K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2019

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

6 tháng 2 2022
6 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.

Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.

Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.

2 tháng 2 2022

Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.

Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.

Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.

2 tháng 2 2022

-Tham khảo?

5 tháng 1 2018

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

5 tháng 1 2018

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

30 tháng 1 2016

dàn ý tả chợ hoa những ngày giáp tết

1-Mở bài :

giới thiệu cảnh chợ hoa được tả tại thành phố em.

2-thân bài

-bao quát: nhìn từ xa trông trợ như thế nào?

-tả chi tiết:

+không khí, quang cảnh chung của chợ hoa............

+cảnh thiên nhiên: nắng, trời,gió................

+các loại hoa được trừng bày, cắt tỉa ra làm sao?

+đặc điểm riêng của từng loại.VD:mùi thơm,màu sắc,hình dạng,có ích như thế nào 

-hoạt động của con người:

+bác bán  hàng như thế nào

+mọi người đi lại nói chuện ra làm sao

+người xem hoa,chiêm ngưỡng ntn

3-kết bài

cảm nghỉ của em về chợ hoa có thể đưa ra 1 lời bài hát,bình luận,1 câu thơ,1 câu triết lí

3 tháng 2 2016

Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.

Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.

10 tháng 2 2020

1. Mở bài:

- Giới thiệu về mùa xuân: Mùa xuân là mùa đẹp nhất, dịu dàng và ấm áp nhất (cây cối đâm lộc, nảy chồi, con người tươi vui, rộn ràng,…)

- Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang đến hi vọng, đến sự lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.

2. Thân bài:

- Tả quang cảnh mùa xuân: Mùa xuân khiến cho vạn vật trở nên như thế nào?

+ Bầu trời trở nên trong xanh hơn, không còn mây mù.

+ Tiết trời trở nên ấm áp hơn, không còn lạnh giá nữa

+ Ánh nắng xuân tỏa xuống sưởi ấm vạn vật sau những ngày đông u ám

+ Những làn mây không còn nặng nề mà trở nên trong vắt bay lượn trên bầu trời

+ Cây cối bắt đầu trổ hoa, trổ lá rực rỡ hơn.

+ Gió xuân đã về tuy vẫn còn mang chút lạnh giá nhưng không còn hung ác, lạnh như muốn cắt da cắt thịt nữa

+ Không còn những cơn gió rét mướt dai dẳng.

+ Thi thoảng có những hạt mưa xuân lất phất, dịu dàng

+ Những chậu đào, chậu lan của các nhà ra sức trổ bông, mơn man những cánh mỏng manh đùa cùng gió.

- Tả cảnh vật mùa xuân:

+ Những cây lớn bắt đầu trổ ra những lộc non trên cành (lá non xanh mướt, những nụ lộc còn e ấp,…)

+ Hoa bắt đầu tung nở những cánh hoa vàng đỏ, đủ sắc màu, khoe thắm cả góc trời xuân (hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa đào hồng dịu,…)

+ Chim chóc bắt đầu trở về và ca hát mừng đón nàng xuân: những chú chim tu hú hót vang, những cánh én bay về rộn ràng...

+ Con đường làng trải dài sắc xuân, thơm nồng mùi đất mới, hai bên đường những ngọn cỏ xuân còn ướt đẫm sương đêm.

+ Khẩu hiệu chúc mừng năm mới đỏ rực, chữ vàng

+ Khu vườn hoa ở giữa sân trường thu hút đầy ong bướm

- Tả hoạt động của con người chào đón mùa xuân

+ Con người như được tiếp thêm sinh khí trong mùa xuân, đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui

+ Mọi người vui vẻ hơn, nhộn nhịp hơn: người đi chợ, người đi tảo mộ, người dọn dẹp nhà cửa đón Tết,…

+ Nhà nhà bắt đầu chuẩn bị những chiếc lá dong, những thúng gạo nếp, thịt lợn mới để gói những chiếc bánh chưng.

+ Trẻ con vui hơn khi được chuẩn bị những bộ quần áo mới trong mùa xuân để đón tết và khoe với mọi người.

+ Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài

+ Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút

- Cảm nghĩ của em về mùa xuân (mùa xuân mang thêm nhiều niềm vui, tiếng cười, nhận được lời chúc, lì xì, gia đình được quây quần vui vẻ…)

3. Kết bài:

- Em rất yêu mùa xuân (vì mùa xuân đẹp, ý nghĩa, làm cho mọi người thêm gần nhau hơn…)

- Ý nghĩa của mùa xuân trong em: mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi, được quây quần bên gia đình,...

Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

#Châu's ngốc

10 tháng 2 2020

“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến”. Đó là bài hát mà mỗi dịp xuân nào em cũng được nghe. Một mùa đông lạnh giá nữa lại qua, mùa xuân với bao hy vọng mới, cây cối đâm chồi nảy lộc lại tới. Phố phường tấp nập, nhộn nhịp hẳn, một chiếc áo mới đang khoác lên từng con đường, ngõ phố của làng quê em.

Sau giấc ngủ dài của mùa đông, ánh mặt trời rực rỡ của mùa xuân chiếu sáng khắp mọi nơi. Mọi người dường như ai cũng tất bật hơn với công việc của mình. Những bác nông dân chăm chỉ ra đồng với vụ mùa mới để có thể kiếm thêm chút tiền lo sắm sửa cho một cái Tết đủ đầy hơn, con đường làng bỗng chốc vui hơn, tiếng người vác cuốc ra đồng, tiếng nói chuyện rôm rả cả một góc trời. Mùi vôi của những ngôi nhà mới được quét lại, mùi của sự nhộn nhịp nơi đường làng, ngõ xóm thật là lạ biết bao.

Tụi trẻ con chúng em chỉ mong sớm được nghỉ Tết để được đi chơi, được ăn uống thoải mái và được mua sắm quần áo mới nữa. Những bức tường cạnh trường học với ủy ban được quét vôi lại trắng tinh và viết lên đó những câu khẩu hiệu như “Chúc mừng năm mới” hay “Mừng Đảng mừng xuân”, … Những câu khẩu hiệu này cũng được viết lên băng rôn treo lên khắp mọi nơi trên các con đường làng. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu Tết về rõ rệt nhất mà chúng em có thể nhìn thấy được. Các câu khẩu hiệu màu đỏ chói in trên nền vôi trắng làm bừng sáng cả một khoảng trời. Đi dọc con đường lên phố huyện, những cửa hàng tạp hóa bán lèo tèo mấy loại quà ăn vặt cho trẻ con trước đây giờ trông khác hẳn. Đủ loại bánh kẹo, nào túi nào hộp, đủ màu sắc sặc sỡ, những giỏ quà bảy sắc cầu vồng được gói một cách tỉ mỉ được trưng ở mặt ngoài làm cho lũ trẻ chúng em bị thu hút. Bà chủ quán bữa nay cũng có vẻ vui tươi lạ thường. Con đường như trở nên bận rộn hơn cùng với mọi người, với nhịp thời gian đang hối hả. Từ khi trời còn tối om, gà chưa cất tiếng gáy nữa, những người buôn bán đã dậy nhanh chóng chuẩn bị đồ chở đi chợ mong tìm được chỗ ngồi tốt nhất để có thể bán đắt hàng kiếm thiêm ít tiền mua quần áo mới cho lũ trẻ ở nhà.

Xem thêm  Nghị luận xã hội về nói tục chửi bậy

Sáng nay em cũng được mẹ cho đi chợ. Ôi! Chợ Tết, em được đi chợ Tết. Thật là vui biết bao, mẹ chở em trên chiếc xe đạp quen thuộc, trên con đường cũng quen thuộc, nhưng hôm nay cảm giác của em lại khang khác. Mới tới gần chợ thôi mà nào tiếng xe cộ, tiếng cười nói của người buôn người bán cùng tiếng gà việt đang kêu tạo thành một bản nhạc sôi động của ngày Tết. Hai bên đường ngày trước bị cấm buôn bán nhưng nay đã được cho phép bán các loại cây cảnh, hoa lá. Những cành đào vẫn e lệ ngại ngùng nép mình trong những đài hoa duyên dáng, số khác vì không cưỡng lại được cái rực rỡ của ánh nắng xuân nên bung nở để khoe cái sắc hồng ngọt ngào quyến rũ của mình. Những chậu mai mang cái nắng vàng ruộm và lung linh của miền Nam ra đây trông thật bắt mắt. Tới mấy chị bán bông, nào hoa hồng, hoa cúc, cho tới hoa cẩm chướng, cát tường, … tất cả chưa bao giờ hội tụ đầy đủ đến thế. Em thích quá cứ đứng nhìn mải mê mà không bước đi được, tới khi mẹ gọi em mới như vừa tỉnh mộng sau một chuyến du ngoạn dài. Con đường dường như nhỏ hẹp hơn với bao nhiêu là cây cảnh, hoa lá, xe cộ và người mua kẻ bán nữa. Bên kia đường là những chậu quất sai trĩu quả lủng lẳng đưa qua đưa lại, những cây mía dài ngoằng dựng kín cả vỉa hè. Em nhanh chân theo mẹ vào chợ, trước mặt em toàn là người, đông nghẹt, không thể tưởng tượng nổi. Những em bé theo mẹ đi chợ Tết lần đầu tiên vì một chút sợ hãi pha lẫn kinh ngạc, chắc hẳn đây là lần đẩu tiên các em thấy nhiều người như vậy. Khu chợ rộng lớn trống trải trước đây khác hẳn, bây giờ đến lối đi nhỏ cũng rất khó khăn, bởi đủ loại hàng hóa được bày bán la liệt. Bên khu này là hoa quả, nào chuối, xoài, dưa hấu, đủ đủ. Bên kia thì bầy la liệt những loại hoa giả được những người thợ thủ công làm rất tỉ mỉ và xinh xắn cũng với những bức tranh ý nghĩa, những câu đối hay. Một khu khác thì bán bánh kẹo, đồ ăn, khu còn lại bán quần áo, người bán người mua tíu tít trò chuyện, cười đùa, làm cho khu chợ trở nen ồn ào, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Khu chợ bỗng chốc bừng sáng lên như một bức tranh tuyệt vời có đủ cả thanh âm lẫn sắc màu. Các con đường ngõ phố thì được mọi người phân công chia nhau ra quét rác, làm sạch cỏ, con đường bỗng chốc trở nên tươi mới tràn đầy sức sống. Ở trong nhà không khí Tết vẫn chưa rõ rệt lắm nhưng khi vừa bước chân ra các con đường làng ngõ xóm thì khác hẳn. Mọi người ai cũng lo lắng mình sẽ không kịp làm hết công việc để đón một năm mới tươm tất nên ai cũng tất bật tranh thủ mọi lúc mọi nơi. Người này thì mới mua được cành đào, người kia thì cay quất, người khác nữa lại bánh trái, hay quần áo mới cho lũ trẻ nhà mình.

15 tháng 2 2019

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.

1 tháng 2 2016

Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.

Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.

10 tháng 2 2017

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

20 tháng 2 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

19 tháng 2 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.