dung?

Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời Mị Nương:
Ta là Mị Nương, con gái vua Hùng Vương thứ mười tám. mọi người đều khen ta là một công chúa xinh đẹp, dịu hiền. Vua cha rất yêu thương ta, cưng chiều ta hết mực. Khi ta đến tuổi thành hôn, vua cha lo lắng, băn khoăn, muốn kiếm cho ta một người chồng thật xứng đáng.
Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, khi ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển thì nghe tin vua cha báo có hai chàng trai đến cầu hôn. Ta vội vã trở về điện chính thì thấy hai người con trai khôi ngô, yuấn tú, khỏe mạnh, cường tránh đang quỳ dưới sân rồng.
Qua những lời cha hỏi, ta biết một chàng là Thần Núi, một là Thần Nước. Thần Núi trông thật hiền hậu, có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
Chàng có tên là Sơn Tinh. Còn chàng trai kia có tên là Thủy Tinh cũng có tài không kém: gọi gió, gió đến, hô mua, mua về. Tuy Thủy Tinh cũng là thần nhưng ta trông có vẻ dữ tợn hơn Sơn Tinh thì phải.
Tình cảm của ta có phần dành cho Sơn Tinh nhưng không biết ý vua cha ra sao. Cha ta chắc cũng rất băn khoăn trước hai chàng trai tài giỏi nên gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Ta không được tham dự nên không biết cuộc họp bàn nhưe tế nào. Chỉ biết sau khi họp xong, cha ta phán:
- Cả hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Sơn Tinh và Thủy Tinh tâu hỏi lễ vật gồm những thứ gì. Lúc đó, ta cũng rất hồi hộp, không hiểu lễ vật có khó tìm không. Vua cha bảo:
- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hai chàng lĩnh ý và xin lui. Trước khi từ biệt, ta thấy cả hai đều quay lại nhìn ta với ánh mắt thật tha thiết.
Cả đêm đó hầu như ta không ngủ, không hiểu ai sẽ là người đến trước, ai sẽ là chồng của ta. Nếu được là Sơn Tinh thì ta thấy vừa ý hơn vì trông Thủy Tinh thực sự hơi lạnh lùng.
Tờ mờ sáng hôm sau, đúng như mong ước của ta, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và được lấy ta làm vợ. Lễ rước dâu diễn ra ngay sau đó. Ta từ biệt vua cha và theo chàng về núi. Ngồi trên kiệu hoa, ta cảm thấy thật hạnh phúc vì lấy được người chồng ưng ý.
Đang trên đường về núi Tản Viên, ta bổng nghe thấy tiếng hô hoán ầm ầm ở đằng sau, rồi nước ở đâu chảy ra ào ào, ngập hết cả nhà cửa. Ngoảnh lại phía sau, ta thấy Thủy Tinh hùng hổ dẫn theo đoàn Thủy quái, lớn tiếng đòi Sơn Tinh trả lại ta. Thật là vô lý. Đã đến sau lại còn gây sự là sao? Ta hốt hoảng đưa mắt nhìn Sơn Tinh. Chàng âu yếm nói ta hãy yên tâm, rồi chàng đưa ta lên đỉnh núi, sau đó quay lại giao đấu với Thủy Tinh.
Ở trên núi Tản, ta thấy cuộc giao chiến diễn ra thật kinh khủng. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm trời giông bão, làm rung chuyển cả đất trời. Nước ngập lênh láng khắp nơi, Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
chồng ta quả là một người có tài sức hơn người. Chàng không hề nao núng, chàng bốc đồi, dời núi để ngăn dòng nước lũ. Nước dâng bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu. cuộc chiến kéo dài mấy tháng liền, cuối cùng sức suy kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về.
Ta được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với Sơn Tinh cho đến ngày nay. Tuy nhiên, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước, đưa quân đến phá . Nhưng với tài năng của mình, lần nào Sơn Tinh cũng thắng, Thủy Tinh đành phải lui quân về.

11 tháng 8 2018

Sau hàng ngàn lần dâng nước đánh tôi, Thủy Tinh đều thất bại, đành lui về ẩn mình trong thủy cung, uống rượu suốt ngày để cố quyên đi mối hận. Được tin ấy, tôi vừa hả hê, vừa thỏa mãn nghĩ có lẽ đã đến lúc mình có thể xả hơi.
Đặc biệt tui đi đến đâu cũng nghe những lời ca tụng về mình. Họ còn viết cả một câu chuyện về tôi để đưa vào chương trình học phổ thông dạy cho các em như nêu một tấm gương sáng để răn dạy chúng. Tôi trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nghe những lời ngợi ca xưng tụng về mình, lúc đầu tôi hơi ngượng, nhưng sau đó, tôi đã quen với những lời tán dương. Trí tự mãn, tự đại ngấm dần vào người tôi như một căn bệnh.
Tôi tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Suốt ngày tôi mên mẫn bên nhan sắc của Mị Nương. Thậm chí, tôi còn tuyển thêm vào trong vương phủ biết bao nhiêu mĩ nữa để cùng bọn họ thong dong dạo chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.
Một hôm, vừa tỉnh dậy buổi sáng, đã có mấy Sơn thần chầu chực chờ vào yết kiến. Họ hốt hoảng:
- Bẩm Đại Vương, dân đốt rừng làm nương rẫy nhiều lắm. Xin Đại Vương hãy ban lệnh cấm ngay ạ.
Tôi mỉm cười bảo họ:
- Ồ tưởng chuyện gì. thần dân của ta chăm chỉ, sáng tạo như vậy, tất đời sống sẽ được ấm no. Dân cường thì nước thịnh mà.
Mấy vị Sơn Thần càng hốt hoảng hơn:
- Bẩm Đại Vương thế này thì chẳng mấy mà hết rừng ạ. đất sẽ bị sói mòn mà sụp lở, nguy hiểm lắm ạ. Nếu Thủy Tinh đánh lên thì sao? Làm sao chống nổi.
Tôi cười khẩy:
- Các ngươi thật to gan dám coi thường cả ta. Các ngươi không biết ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi để dựng thành lũy chặn Thủy Tinh là gì? Hàng nghìn năm nay có bao giờ ta thua?
Mấy vị Sơn thần bị tôi quở trách, mặt cứ tái xám, miệng lắp bắp điều gì không rỏ rồi cáo lui.
Từ đó, chẵng có ai bẩm báo điều gì?
Một hôm, Tôi nghe phong phanh cả bọn Lâm tặc chặt phá các cánh rừng đại ngàn rất dữ. Thế nhưng, khi ta hỏi đến thì lại nhận được những lời tán dương:
- Dạ muôn tâu Đại Vương, hạ thần được Đại Vương tín nhiệm, đâu có dám lơ là nhiệm vụ ạ. Đại Vương anh minh lỗi lạc trong giang sơn của Người cai quản, có kẻ nào lại dám to gan làm bậy? Dạ xin Đại Vương đừng tin những lời đồn tấu của những kẻ ghen ăn ghét ở ạ. Dạ, họ là những người lương thiện số một ạ.
Mọi người tiếp tục phỉnh nịnh tôi với những lời tâng bốc khiến tôi như đi trên mây, cái gì hắn nói tôi cũng tin là thật.
Mấy ngàn năm trôi qua, tôi mãi mê vui thú đến nỗi những cánh rừng đại ngàn ven biển đã mất, cả những khu rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng không còn, mà tôi cũng không hay biết gì.
Một đêm, tôi đang say sưa trong giấc nồng thì có tiếng gõ cửa gấp:
- Bẩm Đại Vương, nguy rồi! Một giộng kinh hoàng vang lên - Bẩm … lũ quét ạ.
Tôi vùng dậy thét:
- Tại sao thế? Hắn từ mặt biển khơi luồn theo đường sông lên tận đầu nguồn đánh xuống mà các ngươi không biết gì à?
- Bẩm, rừng không còn, hắn tiến quá nhanh chúng thần không chặn kịp ạ.
Tôi ra lệnh rồi thần thông ba bước tôi đã tới thượng nguồn sông Đà, chặn trước mặt Thủy Tinh. Tôi vội bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi chặn Thủy Tinh lại. Nhưng Thủy Tinh cùng bầy tôi tớ vẫn lao tới như những dòng thú không gì chặn lại nổi. Hắn phóng qua tôi rồi lao nhanh về phía biển.
Trước mặt tôi là một thảm cảnh kinh hoàng: Phố xá, làng mạc bị cuốn trôi; xác người và xác súc vật nổi lềnh bềnh. Số sống sót thì chịu cảnh màn trời chiếu đấu, không còn gì để ăn, kêu khóc thảm thiết.
Tôi chết lặng người Ngọc Hoàng trao tôi sứ mệnh trong coi vùng thượng nguồn Sông Hồng tươi đẹp. Thế mà giờ đây…! Tôi đưa mắt nhìn quanh, cả một vùng đồi trọc trơ trọi, thảo nào quân của Thủy Tinh dễ dàng vượt qua!
Tội tôi quá lớn, không biết liệu Ngọc Hoàng có khoan dung? 

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

24 tháng 5 2019

 Bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:

  - Mở bài: Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

  - Thân bài:

    + Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm

    + Giới thiệu đền Ngọc Sơn

  - Kết bài: Giới thiệu về các danh lam thắng cảnh xung quanh hồ.