K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2019

a, -Kiến bò tự dưới lên cao

Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào

-Đi đường kiến đắp thành bờ

Chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi

b,-Bạn chài chợ lái bảo nhau

Mống đông chớp lạch quay mau về nhà

-Rán mở gà có nhà thì giữ

c,-Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

-Mồng chín tháng chín có mưa

Anh em ta sắm sửa cầy bừa làm ăn

thiếu giải thích rồi bạn ơi !!!

20 tháng 3 2019

- Quan hệ động vật vs thời tiết: Con cóc là cậu ông trời

-Kinh nghiệm dự báo thời tiết theo thời gian:

Mưa tháng bảy gãy cành trám

Nắng tháng tám rám trái bưởi

- Qua quan sát sự thay đổi bầu trời:

Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa

4 tháng 5 2017

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm, phất cơ mà lên.

- Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi! Ở lại ba ngày hãy đi.

- Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.

31 tháng 3 2017

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.
-Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, hay vừa thì râm.
- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.
- Thâm đông, hồng mây, dựng mây. Ai ơi! Ở lại ba ngày hãy đi.


31 tháng 3 2017

1. Gió thổi là chổi trời.
2. Nước chảy đá mòn.
3. Trăm rác lấy nác làm sạch.
4. Rắn già rắn lột, người già người chột.
5. Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng.
6. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
7. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
8. Đông chết se, hè chết lụt.
9. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
10. Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.
11. Tháng ba bà già chết rét.
12. Tháng bảy mưa gãy cành tràm.
13. Tháng tám nắng rám trái bưởi.
14. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.
15. Sáng mưa, trưa tạnh.
16. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
17. Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo.
18. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
19. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
20. Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
21. Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét.
22. Chớp đông nháy nháy, gà gáy thì mưa.
23. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
24. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
25. Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
26. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy.
27. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
28. Én bay thấp mưa ngập cầu ao.
29. Én bay cao mưa rào lại tạnh.
30. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

29 tháng 3 2023

1. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng

2. Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy

3. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

4. Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân

5. Gió heo mây, chuồn chuồn bay thì bão

6. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

2 tháng 8 2023

1. Mưa rào như trút nước: Diễn tả mưa rất to, mạnh mẽ.
2. Như cầy cũng biết mưa: Diễn tả việc mưa rất nặng, mọi người đều biết và phải chịu ảnh hưởng.
3. Mưa như trút nước, gió như cắt da: Diễn tả thời tiết mưa gió rất mạnh, khắc nghiệt.
4. Mưa dầm thấm lâu: Diễn tả mưa rất to, kéo dài trong một khoảng thời gian dài.
5. Mưa tầm tã: Diễn tả mưa rất nhỏ, li ti, như giọt nước nhỏ nhưng rất nhiều.

 

2 tháng 8 2023

CHUỒN CHUỒN BAY THẤP THÌ MƯA

BAY CAO THÌ NẮNG BAY VỪA THÌ RÂM

11 tháng 4 2022

tham khảo:
 -Mồng chín tháng chín có mưa,

Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.

Mồng chín tháng chín không mưa,

Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

-Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,

Ấy là điềm mưa gió tới nơi.

Đêm nào sao sáng xanh trời,

Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.

Những ai chăm việc cấy cầy,

Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.

Nhiều chống càng tốt, nhiều cột càng bền

-Kiến đen tha trứng lên cao,

Thế nào cũng có mưa rào rất to.

 

12 tháng 4 2022

tham khảo:
 -Mồng chín tháng chín có mưa,

Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.

Mồng chín tháng chín không mưa,

Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

-Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,

Ấy là điềm mưa gió tới nơi.

Đêm nào sao sáng xanh trời,

Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.

Những ai chăm việc cấy cầy,

Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.

Nhiều chống càng tốt, nhiều cột càng bền

-Kiến đen tha trứng lên cao,

Thế nào cũng có mưa rào rất to.

26 tháng 12 2020

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

4. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.

5. Tấc đất, tấc vàng.

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

8. Nhất thì, nhì thục.

Có mấy câu k có quan hệ từ thì bn bot đi nha

27 tháng 12 2020

thank you

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ? Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng....
Đọc tiếp

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ?

Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng. Thời cổ đại, các môn khoa học tự nhiên đều mới ở dạng manh nha, bởi vậy thường có hiện tượng hai môn học hoặc nhiều môn khoa học lẫn lộn với nhau. Người xưa cho rằng thiên văn học và khí tượng học đều đều là nghiên cứu "ông trời" nên đã coi hai môn khoa học đó như nhau. Nhưng ngày nay khi thiên văn học và khí tượng học đã có những bước phát triển lớn, hai ngành khoa học này càng có nội dung khác nhau.

Thiên văn học là khoa học nghiên cứu các thiên thể, chủ yếu là nghiên cứu sự chuyển động của thiên thể, tác dụng qua lại lẫn nhau giữa các thiên thể, điều kiện vật lý và nguồn gốc của các thiên thể đó. Nếu chúng ta coi trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời và nghiên cứu nó như một thiên thể, thì Trái đất cũng là đối tượng nghiên cứu của thiên văn học.

Đối tượng nghiên cứu của khí tượng học là tầng khí quyển của trái đất. Nếu bạn lần lượt đọc cuốn "Thiên văn" và "Khí tượng" trong bộ sách "Mười vạn câu hỏi vì sao" thì bạn sẽ phân biệt rất rõ đối tượng nghiên cứu của thiên văn học và khí tượng học.

Thiên văn học và khí tựơng học là ngành khoa học khác nhau, vậy phải chăng chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau? Không phải! Thời tiết thay đổi chủ yếu là do sự chuyển động tầng khí quyển của Trái đất gây ra, nhưng một số nhân tố thiên văn cũng có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi của thời tiết, trong đó hoạt động của Mặt trời có ảnh hưởng rất quan trọng tới thay đổi thời tiết lâu dài của Trái đất. Ví dụ trong

vòng 70 năm sau Công nguyên từ 1645-1715 và trong vòng 90 năm Công nguyên từ 1460-1550 đều là thời kỳ hoạt động cực tiểu của Mặt trời, trong hai thời kỳ này nhiệt độ của Trái đất đều lạnh, nhiệt độ bình quân của trái đất giảm 0,5-1°C, ngược lại trong thời kỳ Trung thế kỷ, nhiệt độ của Trái đất có tăng lên đúng vào thời kỳ hoạt động cực đại của Mặt trời.

Ngoài Mặt trời còn có một số thiên thể cúng tác động tới thời tiét trên Trái đất. Có người cho rằng, sức hút của Mặt trăng và Mặt trời ngoài việc gây ra thuỷ Triều lên xuống của các đại dương còn gây ra sự thay đổi tầng khí quyển của trái đất, ảnh hưởng tới các luồng không khí tuần hoàn trong khí quyển. Những mảnh sao băng mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm cũng ảnh hưởng thời tiết thay đổi. Ví dụ trời mưa phải có đủ hai điều kiện: một là trong không trung phải có đủ hơi nước; hai là phải có một lượng bụi nhất định hoặc những hạt tích điện để ngưng đọng hơi nước thành hạt mưa. Những mảnh sao băng bị cháy vụn tan thành vô số hạt bụi nhỏ hút hơi nước và ngưng đọng thành những hạt mưa.

Nếu chúng ta hiểu rõ được ảnh hưởng của thiên văn đối với thay đổi thời tiết, chúng ta sẽ có thể áp dụng những thành quả nghiên cứu thiên văn vào việc dự báo thời tiết chính xác hơn. Qua đời sống và lao động sản xuất, ông cha ta xưa kia đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm dự báo thời tiết rất phong phú, trong đó nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết đã căn cứ vào những yếu tố thiên văn.

Việc quan trắc thiên văn cũng đòi hỏi có điều kiện thời tiết nhất định. Ví dụ gặp buổi trời mưa, trời râm, thì kính viễn vọng quang học sẽ không sử dụng được. Bởi vậy dự báo thời tiết chính xác sẽ giúp ích nhiều cho công việc nghiên cứu thiên văn.

3
19 tháng 1 2019

Cho mình xin nguồn bạn ưi :3

19 tháng 1 2019

mk biết được cái này trong sách và gõ ra cho các bn đọc đó chứ mk đâu có chép mạng, mk làm lâu lắm đó