K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2019

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò. 
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn. 
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm. 
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm. 
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng. 
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

29 tháng 7 2016

Mở bài: Giới thiệu chung về quang cảnh, học sinh thì ra sao 

( vd. Cuối cùng thì ngày khai giảng cũng đã đến, trong lòng của mỗi người học sinh như chúng tôi cảm thấy vui vẻ xen vào đó một chút lo lắng khi bước vào ngôi trường mới. Một bức tranh náo nhiệt như đang được vẽ ra. )

Thân bài: 

Tả bao quát:

- Tả khung cảnh về thiên nhiên ( bầu trời, những đám mây, cây cối,.......)

- Các thầy cô, học sinh như thế nào ( tâm trạng như thế nào,......)

Buổi lễ bắt đầu:

-Thời gian bắt đầu

- Hàng ngũ, trang phục của thầy cô và học sinh ra sao ( khăn quàng đỏ, mũ ca nô,.......)

- Không khí khi bắt đầu buổi lễ 

-  Đại diện học sinh toàn trường lên đọc quyết  tâm thư 

- Thầy/ cô hiệu trưởng lên đánh trống khai giảng ( tiếng vỗ tay ở dưới,.......)

- Sau buổi lễ mình cảm thấy như thế nào? 

Kết Bài: 

- Nêu cảm nghĩ của mình về ngày hôm ấy.

- Ấn tượng của mình về ngày hôm đó ra sao.

 

7 tháng 9 2016

I.Mở bài
Ngày khai giảng năm học mới,trường em đã chuẩn bị tươm tất để đón tất cả học sinh trở lại trường trong nhiều tháng nghỉ hè.
II.Thân bài

*Tả bao quát:
-Khung cảnh thiên nhiên(bầu trời,đám mây,hàng cây,…)
-Thầy cô và học sinh đến trường rất sớm.
-Lễ đài đã được trang trí rất trang trọng.
*Tả lễ khai giảng: 
-Đúng bảy giờ,buổi lễ bắt đầu
-Học sinh và thầy cô giáo tập trung trước lễ đài(học sinh mặc đồng phục,thắt khăn quàng,…)
-Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng(lễ chào cờ,hát Quốc ca,Đội ca,…)
-Hiệu trưởng phát biểu khai giảng và đánh trống khai trường.
-Đại diện học sinh phát biểu quyết tâm trước năm học mới.
III.Kết bài

-Lễ khai giảng để lại trong em nhiều ấn tượng.
-Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi.

4 tháng 12 2021

mọi người rả lời giùm mình nha !

8 tháng 5 2019

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò. 
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn. 
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm. 
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm. 
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng. 
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.

Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.

Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.

Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.

Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.

Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

Trường học chính là ngôi nhà thân thiết thứ hai của mỗi học sinh, em cũng như những bạn học sinh khác, trường học chính là một mái nhà thân thương, gần gũi, nơi có thầy cô dịu hiền, tận tâm nhiệt tình và những người bạn học có thể giúp đỡ nhau trong học tập cũng như những vui buồn trong cuộc sống. Ngôi trường em đang theo học là ngôi trường………………….

Trường trung học cơ sở………………nơi em đang theo học là một ngôi trường có bề dày về truyền thống giảng dạy và học tập. Em cũng như rất nhiều bạn học trong trường đều tự hào vì mình là một trong những thành viên của ngôi trường………………….. yêu dấu. Ngay tên của trường cũng đã thể hiện được những truyền thống tốt đẹp đầy tự hào của trường em. ……………chính là người anh hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với sự kiện đại phá hai mươi vạn quân Thanh, đánh đuổi quân ngoại xâm, mang lại độc lập cho dân tộc.

 

Lấy tên người anh hùng của dân tộc làm tên trường đã thể hiện được sự tôn trọng của thế hệ tương lai đối với những người làm lên lịch sử. Đồng thời, cái tên gọi đầy tự hào ấy cũng thể hiện được tinh thần hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Mái trường Nguyễn Huệ đã có bề dày năm mươi năm giáo dục, đào tạo ra rất nhiều những thế hệ học sinh, trong đó có rất nhiều những người tài giỏi, thành đạt trong cuộc sống, là những con người có đóng góp lớn cho đất nước, xã hội.

Trường của em gồm có ba dãy nhà chính, mang tên gọi lần lượt là A1, A2, A3, mỗi dãy nhà gồm có ba tầng với những trang thiết bị như bảng viết, bàn ghế học sinh vô cùng đầy đủ, tiện nghi, thuận lợi cho công tác dạy và học của thầy và trò. Khung cảnh trường em rộng và đẹp, trước những phòng học là một khoảng sân trường rộng lớn, những hàng cây cổ thụ xanh mát quanh năm rợp bóng râm trên sân trường.

Em rất yêu ngôi trường của mình, đó là mái nhà thứ hai của em, nơi em có thể được học hành, được giáo dục thành những người công dân tốt, là nơi có những bạn bè thân yêu, thầy cô đầy nhiệt huyết. Đối với em, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

tham khảo :

Trong hơn ba tháng qua, dịch bệnh Covid 19 hoành hành cũng là khoảng thời gian mà học sinh, sinh viên chưa được đến trường, trong đó có cả tôi – cô sinh viên năm 2 đại học. Lần đầu tiên trong đời, tôi có một kỳ nghỉ tết dài đến như thế, hơi buồn vì việc học bị gián đoạn, tuy nhiên cũng nhờ “cái tết lịch sử” mà tôi phụ giúp được gia đình nhiều hơn và có thời gian cảm nhận về bản thân nhiều hơn. Cũng vì thế mà chúng tôi sắp có được mùa 'tựu trường' đáng nhớ, có một không hai từ trước đến giờ.

Rời xa phố thị tấp nập, đầy khói bụi, tôi trở về miền quê yên bình với những cánh đồng lúa bất tận và bầu trời trong xanh, cao vút. Với tôi, năm nào cũng thế, cứ “ăn” xong mùng ba tết là lại lên rẫy phụ gia đình làm mì (sắn). Thường thì tôi sẽ đi học trước khi gia đình thu hoạch hết mì, nhưng năm nay đặc biệt hơn chút, xong mùa mì và mùa gặt lúa (thường thì lúa sẽ gặt sau khi làm mì xong) mà tôi vẫn chưa “cắp sách đến trường”.

Trở lại trường sau kỳ nghỉ dịch Covid-19: Một mùa 'tựu trường' đáng nhớ - ảnh 1

Điều ước được đi học trở lại sắp trở thành hiện thực của nhiều sinh viên

PHẠM HỮU

Những trải nghiệm từ" kỳ nghỉ tết lịch sử"

Năm nay, tôi lại được chứng kiến cảnh mọi người hối hả cho mùa gặt, dù ai cũng thấm mệt trước tiết trời hanh khô của Tây Nguyên nhưng trên gương mặt lam lũ của những người nông dân toát lên niềm hạnh phúc khi lúa năm nay được mùa. Trên khắp các cánh đồng, tiếng người hòa cùng tiếng máy gặt tạo nên không khí rôm rả, và cũng nhờ thế mà mọi người vơi đi phần nào nỗi lo về dịch bệnh đang hoành hành.

Nhờ “kỳ nghỉ tết lịch sử” mà tôi có thời gian trồng rau với mẹ, ngồi nghe mẹ kể chuyện thời xửa thời xưa hay lặng nhìn những đứa trẻ lấm lem bùn đất đi bắt ốc vào mỗi buổi chiều. Tôi chợt nhận ra, bản thân mình như được sống lại những tháng ngày vô lo, vô nghĩ của trước kia. Mọi thứ êm ả, nhẹ nhàng như dòng chảy của sông Ayun.

 

Năm 2020 hẳn là một năm đáng nhớ đối với nhiều người. Với tôi, bên cạnh nỗi lo sợ về sự nguy hiểm của dịch bệnh toàn cầu, thì "kỳ nghỉ Tết lịch sử" cũng cho tôi nhiều thứ tích cực. Tôi được bên cạnh gia đình nhiều hơn, phụ giúp được nhiều việc đồng áng hơn, lại được hòa vào cuộc sống dân dã, mộc mạc và đầy chân tình của người dân miền núi. Tâm hồn như được gột rửa khỏi áp lực của việc học hành, hay đi làm thêm trang trải cuộc sống nơi phố thị.

Bên cạnh việc phụ gia đình thì tôi cũng như bao bạn sinh viên khác phải học trực tuyến. Đối với hầu hết học sinh, sinh viên ở miền núi như tôi thì việc học trực tuyến gặp không ít khó khăn. Tôi nhớ lại buổi đầu học online với đầy nỗi lo sợ, trong đó sợ nhất là đường truyền internet bị yếu hoặc bị gián đoạn, việc học cũng thế mà gián đoạn theo.

Qua việc học trực tuyến, tôi lại lần nữa cảm nhận được sự khó khăn của việc theo con chữ. Đối với học sinh, sinh viên vùng núi, không phải ở đâu cũng có Internet để kết nối, có nhiều bạn phải xin học ở nhà hàng xóm, người quen... Nhưng dường như, càng trắc trở bao nhiêu thì tấm lòng hiếu học của trẻ em vùng núi càng cao bấy nhiêu.

Nôn nao ngày  trở lại trường Sau từng ấy thời gian thì nỗi nhớ trường lớp, bạn bè cũng ùa đến. Cảm giác đó đến bất chợt lắm, có những lúc chỉ muốn đặt vé xe để vào TP.HCM, đi xung quanh trường vài vòng, ngắm nhìn hàng ghế đá hay ngồi nghỉ trưa, mân mê vài cành lan ở vườn hoa sau trường, hay chỉ đơn giản là đứng trên hành lang tầng ba của trường và nhìn về hướng xa xăm... Hóa ra, trường học cũng như ngôi nhà. Ở trường thì nhớ không khí quây quần ở nhà, về nhà rồi thì lại da diết muốn quay lại trường.

Và bây giờ, tôi và bạn bè chuẩn bị nghe giảng viên giảng bài trong phòng học lộng gió, bên ngoài khung cửa có vài bông phượng nhú lên, tươi rói…những hình ảnh đó cứ hiện lên trong đầu tôi, không ngừng. Và chúng tôi sẽ đến trường khi mùa phượng đã nở đỏ rực và tiếng ve kêu râm ran, một mùa 'tựu trường' đáng nhớ.

10 tháng 5 2020

các bạn ơi trả lời giúp mình nhé!

10 tháng 5 2020

Hôm nay em vẫn đến trường như mọi ngày, nhưng là trong mùa dịch Covid 19.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả tuy có rất nhiều học sinh đến trường, nhưng hôm nay vẫn khác mọi ngày. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Các bạn xếp hàng cách nhau 1.5 mét, phải đeo khẩu trangđể phòng dịch. Sau khi xếp thành hàng các bạn sẽ nối tiếp nhau tới chỗ rửa tay sát khuẩn, rồi vào lớp học để cô giáo đo nhiệt đô cơ thể. bạn nào trên 38 độ là phải vô phòng để đc cách ly. Sân trường không còn tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Các bạn cũng không đá cầu, nhảy dây nữa.Giờ đây, chỉ còn tiếng các bạn ngồi trong lớp, yên tĩnh đọc bài. Trên cành phượng, cành xà cừ lúc trước những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo, giờ đây chúng cũng im lặng, hoà mình với sự im lặng của sân trường. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Bác cũng buồn lắm chứ, buồn vì sự im lặng của chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em mong sao dịch bệnh nhanh nhanh được đẩy lùi để sân trường được chở về dáng vẻ nhộn nhịp tiếng nói cười của nó hằng ngày.

Học tốt nhé e,

8 tháng 5 2016

Miêu tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.

Trong sân trường vắng hẳn bóng người. Tiếng giảng bài của thầy cô giáo vang lên nghe thật rõ. Bỗng ba tiếng "Tùng! Tùng! Tùng!" báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Thế là từ các lớp tiếng ồn ào bắt đầu nổi lên. Rồi từng loạt từng loạt, học sinh, chạy ùa ra như đàn ong vỡ tổ.

Sân trường trước kia im ắng giờ đây trở nên nhộn nhịp lạ thường các bạn nhanh chóng tan ra thật nhanh. Những chiếc áo trắng và những chiếc khăn quàng đỏ đang nhấp nhô giữa sân trường. Căn tin đông nghịt cả người. Tiếng í ới gọi nhau, la hét inh ỏi. Khoảng một phút thật nhanh chóng, các bạn học sinh lao vào trò chơi. Các bạn nam xếp thành vòng tròn chơi đá cầu. Quả cầu nhỏ được tung lên, chuyền thoăn thoắt qua những bàn chân khéo léo. Đằng kia, một số nam sinh khác đang dán mắt theo dõi một cách say sưa những viên bi lăn dưới đất rồi chạm vào nhau lắc cắc. Những tiếng xuýt xoa, những giọng cười cổ vũ vang lên khi cố bạn thắng cuộc. Bên cạnh là nhóm đang chơi trò đuổi bắt. Chỉ mới có mấy phút mà lưng áo của các bạn ướt đẫm mồ hôi, mặt mày thì đỏ bừng. Họ vừa chạy vừa hò reo inh ỏi. Các bạn nữ đằm thắm hơn tụ tập dưới bóng cây. Dưới tàn me rợp mát một số bạn đang ngồi trò chuyện, tay cầm thức ăn mua từ căn tin. Họ vừa ăn vừa nói vui vẻ. Nhóm khác đang chơi nhảy dây, những đôi chân thoăn thoắt nhanh nhẹn đang nhảy theo nhịp dây quay tít. Chốc chốc vang lên những tiếng cười giòn tan. Xa xa, những anh chị lớn chững chạc hơn không hòa mình vào những cuộc chơi ấy, từng nhóm năm ba người đứng trước hành lang của lớp trao đổi nhau việc học tập. Trên cao những chú chim bé nhỏ lấp lố trong các cành cây hót líu lo như hòa cùng niềm vui của chúng em. Nắng lên khá cao, sân trường sáng đẹp hơn, trên bầu trời từng đám mây trắng cuộn vào nhau lơ lửng bay bay, mọi vật giờ đây trông thật sống động và thân quen lạ. Cuộc vui đang diễn tiến tốt đẹp, vui vẻ thì ba tiếng "Tùng! Tùng! Tùng!” lại vang lên. Mười lăm phút ra chơi đã hết. Các bạn nhanh chóng xếp hàng dưới sân để tập thể dục giữa giờ mà trên nét mặt dường như nuối tiếc cuộc chơi còn dang dở. Toàn trường tập thể dục theo nhịp trống. Từng động tác tay, chân, lườn, bụng… được các bạn thực hiện nhịp nhàng. Sau lời hô khẩu hiệu kết thúc buổi tập thể dục chống mệt mỏi, học sinh lần lượt đi vào lớp.

Sân trường trở nên yên tĩnh như trước đây không hề có không khí nhộn nhịp sôi nổi, chỉ có tiếng ru của gió, tiếng hót của chim… Tiếng đọc, tiếng giảng bài của thầy cô lại vang lên. Tiết học lại bắt đầu.

Giờ chơi đã đi qua, tuy ngắn ngủi nhưng nó giúp chúng em giải tỏa được mệt mỏi ở những tiết học đầu, đồng thời làm cho tinh thần sảng khoái hưng phấn hơn để chuẩn bị tiếp thu bài học mới ở những tiết học sau. Quả thật giờ chơi giữa buổi học như một trận mưa rào giữa ngày hè nắng nóng.

Miêu tả cánh đồng lúa quê em.

Em lớn lên ở một xóm nhỏ với những con đường làng quanh co, với những cánh đồng lúa xanh tươi… cánh đồng ở làng em không rộng lắm như đủ cho.

Con cò mỏi cánh bay ngang 

Dạt dào sóng lúa mênh mông sớm chiều.

Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng dợt đuối nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua. nôi bật trên nền trời xanh thắm. Nhất là vào những buổi dân làng đi làm cò. Cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Từng đần bướm nhơn nhơ như đùa giỡn với lúa xanh. Vào những mùa lúa chín, nếu ai đứng ra xa nhìn lại sẽ thấy đây là một biển vàng chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người gặt nhấp nhô lên xuống.

Chiều đến, khi một làn gió nhẹ thổi qua, các thân lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm nói chuyện với nhau. Vào những buổi chiều thu, làn sương mỏng phủ trên cánh đồng trông xa như một làn khói trắng. Sáng ra, màn sương ấy tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương ánh lên trông rất đẹp.

Những anh chị lớn đi làm việc ở nơi xa, thỉnh thoảng trở về quê, lần nào họ cũng ra thăm cánh đồng, ngắm cảnh. Họ say sưa ngắm nhìn những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên dải lúa. Nó chao mình xuống thật thấp để rồi bay vút lên trời xanh gọi nhau ríu rít…

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến xóm làng em. Nơi đây là nơi em được sinh ra và lớn lên với những tuổi thơ thật vui tươi và hồn nhiên. Giờ đây cánh đồng tuy không còn cảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau” mà thay vào đó là những "con trâu sắt" chạy băng băng, nhưng cánh đồng làng quê em vẫn vang lên tiếng hát hò nhộn nhịp như ngày nào… Cánh đồng ấy mở ra trước mắt em một con đường đi đến những ngày tươi vui, no ấm.

8 tháng 5 2016

mình có cả 2 bài k cop mạng nhưng lười đánh máy quá

21 tháng 10 2016

Nam thân mến !
Cậu có thấy bất ngờ khi nhận được lá thư này không? Tớ phải hỏi han rất nhiều người, rất nhiều nơi mới biết được địa chỉ của cậu. Tớ xin lỗi vì đã không thể đến thăm cậu được vì dạo này công việc rồi các cuộc hẹn làm tớ mất nhiều thời gian quá. Cậu vẫn khỏe chứ? Thật tiếc là hôm họp lớp vừa rồi không có cậu, nếu cậu có mặt thì chắc là vui lắm đó. Giờ thì ai cũng đang đi trên con đường sự nghiệp của mình: Người thì làm kĩ sư, bác sĩ, rồi nhân viên, giám đốc…nhưng khi gặp nhau ai nấy đều như trẻ ra cả chục tuổi, trở về với những cô, cậu học sinh ngây thơ, nhí nhảnh như ngày nào. Cậu có biết không, mọi người đều xúc động lắm, ai cũng hỏi cậu đâu. Để tớ kể lại cho cậu hôm tụ họp của lớp mình nhé.

Gửi
Kể từ ngày tốt nghiệp cấp hai đã thấm thoắt 20 năm. Rồi một ngày, khi đã thấy mình trưởng thành sau những chặng đường đầy gian nan, tớ cùng mọi người đã cùng nhau về thăm mái trường cấp hai xưa. Hôm ấy trời nắng đẹp, hoa phượng bắt đầu rụng khắp sân trường báo hiệu rằng trời đang dần chuyển đông kèm với thời tiết bắt đầu se lạnh. Những làn gió bay xuyên qua các tán lá một cách nhè nhẹ cũng làm cho những hàng cây rung động , phát ra âm thanh khiến con tim rạo rực biết nhường nào. Vẫn con đường ấy tụi mình nhịp nhàng bước đi theo những tia nắng vàng nhẹ trong sự vui sướng cùng với một cảm giác có chút gì đó khó tả. Đến nơi, tớ đứng ngơ người ra khi nhìn thấy chiếc cổng vẫn như xưa, cảm giác nao nao hạnh phúc ùa về trong con tim của mình một cách rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Mình bước vào sân trường, những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau bao năm xa cách. Tớ nhìn xung quanh, trong tâm tư thấy ngôi trường bây giờ khác quá. Nhưng dù có thay đổi như thế nào thì hình ảnh có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lẫn vào đầu được. Cảm giác thân thương gần gũi vẫn in sâu trong tâm trí của mình.

Trường không còn là một ngôi trường nhỏ như trước kia nữa mà nay đã được mở rộng và xây thêm rất nhiều phòng học. Tớ nhìn xung quanh để tìm lớp học cũ của tụi mình nhưng tất cả đều thay đổi nhiều quá làm tớ cũng không nhận ra. Ngày xưa trường chỉ là những dãy nhà cấp bốn nhưng giờ đây đều được xây cao lên hết cả rồi. Phía bên trên có gắn logo của trường cùng dòng chữ “Trường THCS Pascal”. Nhìn dòng chữ đó tớ bỗng cảm thấy xúc động không sao tả được. Tớ cùng mọi người dạo quanh sân trường. Cố hít thật sâu để cảm nhận không khí dưới những gốc cây đa, cây si to đùng đến cỡ phải vừa ba người ôm. Nhớ lại những lời nói vui đùa của cô Hường rằng “Nếu bị người yêu bỏ thì mang cây si ra nhà người đó trồng, người ta thường gọi đó là si tình” , mọi người cười phá lên.

Hôm ấy thật vui khi cô đã cho lớp mình trải nghiệm không gian của ngôi trường. Cậu còn nhớ cây xoài nhỏ nhỏ xinh xinh chứ? Bây giờ nó to vừa người ôm rồi đó. Cứ hè đến là cây lại ra bao nhiêu quả, ăn ngọt lịm. Nghe thấy tiếng nói chuyện xì xào ở nhà xe tớ lại nhớ đến những lúc Khanh bước vào lớp, rồi Huy bước đến cả lũ hô “Cháy nắng”. Cảm giác thật vui sướng biết nhường nào khi Tuấn Anh bước vào với quả tóc dựng ngược thì cả lớp hô “ái chà! ” . Mọi người đứng dưới gốc cây xoài tâm sự với nhau thì có thêm vài người nữa đến. Vẫn những cái tên đó mà ai cũng thành đạt cả rồi nên đứa nào cũng đi ô tô đến chật hết cả sân trường.
Tiếc quá không có cậu chứ bọn con trai lớp mình đến đông đủ lắm. chúng nó đứa thì làm Công an, đứa thì Nhà báo, Bác sĩ… Trông mấy đứa bây giờ nhìn tri thức lắm. Có mấy đứa giờ vẫn đang học cao học. Nhớ lại mới thấy ngày xưa chúng mình trẻ con quá, lúc nào cũng lên bảng làm mấy bài toán rồi đòi thầy Thịnh cho điểm. Mặc dù bây giờ nhìn chúng nó khác xa ngày xưa nhưng vẫn có cảm giác thân thuộc, gần gũi vô cùng.
Gửi
Buổi họp lớp hôm ấy, ai ai cũng tràn đầy niềm vui. Lớp mình từ khi lên cấp 3 không còn kề vai sát cánh với nhau nữa, mỗi người đi một ngả. Bây giờ mới được gặp lại nhau, ai cũng hớn hở nhớ về kỉ niệm xưa. Nói chuyện về những bữa cơm, những buổi học rồi những tình cảm trong sáng của tuổi học trò ngày ấy. Những gì còn là bí mật nay đều được tiết lộ hết trong một tâm trạng vô cùng cởi mở, không khí vui như ngày tết. Những câu chuyện nổ đanh đách bên cạnh những tràng cười giòn tan. Những câu chuyện dù đẹp dù xấu đều được kể hết ra.
Hồi học lớp 6, vừa mới bắt đầu vào năm học bọn con trai tụi mình đã chặn cửa không cho mấy đứa con gái vào phòng rồi bị cô Trọng bắt viết bản kiểm điểm. Lúc ấy ai ai cũng sợ bị cô gọi điện về cho bố mẹ. Lớp 8 cả lũ bắt nòng nọc nghịch thả vào bể rồi bị bác bảo vệ bắt được và phải cọ bể bằng sạch thì thôi.
Đang cùng nhau kể chuyện thì Khanh hét toáng lên “A! Cô Trọng”. Cả lũ xồ lên “Đâu? Đâu?” rồi nhìn ra phía cổng trường thấy cô từ từ bước đi với mái tóc đã bạc gần cả đầu. Thấm thoắt đã 20 năm rồi, ban đầu tớ cùng mọi người hỏi thăm sức khỏe cô, sau đó đến gia đình và cũng không quên nhắc đến thầy Tùng. Thấy đứa nào cũng thành đạt cô vui lắm, khen hết lời luôn. Cô cũng hỏi thăm cậu nhiều lắm đấy. Nếu không nhờ cô thì có khi bây giờ tụi mình cũng không có được như ngày hôm nay.
Thôi! Cuộc vui nào cũng tới hồi kết, rồi tất cả cũng phải rời xa nhau để trở về với tổ ấm của mình. Mọi người đều tặng quà và chúc sức khỏe cô cùng một lời hứa sẽ có ngày gặp lại. Trên đường trở về tớ vẫn có cảm giác bâng khuâng xao xuyến. Dư âm của buổi họp mặt vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của tớ. Rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ được gặp lại nhau Nam à. Hẹn gặp lại câu vào một dịp gần nhất nhé để tụi mình cùng nhau tâm sự.
Mong sớm gặp lại cậu!
Người viết
Lâm

11 tháng 10 2017

MB:+lời chào
+nêu lí do hoàn cảnh về thăm trường cũ:những ngày tháng nghỉ hè về thăm lại trường do nhớ, do có chuyện gì mà quay lại...
TB:Nội dung viết thư:
-Viết về sự thay đổi đến ngạc nhiên của ngôi trương(vì 20 năm sau có thể có thêm những sự đổi thay vô cùng mới lạ)
+cổng trường
+sân trường
+dãy lớp học
+cây cối trong vườn trường
+lớp học...
- Tâm trạng của mình
+bỡ ngỡ, ngạc nhiên
+bồi hồi,nhung nhớ khi nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc( nhất là khi nhìn thấy cảnh hoa phượng, hàng ghế đá)
+bồn chồn, rồi những hình ảnh ngày xưa một loạt hiện về.
-gợi những hình ảnh đó lên cho người bạn thấy và...
KB:
-lời nhắn gửi,hứa hẹn,chúc,kí tên....

8 tháng 8 2020

trời hỏi vậy mà cg hỏi đc

9 tháng 8 2020

ai v ai mà tả đc bạn ây

17 tháng 2 2020

Câu 1: 

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

17 tháng 2 2020

Câu 3: 

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp! Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim họa mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hòa lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hòa quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.