K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 - 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.

Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.

Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.

Thậm chí chúng còn tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: Mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm. Rằng: mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm nổi cho quan ù thông” (thắng liên tiếp 2 ván). Như vậy thì quan làm sao nhớ đến nhiệm vụ của mình được. Hơn nữa trong dinh thì cao, đèn thắp sáng quan làm sao mà dám xuống chỗ sùng sũng bùn lầy đêm tối kia. Cái bọn mà ta gọi là điếu đóm, lau nhau ấy đã rất khéo léo.

Rồi lại ván bài tiếp, quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu rung đùi. Hắn chỉ chăm chăm nhìn vào đĩa đựng bài chờ bốc trúng quân bài để hắn hạ. Bỗng có người khẽ bảo dễ có khi đê vỡ, quan gắt “mặc kệ”. Bên ngoài tiếng người gào thét ầm ĩ, tiếng gà trâu kêu vang tứ phía, một người nhà quê ướt sùng hộc tốc chạy đến bẩm “đê vỡ mất rồi”. Và rồi như không cần suy nghĩ, quan gắt, thoái thác trách nhiệm “ông sẽ cách cổ, bỏ tù”... rồi lại tiếp tục ván bài đang dở. Quan lớn mặc kệ cho đê vỡ, dân chúng chạy loạn, những sinh linh bé nhỏ kia sẽ bị những cơn lũ cuốn đi. Nào là phụ mẫu chi dân, nào là lo cho dân, thương dân. Bộ mặt của bọn quan lại phong kiến hiện rõ hơn bao giờ hết.

Quan có biết đâu sau ván bài ù là lúc nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kẻ chết thì mất xác... Than ôi! Dân còn biết trông cậy vào ai? Truyện ngắn làm ta liên tưởng đến “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan. Con mẹ nuôi là kẻ mất trộm, lên trình quan việc mất trộm, nó không những không trình báo được việc mất trộm còn bị quan ngài Huyện Hinh ăn chặn đồng hào đôi sáng loáng bằng thủ đoạn cực kỳ bẩn thỉu. Con ma Huyện Hinh ăn những đồng tiền xương máu của dân một cách trắng trợn. Còn ở đây, vị quan phụ mẫu thương dân đã bỏ mặc đê vỡ và chối bỏ trách nhiệm.

Sống chết mặc bay - tên của truyện ngắn đã thể hiện sâu sắc bộ mặt tên Quan phụ mẫu vô trách nhiệm với công việc cửa mình, mặc cho dân chúng đối mặt với cái chết còn hắn thì chỉ lo không ù được ván bài, ngài cứ sống chết mặc bay.

Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ.

Qua truyện ngắn này giúp ta cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời khiến ta càng thêm căm ghét và kinh tởm bọn quan lại bỉ ổi vô lương. Chúng là lũ sâu mọt, tham quan mà xã hội thời nào cũng phải thanh lọc. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực thời đại sâu sắc.

8 tháng 5 2019

I. Mở bài

– Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu đầu tiên của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện ngắn được đăng tải trên báo Nam Phong số 18, tháng 12-1918.

– Truyện kể chuyện một quan phụ mẫu ung dung ăn chơi, bài bạc trong cảnh vỡ đểlàm cho nhân dân trên một vùng rộng lớn chìm đắm trong thảm họa. Tác giả đã lên án thói vô trách nhiệm, bộ mặt vô nhân đạo của bọn quan lại trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

– Tên quan phụ mẫu được miêu tả bằng những chi tiết rất hiện thực, có giá trị tố cáo sâu sắc.

II. Thân bài

– Sống sang trọng xa hoa:

+ Đi hộ đê mà mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm… trông mà thích mắt.

+ Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn.

– Sống nhàn nhã vương giả:

+ Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu “uy nghi, chễm chệ ngồi” trong đình đèn thắp sáng choang.

+ Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm.

+ Trong lúc trăm họ “gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến” ở trên đê, thì trong đình, quan ngồi trên, nha ngồi dưới, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh…

– Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung:

+ Đê sắp vỡ! “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ!”. Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu, kẻ dạ, kẻ vâng!

+ Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc.

– Sống chết mặc bay:

+ Có người khẽ nói: “dễ có khi đê vỡ”, quan gắt: “mặc kệ!”.

+ Có người nhà quê hốt hoảng chạy vào đình báo “đê vỡ mất rồi!”, quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!…”.

+ Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi vẫn thản nhiên đánh bài.

+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xòe bài, miệng cười: “Ù! Thông tôm chi chi nẩy!… Điếu, mày!”.

– Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ: Cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết: kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn… lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!

– Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng nó chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.

III. Kết bài

– Một lối viết ngắn, sắc sảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thế tương phản rất đặc sắc. Câu chuyện đầy kịch tính, thương tâm, giàu giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo.

– Xây dựng thành công nhân vật quan phụ mẫu, mệnh danh là “cha mẹ dân” mà coi tính mạng của dân như rơm rác, “sống chết mặc bay!”. Tên quan phụ mẫu khá điển hình cho sự thối nát của chế độ quan trường thời Pháp thuộc.

– Đâu chỉ có tên quan phụ mẫu thôi nát! Hắn là một trong hàng ngàn hàng vạn bọn quan lại ngày xưa; hắn là sản phẩm, là công cụ đắc lực của chế độ thực dân nửa phong kiến thôi nát.

Tk cho mk đi.

5 tháng 5 2022

trong bài văn ''sống chết mặc bay '' cảm của em đối với quan phụ mẫu rất phẫn nộ .Người lm quan không có chách nhiệm đối với dân ,vì dân, đờ dân . Có rất nhiều người chết không nơi chôn ,nhiều người sống không chỗ ở  ,khi thấy được bộ mặt thật của tên quan phụ mẫu nhiều người dân không kìm được nỗi tức dân nhưng liên boi to roi quan phụ mẫu sai người cho bat mạng vào nguc.Qua bài sống chết mặc bay em rất oán hận vì tên quan phụ mẫu có một dòng máu với quỷ nên không biết người dân đã có lòng tự hào về hàn thật là bất công cho những kẻ nhục nhã 

9 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

 

* Hình ảnh người dân lao động trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của
Phạm Duy Tốn:
+ Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa
của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương
phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của
người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
+ Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức
vật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh
lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng
thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân
treo sợi tóc.
+ Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước
sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh
đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không
nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể
sao cho xiết.
+ Khẳng định: Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc
bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than
cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách
nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ
thú.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Chủ đề của tác phẩm là một hành trình tìm hiểu về những những vùng đất, thế giới đời sống sinh động và những vùng biển bao la cùng các nhân vật đáng yêu 

Chủ đề có liên quan gần gũi với vấn đề dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn cho mọi người yêu thích khám phá thế giới ở mọi độ tuổi. Ra đời vào cuối thế kỉ 19, khi mà tàu ngầm còn chưa được phát minh, Jules Verne đã khiến độc giả phải bất ngờ vì những tưởng tượng không tưởng của mình: một cuộc phiêu lưu vòng quanh thế giới dưới lòng đại dương

Với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng, chúng ta cần biết bộc lộ thẳng thắn, rõ ràng quan điểm của mình trước nhiều vấn đề của đời sống, với mong muốn những điều bất cập hoặc tiêu cực sớm được khắc phục. Từ chỗ đứng hay vị thế hiện tại, em có thể nêu những kiến nghị phù hợp lên các cá nhân, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền về...
Đọc tiếp

Với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng, chúng ta cần biết bộc lộ thẳng thắn, rõ ràng quan điểm của mình trước nhiều vấn đề của đời sống, với mong muốn những điều bất cập hoặc tiêu cực sớm được khắc phục. Từ chỗ đứng hay vị thế hiện tại, em có thể nêu những kiến nghị phù hợp lên các cá nhân, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền về một vấn đề thực sự liên quan đến cuộc sống của em và của những người xung quanh. Nhìn từ góc độ này, việc tập viết văn bản kiến nghị sao cho đúng quy cách là điều phải được quan tâm thường xuyên.

Yêu cầu:

- Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể)

- Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,…)

- Trình bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng; ý nghĩa của việc xử lí, giải quyết sự việc, hiện tượng;…)

- Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc, hiện tượng

- Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…, tháng…, năm…

KIẾN NGHỊ

Về việc tổ chức đi xem phim cho tập thể lớp 10A

 

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp …, Trường ……

Tập thể lớp 10A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Hiện nay tại các rạp chiếu phim có chiếu một bộ phim rất hay liên quan đến tác phẩm văn học, tập thể lớp 10A rất mong có thể cùng nhau đi xem bộ phim này để trao đổi học hỏi những kiến thức bổ ích.

Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm và nhà trường tổ chức cho các bạn đi xem phim.

Chúng em kính mong cô xem xét và đồng ý cho cả lớp đi xem phim để hiểu thêm về tác phẩm đang học.

 

Thay mặt cả lớp

Lớp trưởng

(đã ký)

22 tháng 3 2019

Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù *********! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

22 tháng 3 2019

Tham khảo:

a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng“ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài:
Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án.

1) Em hãy chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí " Ă quả nhớ kẻ trồng cây" 2) Trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay", tác giả đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nv ,(.) đó có việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân . Em hãy giải thik và chứng minh ý...
Đọc tiếp

1) Em hãy chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí " Ă quả nhớ kẻ trồng cây"

2) Trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay", tác giả đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nv ,(.) đó có việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân . Em hãy giải thik và chứng minh ý kiến trên

3) Chứng minh câu tục ngữ sau hoàn toàn đúng

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

4) Nhận xét về truyện ngắn "-Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn, có ý kiến cho rằng :"Toàn bộ câu chuyện đã phơi bày hiện thực đen tối , thê thảm của người dân đồng thời vạch trần bộ mặt tàn ác ,vô lương tâm của giai cấp thống trị xưa"

Hãy chứng minh

Giúp giúp với

4
18 tháng 12 2017

1

Ca dao xưa có câu:
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
Đế nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thếhệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thểhiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên có thể kể đến là cha mẹ, những người đã có công sinh thành ra ta nuôi ta lớn khôn. Bốmẹ luôn là người yêu thương chăm sóc ta nhiều nhất ngay từ khi chập chững bước những bước đi đầu tiên, mẹ đã dìu ta bước đi và nâng chúng ta dậy sau mỗi lần ngã, cha mẹ còn là người bên ta động viên an ủi ta trước những thất bại trong cuộc sống. Bốmẹ có thể dốc toàn bộ sức lực của mình để mong ta trở thành người có ích cho xãhội. Và khi đến trường, thầy, cô chính là cha mẹ thứ hai của ta, dạy cho ta những tri thức khoa học, dạy ta nên người nên ta cũng phải biết ơn bằng những việc làm như ngoan ngoãn học giỏi đề không phụ lòng tin của cha mẹ, thầy cô giáo.
Đối với chúng ta mỗi khi bưng bát cơm dẻo thơm lại phải nhớ đến công lao của người nông dân “một nắng hai sương” vất vả cấy trồng. Vào những ngày hè thì “mồ hôi thảnh thót như mưa ruộng cày”, những ngày đông giá rét thì “Bầm ra ruộng cấy Bầm run. Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non…”. Đểrồi những cái nắng, cái lạnh ấy đem lại cho ra bát cơm ngon ngọt:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Những câu tục ngữ, ca dao nói về sự vất vả của người nông dân đểlàm ra bát cơm cũng phần nào đã bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với họ.
Còn đối với những người lao động trí óc ta cũng cần biết ơn họ, dẫu họ không làm ra những sản phẩm trực tiếp nuôi sống chúng ta nhưng họ đã góp một phần lớn vào việc làm cho đời sống của chúng ta ngày càng hiện đại, nhàn hạ. Đó là những loại máy móc công nghiệp, những sản phẩm dân dụng, những thiết bị phục vụ cuộc sống. Cuộc sống ngày càng đổi thay, những con đường chúng ta đi, những ngôi nhà chúng ta ở, đều do bàn tay người lao động làm ra. Do đó, chúng ta phải biết ơn họ bằng cách giữ gìn trân trọng những công trình mà họ đã vất vả tạo nên. Hàng năm, chúng ta cũng có những cuộc thi trao giải nhằm tìm kiếm nhân tài, động viên khuyến khích họ trên con đường khoa học.
Đọc một tác phẩm văn học nghệ thuật hay, chúng ta cũng phải biết ơn những người nghệ sĩ đã nhọc nhằn hôm sớm làm ra những sản phẩm tinh thần giúp cho đời sống tâm hồn của mỗi người thêm tươi đẹp. Để biết ơn những người nghệ sĩ ấy, nhà nước ta hàng năm cũng có những chính sách nhằm động viên khuyến khích họ hãy phát huy hơn nữa nguồn sáng tạo của mình để phục vụ cho nhân dân tốt hơn.
Ngày nay được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc chúng ta không được quên những ngày chiến đấu anh dũng của cha anh. Họ đã hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân để đem lại hòa bình, tự do cho nhân dân ta. Bởi vậy, chúng ta phải luôn biết ơn họ bằng những hành động cụ thể, thểhiện tấm lòng thành kính đền ơn đáp nghĩa như các ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày 22 tháng 12 là ngày quân đội nhân dân, các lễ hội như Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng… chúng ta lại đến thăm những gia đình thương binh liệt sĩ, động viên, thăm hỏi các anh, các chú những người đã hi sinh một phần xương máu để đem lại niềm hạnh phúc cho con cháu. Đối với những gia đình liệt sĩ, hàng năm, chúng ta cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi động viên về mặt tinh thần cũng như vật chất, giúp cho những người thân của gia đình bớt đi phần nào nỗi đau mất người thân. Chúng ta còn có những chính sách như xây dựng nhà tình nghĩa giúp các bốmẹ của các liệt sĩ có nơi ăn chốn ở. Những em học sinh cũng thường xuyên tổ chức các buổi đến giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ họ những công việc vặt để động viên tinh thần. Những hành động đó chính là chúng ta đang thực hiện tốt câu tục ngũ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.
Tất cả những hành động trên đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người có công với đất nước, đối với xã hội.


Trong xã hội cũng có một số ít những người vì đồng tiền mà bất chấp cả đạo lí làm người, họ luôn coi trọng đồng tiền mà quên đi ơn nghĩa của những người đi trước, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ thầy cô, có người cậy có tiền chỉ biết đưa tiền về cho cha mẹ mà chẳng mấy khichăm sóc, có khi còn cho các cụ vào viện dưỡng lão khiến cha mẹ họ phải sống cô đơn. Họ là những người cần phải lên án, phê phán để từ đó nâng tầm nhận thức của con người đốivới những người có công với đất nước, với cá nhân mỗi con người.
Như vậy, có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.


18 tháng 12 2017

3

Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là lời đúc kết những kinh nghiệm của cha ông và được chuyển thành vần thơ rồi để lại cho con cháu học tập và rèn luyện, trong đó có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.

Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Lời răn dạy của cha ông thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”.

Trong cuộc sống, thậm chí cũng như trong lịch sử đã chứng minh về những hạn chế của sự đơn độc. Đó là cha con Hồ Quý Ly vì cướp ngôi nhà Trần làm mất lòng dân nên phải đơn phương trong cuộc chống giặc Minh xâm lược: “Không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo”. Và quả thực, nhà Hồ đã không đoàn kết được nhân dân làm mất nước ta vào tay giặc. Đó còn là bè lũ Lê Chiêu Thống làm li tán lòng người để kẻ thù ngoại bang tranh thủ cơ hội xâm lược nước ta… Lịch sử sẽ mãi lấy đó làm những bài học đắt giá.

Ngày nay, tiếp thu bài học của cha ông, đất nước ta đang phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để xây dựng đời sống đưa đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Để xứng đáng với vai trò của những chủ nhân tương lai của đất nước, những người học sinh chúng em cần biết học tập tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đặc biệt là để tạo nên mối quan hệ hòa thuận, yêu thương trong gia đình của mình.

Câu tục ngữ có ý nghĩa thật lớn lao đối với thế hệ trẻ chúng ta. Hiểu rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ, dân tộc Việt Nam có sự gắn bó đoàn kết chặt chẽ hơn, mọi khó khăn gian khổ đều được vượt qua và nhanh chóng sánh vai với năm châu bốn bể.

Người viết truyện: Đặng TiênTruyện tự sáng tácTa gặp chàng lần đầu tiên, là vào năm 6 tuổi. Khi ấy, chàng hơn ta hai tuổi, lúc nào cũng cúi thấp đầu, im lặng chịu đựng những trò nghịch ngợm của ta. Thái sư Trần Thủ Độ nói rằng, đó chính là tình yêu, rồi tự ý công bố hai ta là phu thê. Ta hỏi mẫu thân, phu thê là gi,̀ bà xoa đầu ta, ánh mắt trầm...
Đọc tiếp

Người viết truyện: Đặng Tiên

Truyện tự sáng tác

Ta gặp chàng lần đầu tiên, là vào năm 6 tuổi. Khi ấy, chàng hơn ta hai tuổi, lúc nào cũng cúi thấp đầu, im lặng chịu đựng những trò nghịch ngợm của ta. Thái sư Trần Thủ Độ nói rằng, đó chính là tình yêu, rồi tự ý công bố hai ta là phu thê. Ta hỏi mẫu thân, phu thê là gi,̀ bà xoa đầu ta, ánh mắt trầm tư:

-Chiêu Hoàng, phu thê chính là mãi ở cạnh nhau, không bao giờ chia lìa.

Một đứa trẻ như ta, sao có thể hiểu được hết ý của mẫu thân, chỉ ngây ngô gật đầu. Trần Cảnh tốt với ta, nếu ở cùng hắn chắc sẽ rất vui. Chỉ là, thế sự biến hóa khôn lường, mới hôm qua thôi hắn phải cúi mình trước ta, vậy mà hôm nay ta phải ngoan ngoãn trở thành hoàng hậu, làm một trong vô vàn sự lựa chọn của hắn. Thái sư thật nhanh tay, nhân cơ hội đó để đảo chính, tôn Trần Cảnh là vua, hiệu Trần Thái Tông, còn ta trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu.

Đã có lần, ta hỏi vì sao, mẫu thân ôn nhu nhìn ta, ngọt ngào:

-Thiên Hinh, thân là nữ nhi, chỉ nên an ổn chăm sóc phu quân. Việc chính sự, vẫn nên là để nam nhân lo.

Ta biết, ta đã không còn là Lý Chiêu Hoàng, mà chỉ là Lý Thiên Hinh, Chiêu Thánh Hoàng hậu. Vương triều họ Lý ta, đã sụp đổ rồi. Phụ hoàng à, người thấy không, mẫu thân đã theo họ Trần rồi, mà Thiên Hinh cũng không đủ sức giữ được vương vị.

-Mẫu thân, người nói đi, đã bao giờ người thật tâm lo lắng cho Hinh nhi, hay trong mắt người chỉ có mỗi họ Trần?

Bốp! Má trái ta đau rát, mẫu thân tức giận quát:

-Hỗn xược, ai cho con nói những lời này? Con nên biết đâu là con đường nên đi, đừng để đến một ngày ta bà con là kẻ địch.

Ai nói một đứa trẻ 7 tuổi không biết gì? Ta biết, biết rất rõ, những lời phụ hoàng căn dặn từ thủa bé, ta vẫn luôn ghi lòng.

"Thiên Hinh, con nhất định, phải bảo vệ họ Lý."

Chỉ là, Hinh nhi vô dụng, đã đánh mất vương triều họ Lý rồi. Phụ hoàng, xin hãy tha tội cho nữ nhi.

-Con biết, người là mẫu thân con, con phải nghe lời người.

Hôm ấy, trời rất lạnh, lạnh như lòng ta lúc bấy giờ. Những tháng ngày sau đó, ta chỉ im lặng mà sống, tựa như chiếc lá quạnh quẽ cô đơn trong cung cấm. Nhưng, số phận vốn trêu ngươi, nó không buông tha cho bất kì một ai...

Vào năm mười lăm tuổi, ta sinh ra đứa con đầu lòng của mình, Trần Trịnh. Đây đáng lẽ là tin vui, cả ta và chàng đều vui mừng không ngớt. Nỗi canh cánh trong lòng ta lúc bấy giờ, đã vơi đi ít nhiều.

-Thiên Hinh, nàng đã vất vả rồi. Tin ta, sau này thằng bé sẽ là một thái tử, rồi hoàng đế tốt. Tin ta, nàng nhất định phải tin ta.

Nhìn đứa trẻ có khuôn mặt bầu bĩnh nằm bên cạnh, lại nhìn vẻ qủa quyết của chàng, ta an lòng nhắm mắt. Mẫu thân và thái sư lại có vẻ không vui lắm...Nhìn sắc mặt âm trầm của mẫu thân, ta linh cảm có chuyện chẳng lành...

Mấy hôm sau, khi ta có việc ra ngoài, lúc quay về, đã nghe tin Trần Trịnh qua đời, vì bị cảm lạnh. Cái xác của thằng bé lạnh ngắt, đôi mắt mới hôm trước còn long lanh nước mắt, giờ đã nhắm nghiền, đôi môi từng cười rất tươi, nay đã tím tái. Con ta, con ta!! Không, ta không tin thằng bé đã chết, ta không tin. Đứa con ta dùng nửa mạng sinh ra, giờ chỉ còn là cái xác không hồn. Đau, đau qúa! Trái tim như nghẹn thắt, nước mắt không kìm được lăn dài, ta đã khóc lên như một đứa trẻ. Ai đó hãy nói với ta, thằng bé còn sống, đây chỉ là một trò lừa bịp thôi, làm ơn!

-Con ơi, tỉnh lại đi, mẫu thân xin con tỉnh lại! Đừng dọa mẫu thân nữa, mẫu thân không vui đâu. Con mở mắt ra đi, nhìn mẫu thân, con ơi!!

Bỗng nhiên, ta chú ý đến cổ của Trịnh nhi. Cần cổ trắng nõn lộ rõ vết thâm tím, có lẽ nào....con ta là bị sát hại?

-An An, khi ta đi, là ai đã tới thăm thái tử?

-Dạ, bẩm...là Thiên Cực công chúa.

Mẫu thân đã đến đây? Như bừng bừng tỉnh khỏi giấc mộng, ta hiểu rồi! Chính bọn họ đã giết con ta, một cách rất quang minh chính đại. Người mẫu thân ấy, đã tước đi sinh mệnh của một đứa trẻ, bọn họ thật nhẫn tâm.

-Tại sao? Người nói đi, tại sao?

Ta gần như đã hét lên khi nhìn thấy mẫu thân, dùng chút sức tàn lay mạnh người bà.

-Bởi vì, thái tử của nhà Trần không được phép có huyết thống của nhà Lý. Hinh nhi, mẫu thân xin lỗi con.

Lại là nói dối. Người tưởng ta sẽ tin sao? Ta không phải đồ ngốc. Rõ ràng, là bọn họ kiêng kị ta, vì ta chính là vị vua cuối cùng của nhà Lý. Ta không giống tỉ tỉ, ta không bao giờ tỏ vẻ khuất phục nhà Trần, vậy nên..bọn họ sợ ta mưu phản, Trịnh nhi sẽ khôi phục nhà Lý năm xưa. Vậy nên, bọn họ không tiếc giết đi con ta, dẫu có là máu mủ tình thân. Quyền lực thật đáng sợ, nó khiến con người đều trở thành dã thú, mà ta lại vô lực đứng nhìn.

Dường như là để bù đắp, bọn họ gửi tới cho ta rất nhiều qùa cáp, nhưng đó đâu phải thứ ta cần. Còn Trần Cảnh, chàng luôn nhìn ta với ánh mắt bối rối, hẳn chàng cũng biết tất cả, vậy mà chàng vẫn đứng nhìn, là không đủ sức hay cũng tin theo lời bọn họ nói? Cuối cùng, chỉ duy nhất có ta, là ôm nỗi đau mất con, còn bọn họ rất nhanh rồi sẽ quên đi.

4 năm, ta sống như một cái bóng giữa chốn hoàng cung thâm độc ấy, chờ tới một ngày...

-Hoàng hậu Lý thị do không thể sinh con nối dõi, nay vì lo cho huyết thống hoàng tộc, phế thành Chiêu Thánh Công chúa. Khâm thử!

Ta chẳng bàng hoàng, cũng không khóc lóc sướt mướt, chỉ im lặng lĩnh chỉ. Tim ta, từ lâu đã hóa thành sỏi đá, chút chuyện này, sao có thể khiến ta đau lòng...

Đêm ấy, chàng đến tìm ta.

-Ta không muốn như vậy, là thái sư ép buộc ta...

Khuôn mặt chàng vẫn như hơn mười năm trước, tuấn tú khôi ngô, nhưng ta đã không còn là cô bé ngây thơ ngày nào. Mà chúng ta bây giờ, cũng là cách nhau muôn trùng nghìn dặm.

Ta có yêu chàng không? Có, ta đương nhiên là yêu, nhưng ta không thể tiếp tục nữa. Từ bây giờ, ta sẽ thôi oán trách chàng, bởi chàng cũng đâu làm gì ta...

-Thiếp biết, vậy nên thiếp không oán chàng. Chỉ mong kiếp sau, chúng ta không bao giờ gặp lại. Kiếp này, coi như chúng ta không ai nợ ai, ân đoạn nghĩa tuyệt.

Nhìn bóng lưng chàng lẻ loi trong đêm, ta thầm xót xa. Nhưng hỡi ơi, giá như chàng đừng làm vua, ta cũng chỉ là một nữ nhân bình thường, có lẽ cuộc đời hai ta sẽ khác. Chỉ tiếc rằng, không có giá như...

Tình yêu, như là một ván cờ...Ai thông minh sẽ thắng, kẻ khờ dại sẽ luôn vạn kiếp không thể thoát ra, mãi mãi trầm luân.

Tình yêu, giống như một giấc mộng...Mộng tỉnh, tình tan...

P/S: mong đừng sao chép mà k ghi nguồn

0